Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Thế nào là điệp ngữ, cho ví dụ

Câu 1: a , thế nào là điệp ngữ ? VD ?
b , Các dạng điệp ngữ  ? VD ?
Câu 2: a, thế nào là phép chơi chữ ? VD ?
b, Các dạng chơi chữ ? VD ?
Câu 3: A, thế nào là phép liệt kê ? VD ?
b, Các dạng phép liệt kê ? VD ?

6 trả lời
Hỏi chi tiết
787
4
0
Nam
22/07/2020 09:48:44
+5đ tặng
Câu 1: 
a) Thế nào là Điệp từ, điệp ngữ?
Điệp từ (hay còn gọi là điệp ngữ) là một biện pháp tu từ trong văn học chỉ việc lặp đi, lặp lại một từ hoặc một cụm từ, nhằm nhấn mạnh, khẳng định, liệt kê, ... để làm nổi bật vấn đề khi muốn nói đến.

Ví dụ:

“Anh đã tìm em rất lâu, rất lâu

Những cô gái Thạch Kim, Thạch Nhọn.

Khăn xanh, khăn xanh phơi đầy lán sớm

Sách áo mở tung, trắng cả trời chiều”

Trong đoạn thơ trên, cụm từ "rất lâu", "Khăn xanh" là điệp ngữ nối tiếp.


 

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
1
Hải D
22/07/2020 09:49:22
+4đ tặng

Điệp ngữ là một biện pháp nghệ thuật mà ở đó việc tác giả lặp đi lặp lại một từ, một cụm từ hay cả một câu với dụng ý cụ thể để tăng tính biểu cảm cho đoạn văn, đoạn thơ.

Việc lặp một từ người ta hay gọi là điệp từ, lặp các cụm hay câu gọi là điệp ngữ. Người ta còn có cách lặp lại một dạng câu (câu hỏi, câu nghi vấn, câu cầu khiến, cảm thán…) nhiều lần trong cùng đoạn văn, đoạn thơ thì gọi là điệp cấu trúc câu (điệp cấu trúc cú pháp).

Ví dụ:

+ “Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng

Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim

Thấy sao trời và đột ngột cánh chim

Như sa, như ùa vào buồng lái”
 

(Bài thơ về tiểu đội xe không kính – Phạm Tiến Duật)

Trong khổ thơ trên tác giả điệp từ “nhìn thấy” 2 lần nhấn mạnh hành động nhắc tới trong câu.

+ “Rồi sớm rồi chiều, lại bếp lửa bà nhen,

Một ngọn lửa, lòng bà luôn ủ sẵn,

Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng…”

(Bếp lửa – Bằng Việt)

Cụm từ “Một ngọn lửa” được tác giả lặp lại 2 lần trong khổ thơ có tác dụng gợi nhắc về hình ảnh bếp lửa của bà.

+ “Ðế quốc Mỹ nhất định phải cút khỏi nước ta. Tổ quốc ta nhất định sẽ thống nhất. Ðồng bào Nam Bắc nhất định sẽ sum họp một nhà”

(Hồ Chí Minh)

Trong câu văn trên sử dụng biện pháp lặp cấu trúc câu vừa tạo tính nhạc cho câu vừa thể hiện sự quyết tâm của nhân dân trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ.


Các loại điệp ngữ
Điệp nối tiếp

Điệp nối tiếp là kiểu điệp mà các từ ngữ, cụm từ được lặp lại đứng nối tiếp nhau trong câu. Tác dụng thường là để tạo sự mới mẻ, tăng tiến, liền mạch.

Ví dụ:

“Anh đã tìm em rất lâu, rất lâu

Thương em, thương em, thương em biết mấy”

(Phạm Tiến Duật)

Hai câu thơ trên có phép điệp nối: “rất lâu” lặp 2 lần trong câu 1 và “thương em” lặp 3 lần liên tiếp trong câu 2. Với việc sử dụng phép lặp nối tạo sự da diết như tăng lên gấp bội, nỗi nhớ nhung tác giả đối với nhân vật “em”.

Điệp ngắt quãng

Điệp ngắt quãng là các từ ngữ lặp giãn cách nhau, có thể là cách nhau trong một câu văn hoặc cách nhau trong hai, ba câu thơ của một khổ thơ.

Ví dụ:

+ “Ta làm con chim hót

Ta làm một cành hoa

Ta nhập vào hòa ca

Một nốt trầm xao xuyến”.

(Mùa xuân nho nhỏ – Thanh Hải)

Trong khổ thơ trên điệp từ “ta” được lặp lại 3 lần ở đầu mỗi câu thơ cho thấy khát khao của nhân vật “ta” được hòa mình làm mọi điều trong cuộc sống.

+ “Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người. Tre, anh hùng lao động! Tre, anh hùng chiến đấu!

(Cây tre Việt Nam – Thép Mới)

Điệp từ “Tre” được lặp lại nhiều lần ở đầu mỗi câu văn và “giữ” lặp lại 4 lần trong cùng một câu. Đây là phép điệp ngắt quãng có tác dụng nhấn mạnh vào chủ thể và hành động kiên cường, bất khuất của người anh hùng “tre”.

Điệp vòng (điệp chuyển tiếp)

Điệp vòng được hiểu là các từ ngữ, cụm từ ở cuối câu văn, câu thơ trước được lặp lại ở đầu câu văn. Câu thơ sau tạo sự chuyển tiếp, gây cảm xúc dạt dào cho người đọc, người nghe.

Ví dụ:

“Khói Tiêu Tương cách Hàm Dương

Cây Hàm Dương cách Tiêu Tương mấy trùng.

Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy

Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu.

Ngàn dâu xanh ngắt một màu,

Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?

(Chinh Phụ ngâm – Đặng Trần Côn, Đoàn Thị Điểm)

“Thấy” và “ngàn dâu” là hai từ ngữ được lặp lại ở đầu câu sau tạo sự chuyển tiếp, trùng trùng, điệp điệp như ngút ngàn không chỉ của màu xanh của dâu. Đây còn là sự trải dài nỗi nhớ chồng của người chinh phụ.

Tác dụng của điệp ngữ
Tác dụng nhấn mạnh

Điệp ngữ được sử dụng câu thơ, văn thường có tác dụng nhấn mạnh vào một sự vật, sự việc nào đó hoặc việc lặp lại có chủ đích nhấn mạnh tâm tư, tình cảm, nỗi lòng của nhân vật được nhắc tới trong câu.

Ví dụ:

Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
Một bếp lửa ấp iu nồng đượm
Cháu thương bà biết mấy nắng mưa!”

(Bếp lửa – Bằng Việt)

Trong khổ thơ trên “Một bếp lửa” được lặp lại 2 lần ở đầu mỗi câu thơ có tác dụng nhấn mạnh hình ảnh bếp lửa trong trí nhớ của người cháu. Từ đó thể hiện tình cảm là nỗi nhớ nhung da diết về “bếp”, về bà dấu yêu.

Tác dụng liệt kê

Điệp ngữ còn có tác dụng liệt kê các sự vật, sự việc được nói tới trong câu làm sáng tỏ ý nghĩa, tính chất của sự vật, sự việc.

Ví dụ:

“Hạt gạo làng ta

 vị phù sa

Của sông Kinh Thầy

 hương sen thơm

Trong hồ nước đầy

 lời mẹ hát….

 bão tháng bẩy

 mưa tháng ba”

(Hạt gạo làng ta – Trần Đăng Khoa)

Điệp từ “có” lặp lại 5 lần tạo sự liệt kê làm nổi bật tinh túy làm nên hạt gạo đó là vị phù sa, hương sen, lời mẹ hát, bão tháng bảy, mưa tháng ba. Từ đó cảm nhận vất vả, nhọc nhằn hậu phương khi làm ra lương thực cung cấp cho tiền tuyến.

Tác dụng khẳng định

Các từ ngữ lặp lại tác dụng khẳng định điều tất yếu, niềm tin tác giả vào sự việc sẽ xảy ra.

Ví dụ:

“Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn tám mươi năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phía Đồng minh chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do! Dân tộc đó phải được độc lập”.

(Tuyên ngôn độc lập – Hồ Chí Minh)

“Dân tộc đó phải” được lặp lại 2 lần là sự khẳng định điều chắc chắn, tất yếu “phải được độc lập” của dân tộc kiên cường, bất khuất.

4
0
Nam
22/07/2020 09:49:24
+3đ tặng
b) Các dạng của Điệp ngữ

Điệp ngữ có các dạng: điệp ngữ cách quãng, điệp ngữ nối tiếp, điệp ngữ chuyển tiếp (điệp ngữ vòng). Sự khác biệt giữa 3 hình thức điệp ngữ được thể hiện sau đây:

1. Điệp ngữ cách quãng

Đây là hình thức lặp lại một cụm từ, mà trong đó, các từ, cụm từ này cách quãng với nhau, không có sự liên tiếp

Ví dụ:

“… Nhớ sao lớp học i tờ

Đồng khuya đuốc sáng những giờ liên hoan

Nhớ sao ngày tháng cơ quan

Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo

Nhớ sao tiếng mõ rừng chiều

Chày đêm nện cối đều đều suối xa…”

Cụm từ "Nhớ sao" là điệp ngữ cách quãng.

2. Điệp ngữ nối tiếp

Đây là việc lặp đi lặp lại một từ, cụm từ có sự nối tiếp nhau

Ví dụ:

“Anh đã tìm em rất lâu, rất lâu

Những cô gái Thạch Kim, Thạch Nhọn.

Khăn xanh, khăn xanh phơi đầy lán sớm

Sách áo mở tung, trắng cả trời chiều”

Trong đoạn thơ trên, cụm từ "rất lâu", "Khăn xanh" là điệp ngữ nối tiếp.

3. Điệp từ chuyển tiếp (điệp từ vòng)

Ví dụ:

“Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy

Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu

Ngàn dâu xanh ngắt một màu

Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?”

Trong ví dụ trên, “thấy” và “ngàn dâu” là điệp ngữ chuyển tiếp.

1
1
Hải D
22/07/2020 09:50:04
+2đ tặng

Theo SGK liệt kê là sắp xếp, nối tiếp nhau các từ hoặc cụm từ cùng loại với nhau nhằm diễn tả các khía cạnh hoặc tư tưởng, tình cảm được đầy đủ, rõ ràng, sâu sắc hơn đến với người đọc, người nghe.

Như vậy, phép liệt kê có thể thấy trong nhiều văn bản khác nhau. Để nhận biết có phép liệt kê được sử dụng có thể thấy trong bài viết có nhiều từ hoặc cụm từ giống nhau, liên tiếp nhau và thông thường cách nhau bằng dấu phẩy “,” hoặc dấu chấm phẩy “;”.

Để hiểu rõ hơn các bạn nên xem các ví dụ phép liệt kê bên dưới nhé.

2. Các kiểu liệt kê

– Dựa vào cấu tạo chia ra thành:

+ Liệt kê theo từng cặp.

+ Liệt kê không theo từng cặp.

– Dựa vào ý nghĩa chia ra thành:

+ Liệt kê tăng tiến

4
0
Nam
22/07/2020 09:51:50
+1đ tặng

Câu 2: 
a) Chơi chữ :Là lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước,...làm câu văn hấp dẫn và thú vị.
b)
- Dùng từ ngữ đồng âm:Bà già đi chợ Cầu Đông

                            Bói xem 1 quẻ lấy chồng lợi chăng?

                                   Thầy bói xem quẻ nói rằng:

                             Lợi thì có lợi nhưng răng chẳng còn

- Dùng lối nói trại âm: So sánh vs Nava'ranh tướng"Pháp

- Dùng cách điệp âm: Mênh mông muôn mẫu một màu mưa
                                 Mỏi mắt miên man mãi mịt mờ

- Dùng lối nói lái:Con cá đối bỏ trong cối đá

4
0
Nam
22/07/2020 09:54:05
Câu 3:
a)
- Liệt kê là sắp xếp nối tiếp hàng loạt, từ hay cụm từ cùng loại để diễn được đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế hay của tư tưởng, tình cảm

- Tác dụng: Liệt kê ở đây được coi là biện pháp tu từ, được sử dụng để làm tăng hiệu quả biểu đạt, diễn đạt, chứ không phải là sự kể lể dài dòng, rườm rà, trùng lặp thường thấy trong cách nói, cách viết của một số người. Cần phân biệt hai hiện tượng này để:

  + Một mặt, học tập cách diễn đạt có hiệu quả cao theo phép liệt kê.

  + Mặt khác, khắc phục lỗi kể rườm rà, trùng lặp trong cách nói, cách viết.

b) – Xét theo cấu tạo, có thể phân biệt:

   + Kiểu liệt kê theo từng cặp.

   + Kiểu liệt kê không theo từng cặp.

– Xét theo ý nghĩa, có thể phân biệt:

   + Kiểu liệt kê tăng tiến.

   + Kiểu liệt kê không tăng tiến.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Ngữ văn Lớp 7 mới nhất
Trắc nghiệm Ngữ văn Lớp 7 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k