Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Ngữ văn - Lớp 9
25/07/2020 16:43:12

Trong vũ trụ có lắm kì quan, nhưng kì quan đẹp nhất là trái tim người mẹ

Trong vũ trụ có lắm kì quan, nhưng kì quan đẹp nhất là trái tim người mẹ.

9 trả lời
Hỏi chi tiết
5.148
7
4
Nguyễn Minh Thạch
25/07/2020 16:45:56
+5đ tặng

Tình mẫu tử chính là thứ tình cảm thiêng liêng nhất có trên cuộc đời này. Như nhạc sĩ nào đó từng viết “Riêng mặt trời chỉ có một mà thôi, và mẹ em chỉ có một trên đời”. Tình yêu của mẹ chính là hành trang vững chắc nhất để con bước vào đời, và để con vượt qua mọi khó khăn thử thách. Chẳng vì thế mà Bersot từng khẳng định rằng: “Trong vũ trụ có lắm kì quan, nhưng kì quan đẹp nhất là trái tim người mẹ”.

Tình cảm gia đình là cội nguồn của mọi thứ tình cảm thiêng liêng nhất trong cuộc đời mỗi con người. Bạn có thể không có vàng bạc không có địa vị thế nhưng tình mẫu tử, tình yêu thương của mẹ thì bắt buộc bạn phải chắt chiu. Vũ trụ là một khái niệm vô cùng rộng lớn nó bao gồm tất cả những vùng biển, vùng đất vùng trời này cộng lại. Và trên cái vũ trụ bao la đó kì quan thế giới cũng có rất nhiều. Đó là những món quà vĩ đại mà tạo hóa đã dành trọn cho con người, nó in dấu ấn vĩ đại của thời gian, của mẹ tự nhiên. Thế nhưng có lẽ bằng ấy kì quan kì vĩ đó cũng không thể bằng trái tim của người mẹ. Chỉ thế thôi ta cũng đủ thấy sức mạnh vĩ đại lớn lao mà tình mẫu tử chất chứa rồi. Nó được ví như những kì quan thiêng liêng nhất trong tâm trí của mỗi người. Thật vậy, chẳng có đại dương nào mênh mông bằng lòng mẹ, cũng chẳng có kì quan nào đẹp tựa tình yêu mẹ dành cho con.

 

Từ thuở nằm nôi ta đã được sống trong tình yêu của mẹ. Công ơn sinh thành công ơn dưỡng dục như trời bể đó theo con đến suốt cả cuộc đời. KHông phải bỗng dưng ta được sinh ra trên đời, cũng chẳng phải vô tình mà ta lại có được ngày hôm nay. Nếu không có sự tần tảo, yêu thương, có dòng sữa mát lành của mẹ có lẽ vĩnh viễn chúng ta sẽ không thấy được ánh sáng của mặt trời, và sự dịu dàng của cơn gió. Không chỉ là lúc con còn bé, khi con lớn khôn thì ánh mắt mẹ vẫn dõi theo con cùng con vượt qua mọi giông tố của cuộc đời. Như nhà thơ nào đó đã từng viết:

“Con dù lớn vẫn là con của mẹ

Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con”.

Nếu có hành trình nào dài nhất trong cuộc nhân sinh thì có lẽ chính là hành trình trái tim người mẹ. Với mẹ đứa con mẹ sinh ra dù có lớn thế nào, dù có gây ra bao nhiêu lỗi lầm thì trong mắt mẹ nó vẫn đáng được bao dung, đáng được tha thứ. Vì nó cũng chỉ là đứa trẻ không chịu lớn trong tâm trí mẹ mà thôi. Cả cuộc đời giãi đày sương gió chỉ để đổi lấy cho con một cuộc sống ấm no, đầy đủ. Có lẽ thành công lớn nhất trong cuộc đời của một bà mẹ chính là khoảnh khắc nhìn thấy con cười.

Thứ tình cảm mãnh liệt, thiêng liêng đó đã trở thành nguồn cảm hứng dồi dào bất tận cho văn học. Ta chợt nhớ đến chú bé Hồng trong truyện ngắn “Trong lòng mẹ” của nhà văn Nguyên Hồng. Tình thương của người mẹ chính là khát vọng mãnh liệt của chú bé Hồng, tình yêu đó đã khiến nó vượt qua mọi định kiến xã hội, qua mọi hủ tục hà khắc nhất. Nhìn thấy mẹ, sà vào lòng mẹ là lúc chú bé thấy mình trở nên nhỏ bé, yếu đuối nhất. Mọi ấm ức như vỡ òa, trực trào trong lòng Hồng. Thế nhưng cũng chính tình yêu đó đã khiến Hồng trở nên mạnh mẽ và vị tha hơn. Vì với em được về với mẹ sống bên mẹ là quá đủ rồi, nó xóa mờ hết tất cả mọi vết thương đang âm ỉ trong lòng em.

Có lẽ tình mẫu tử là điều mà mỗi con người chúng ta trân trọng và thiêng liêng nhất. Thế nhưng bên cạnh đó cũng có rất nhiều đứa trẻ thiệt thòi, lớn lên không biết mặt mẹ không một ngày được cảm nhận thứ tình cảm thiêng liêng đó. Vì một lí do nào đó hoặc cũng có thể do hoàn cảnh đưa đẩy mà mẹ con phải chia lìa. Khuyết thiếu nó dù bạn có toàn vẹn thế nào cũng chưa bao giờ cảm thấy đủ.

Trong xã hội ngày nay, vậy mà còn có những người hắt hủi và không biết trân quý tình mẫu tử. Những người trẻ thì mải mê đàn đúm, chơi bời quên học hành làm cha mẹ phải phiền lòng, rồi đâu đó trong xã hội vẫn còn tình trạng con cái bỏ bê không phụng dưỡng cha mẹ, thậm chí còn đánh đập chửi rủa…. Con người rồi ai cũng phải già đó là một quy luật tất yếu của cuộc đời, dù bạn có muốn chống lại cũng chẳng được. Chỉ là chúng ra hãy sống làm sao cho trọn nghĩa vẹn tình, yêu thương báo hiếu bố mẹ cũng chính là cách để chúng ta răn đe và giáo dục con cái tốt nhất về truyền thống “uống nước nhớ nguồn”.

Ca dao tục ngữ xưa vẫn thường nhắc nhở:

“Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Một lòng thờ mẹ kính cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”

Giá trị của câu tục ngữ vẫn còn nguyên giá trị dẫu cho phải trải qua bao nhiêu năm đi chăng nữa. Bởi tình mẫu tử, chính là thứ tình cảm thiêng liêng và đáng quý nhất mà mỗi người có được. Bạn có thể đánh mất bất cứ thứ gì nhưng hãy giữ vẹn nguyên thứ tình cảm tuyệt vời này. Nó chính là động lực giúp bạn vượt qua mọi khó khăn tuyệt vọng trong cuộc đời.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng ký tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
5
6
Nguyễn Minh Thạch
25/07/2020 16:46:19
+4đ tặng

“Con dù lớn vẫn là con của mẹ

Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con”

Đó là những vần thơ trong bài “Con cò” mà Chế Lan Viên đã viết khi nhắc về người mẹ. Dường như, dù trong thời đại nào, hình bóng của người mẹ vẫn luôn là hình bóng đẹp nhất khi những người con nhìn lại cuộc đời mình. Thậm chí, Bersot đã từng nói: “Trong vũ trụ có lắm kì quan, nhưng kì quan đẹp nhất là trái tim người mẹ.”

Để hiểu được lời nhận định này, trước tiên ta cần hiểu “kì quan” là gì. Kì quan là công trình kiến trúc hoặc cảnh vật đẹp đến mức kì lạ hiếm thấy. Ví dụ như Kim Tự Tháp ở Ai Cập, Vạn Lý Trường Thành ở Trung Quốc... tất cả đều là những công trình kì vĩ trên thế giới. Nhưng ở đây, Bersot đã sử dụng từ “vũ trụ”, chứ không phải là “trên thế giới”, như muốn mở rộng thêm nữa về sự đa dạng phong phú của các kì quan. Để rồi, khẳng định: “kì quan đẹp nhất là trái tim người mẹ.” Câu nói là một lời khẳng định tấm lòng vĩ đại của người mẹ, nó nó cao cả và đẹp đẽ hơn mọi kì quan trên vũ trụ này.

Vì sao tấm lòng của người mẹ lại tuyệt vời nhất? Vì mẹ đã phải mang nặng đẻ đau để sinh ra ta, nuôi nấng ta nên người. Trên từng chặng đường đời của ta luôn có mẹ dõi theo, mẹ nấu từng bữa sáng, mẹ chỉ dẫn từng nét bút, mẹ gấp từng cáo áo... Mẹ cứ tần tảo và nhẫn nhục, chỉ cần ta có thể lớn lên vui vẻ và trưởng thành. Mẹ hi sinh trong thầm lặng như vậy và không đòi hỏi bất cứ điều gì từ ta, dù sao này ta khó khăn hay thành đạt, mẹ vẫn luôn là ngôi nhà để ta trở về, dang rộng vòng tay ôm lấy ta khi ta vấp ngã trên đường đời. Tình yêu của mẹ không phải là tình yêu có thể đong đếm, bởi mẹ quan tâm đến ta từng chút một, những gì nhỏ bé nhất, những bữa ăn mẹ luôn nhớ rằng ta thích món gì. Chẳng ai hiểu ta bằng mẹ, và cũng chẳng ai thương ta như mẹ. Ta nhớ đến câu chuyện về chị Trần Thị Lan Anh ở Bạc Liêu mặc dù sắp lìa xa cõi đời vì chứng suy tim nặng, nhưng người mẹ ấy vẫn cố gắng duy trì sự sống mong manh từng ngày của đứa con trong bụng. Khi được nhìn thấy con chào đời cũng là lúc chị mỉm cười trút hơi thở cuối cùng.

Vậy phải làm sao để có thể khiến mẹ hạnh phúc, để đáp lại sự hi sinh đó của mẹ? Bổn phận của mỗi người con trước tiên là phải trở thành người tốt, để mẹ không phải lo lắng, mẹ có thể tự hào về ta. Người mẹ không cần con cái phải thật giàu sang phú quý, họ chỉ cần con mình trưởng thành, sống một cuộc sống yên ổn, luôn vui vẻ, hạnh phúc là được. Ta có thể chăm sóc mẹ từ những việc nhỏ nhưng ấm áp, như nấu cơm cho mẹ, phụ mẹ việc nhà, cùng mẹ đi dạo, đưa mẹ đi chơi. Tất cả những việc đó có thể sưởi ấm trái tim người mẹ biết nhường nào! Bởi con người thật lạ, chỉ khi mất đi rồi ta mới biết trân trọng. Sau này, khi đi học, đi làm xa, có thể ta sẽ chẳng còn gặp mẹ được nhiều lần nữa. Mẹ chỉ cần một cuộc gọi, một chuyến về nhà của ta, để có thể nghe thấy giọng đứa con của mình. Nhưng chỉ đến khi mẹ mất đi, ta mới ân hận, mới nhớ mẹ, mới trân trọng những gì mà mẹ đã làm cho ta. Vì vậy, để có thể đáp lại tình yêu của mẹ, ta hãy trân trọng từng ngày được ở bên mẹ của mình. Đôi khi, ta hay hờn trách ba mẹ vì đã không để mình sống như ý muốn, nhưng thực chất, tất cả những sự kì vọng ấy, lo lắng ấy cũng vì quan tâm đến con mà thôi. Mẹ muốn con sống giàu có để không ai có thể khinh thường, và có thể là không khổ sở như mẹ đã từng. Ta có thể lắng nghe mẹ, chia sẻ với mẹ tâm tư của mình, để có thể hiểu nhau nhiều hơn.

Tuy vậy, không phải lúc nào hình ảnh của mẹ cũng là hình ảnh đẹp nhất. Có những người mẹ đánh đập con cái vô cùng tàn nhẫn, lại có những người mẹ bỏ rơi con khi con vừa mới lọt lòng. Đó là những hành động đáng phê phán, khiến hình ảnh người mẹ không còn trở thành bến bờ cho con trở về khi mệt mỏi, mà lại trở thành nơi đáng sợ mỗi khi nhớ về. Lúc ấy, có một người rồi sẽ trao cho ta tình thương yêu, dù đó không phải là mẹ ruột đi nữa, thì vẫn là người sẽ nuôi nấng và chăm sóc ta. Bởi, người mẹ không phải lúc nào cũng là người sinh ra ta, chỉ cần trong lòng ta cảm nhận được tình mẫu tử của một ai, đó cũng là mẹ ta rồi.

Có những bài ca rồi sẽ hết, có những loài chim cũng sẽ thôi không còn hát nữa. Nhưng, bài ca về sự hi sinh của người mẹ sẽ không bao giờ tắt, nó sẽ cứ ngân mãi, ngân mãi, như một kì quan đẹp nhất vũ trụ này.

 

 

5
4
Nguyễn Minh Thạch
25/07/2020 16:46:30
+3đ tặng

1. Mở bài

Trích ý kiến: “Trong vũ trụ có lắm kì quan, nhưng kì quan đẹp nhất là trái tim người mẹ.”

2. Thân bài

- Khái niệm kì quan: Kì quan là công trình kiến trúc hoặc cảnh vật đẹp đến mức kì lạ hiếm thấy.

- Câu nói là một lời khẳng định tấm lòng vĩ đại của người mẹ, nó nó cao cả và đẹp đẽ hơn mọi kì quan trên vũ trụ này.

- Vì sao tấm lòng của người mẹ lại tuyệt vời nhất?

  • Mẹ đã phải mang nặng đẻ đau để sinh ra ta, nuôi nấng ta nên người.
  • Mẹ hi sinh trong thầm lặng như vậy và không đòi hỏi bất cứ điều gì từ ta.
  • Tình yêu của mẹ không phải là tình yêu có thể đong đếm.

- Để có thể khiến mẹ hạnh phúc, để đáp lại sự hi sinh đó của mẹ:

  •  Trở thành người tốt, để mẹ không phải lo lắng, mẹ có thể tự hào về ta
  • Ta có thể chăm sóc mẹ từ những việc nhỏ nhưng ấm áp, như nấu cơm cho mẹ, phụ mẹ việc nhà, cùng mẹ đi dạo, đưa mẹ đi chơi.
  • Ta hãy trân trọng từng ngày được ở bên mẹ của mình
  • Ta có thể lắng nghe mẹ, chia sẻ với mẹ tâm tư của mình, để có thể hiểu nhau.

- Tuy vậy, lại có những người làm xấu đi hình ảnh của người mẹ -> cần phê phán

3. Kết bài

Khẳng định không gì đẹp hơn tấm lòng của người mẹ.

5
0
Hải D
25/07/2020 16:48:22
+2đ tặng

Tình mẫu tử chính là thứ tình cảm thiêng liêng nhất có trên cuộc đời này. Như nhạc sĩ nào đó từng viết “Riêng mặt trời chỉ có một mà thôi, và mẹ em chỉ có một trên đời”. Tình yêu của mẹ chính là hành trang vững chắc nhất để con bước vào đời, và để con vượt qua mọi khó khăn thử thách. Chẳng vì thế mà Bersot từng khẳng định rằng: “Trong vũ trụ có lắm kì quan, nhưng kì quan đẹp nhất là trái tim người mẹ”.

Tình cảm gia đình là cội nguồn của mọi thứ tình cảm thiêng liêng nhất trong cuộc đời mỗi con người. Bạn có thể không có vàng bạc không có địa vị thế nhưng tình mẫu tử, tình yêu thương của mẹ thì bắt buộc bạn phải chắt chiu. Vũ trụ là một khái niệm vô cùng rộng lớn nó bao gồm tất cả những vùng biển, vùng đất vùng trời này cộng lại. Và trên cái vũ trụ bao la đó kì quan thế giới cũng có rất nhiều. Đó là những món quà vĩ đại mà tạo hóa đã dành trọn cho con người, nó in dấu ấn vĩ đại của thời gian, của mẹ tự nhiên. Thế nhưng có lẽ bằng ấy kì quan kì vĩ đó cũng không thể bằng trái tim của người mẹ. Chỉ thế thôi ta cũng đủ thấy sức mạnh vĩ đại lớn lao mà tình mẫu tử chất chứa rồi. Nó được ví như những kì quan thiêng liêng nhất trong tâm trí của mỗi người. Thật vậy, chẳng có đại dương nào mênh mông bằng lòng mẹ, cũng chẳng có kì quan nào đẹp tựa tình yêu mẹ dành cho con.

Từ thuở nằm nôi ta đã được sống trong tình yêu của mẹ. Công ơn sinh thành công ơn dưỡng dục như trời bể đó theo con đến suốt cả cuộc đời. KHông phải bỗng dưng ta được sinh ra trên đời, cũng chẳng phải vô tình mà ta lại có được ngày hôm nay. Nếu không có sự tần tảo, yêu thương, có dòng sữa mát lành của mẹ có lẽ vĩnh viễn chúng ta sẽ không thấy được ánh sáng của mặt trời, và sự dịu dàng của cơn gió. Không chỉ là lúc con còn bé, khi con lớn khôn thì ánh mắt mẹ vẫn dõi theo con cùng con vượt qua mọi giông tố của cuộc đời. Như nhà thơ nào đó đã từng viết:

“Con dù lớn vẫn là con của mẹ

Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con”.

Nếu có hành trình nào dài nhất trong cuộc nhân sinh thì có lẽ chính là hành trình trái tim người mẹ. Với mẹ đứa con mẹ sinh ra dù có lớn thế nào, dù có gây ra bao nhiêu lỗi lầm thì trong mắt mẹ nó vẫn đáng được bao dung, đáng được tha thứ. Vì nó cũng chỉ là đứa trẻ không chịu lớn trong tâm trí mẹ mà thôi. Cả cuộc đời giãi đày sương gió chỉ để đổi lấy cho con một cuộc sống ấm no, đầy đủ. Có lẽ thành công lớn nhất trong cuộc đời của một bà mẹ chính là khoảnh khắc nhìn thấy con cười.

Thứ tình cảm mãnh liệt, thiêng liêng đó đã trở thành nguồn cảm hứng dồi dào bất tận cho văn học. Ta chợt nhớ đến chú bé Hồng trong truyện ngắn “Trong lòng mẹ” của nhà văn Nguyên Hồng. Tình thương của người mẹ chính là khát vọng mãnh liệt của chú bé Hồng, tình yêu đó đã khiến nó vượt qua mọi định kiến xã hội, qua mọi hủ tục hà khắc nhất. Nhìn thấy mẹ, sà vào lòng mẹ là lúc chú bé thấy mình trở nên nhỏ bé, yếu đuối nhất. Mọi ấm ức như vỡ òa, trực trào trong lòng Hồng. Thế nhưng cũng chính tình yêu đó đã khiến Hồng trở nên mạnh mẽ và vị tha hơn. Vì với em được về với mẹ sống bên mẹ là quá đủ rồi, nó xóa mờ hết tất cả mọi vết thương đang âm ỉ trong lòng em.

Có lẽ tình mẫu tử là điều mà mỗi con người chúng ta trân trọng và thiêng liêng nhất. Thế nhưng bên cạnh đó cũng có rất nhiều đứa trẻ thiệt thòi, lớn lên không biết mặt mẹ không một ngày được cảm nhận thứ tình cảm thiêng liêng đó. Vì một lí do nào đó hoặc cũng có thể do hoàn cảnh đưa đẩy mà mẹ con phải chia lìa. Khuyết thiếu nó dù bạn có toàn vẹn thế nào cũng chưa bao giờ cảm thấy đủ.

Trong xã hội ngày nay, vậy mà còn có những người hắt hủi và không biết trân quý tình mẫu tử. Những người trẻ thì mải mê đàn đúm, chơi bời quên học hành làm cha mẹ phải phiền lòng, rồi đâu đó trong xã hội vẫn còn tình trạng con cái bỏ bê không phụng dưỡng cha mẹ, thậm chí còn đánh đập chửi rủa…. Con người rồi ai cũng phải già đó là một quy luật tất yếu của cuộc đời, dù bạn có muốn chống lại cũng chẳng được. Chỉ là chúng ra hãy sống làm sao cho trọn nghĩa vẹn tình, yêu thương báo hiếu bố mẹ cũng chính là cách để chúng ta răn đe và giáo dục con cái tốt nhất về truyền thống “uống nước nhớ nguồn”.

Ca dao tục ngữ xưa vẫn thường nhắc nhở:

“Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Một lòng thờ mẹ kính cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”

Giá trị của câu tục ngữ vẫn còn nguyên giá trị dẫu cho phải trải qua bao nhiêu năm đi chăng nữa. Bởi tình mẫu tử, chính là thứ tình cảm thiêng liêng và đáng quý nhất mà mỗi người có được. Bạn có thể đánh mất bất cứ thứ gì nhưng hãy giữ vẹn nguyên thứ tình cảm tuyệt vời này. Nó chính là động lực giúp bạn vượt qua mọi khó khăn tuyệt vọng trong cuộc đời.

5
1
Hải D
25/07/2020 16:50:10
+1đ tặng
Chế Lan Viên từng viết:
"Con dù lớn vẫn là con của mẹ
Đi suốt đời lòng mẹ vẫn theo con"
Nguyễn Duy cũng từng nói:
"Ta đi trọn kiếp con người
Cũng không đi hết lời mẹ ru"
Đối với mỗi người, mẹ luôn là người quan trọng nhất và là người phụ nữ đẹp nhất trên đời. NHư lời Bersot từng nói:" "Trong vũ trụ có lắm kì quan nhưng kì quan đẹp nhất là trái tim người mẹ". Trái tim mẹ là tình thương, bàn tay mẹ là hơi ấm của một đời người.

Trước hết ta cần hiểu ý nghĩa của câu nói. Kì quan là những công trình kiến trúc, những cảnh vật thiên nhiên mang một vẻ đẹp phi thường và hiếm thấy. Trên thế giớ chúng ta có rất nhiều kì quan đẹp như Hạ Long Bay, Kim tự tháp Ai Cập,.. Còn trái tim người mẹ là nơi chan chứa tình cảm dành cho những đứa con thân yêu của mình, là nơi thiêng liêng nhất khó có điều gì có thể sánh kịp. Cả câu nói của Bersot mang tính triết lí cao, ông so sánh trái tim của người mẹ với những kì quan thế giới từ đó ông nhấn mạnh tình cảm, sự cao cả của người mẹ trong cuộc đời này. Sự vĩ đại ấy càng được khẳng định khi tác giả đánh giá "trái tim người mẹ" là nhất.

Vì sao Bersot lại nói vậy? Bởi lẽ người mẹ là người mang lại cho chúng ta sự sống, cho ta được nhìn thấy ánh sáng mặt trời. Đối với chúng ta không gì quý báu hơn là được tồn tại, được sống một cuộc đời tươi đẹp. Và hơn hết, để cho ta sự sống, người mẹ đã phải hy sinh, chịu đựng những đau đớn trong 9 tháng 10 ngày cưu mang và che chở khi ta chưa thành hình. Và người mẹ nào cũng yêu thương con mình vô hạn, sự có mặt của con trở thành món quà vô giá của người mẹ. Nhưng có lẽ. Không phải ai cũng hiểu được tình thương của mẹ nên Bersot đã cất lên lời khẳng định về sự vĩ đại và cao cả của "một trái tim" đầy ắp tình thương.

Và nhờ có mẹ, chúng ta được sinh ra rồi được sống trong tình yêu thương, sự đùm bọc, chăm lo từng bữa ăn giấc ngủ. Các bạn biết không, khi đứa con của mình chào đời, cất tiếng khóc đầu tiên, và khi đó người mẹ cảm nhận được hơi thở yếu ớt của đứa con thì tất cả những đau đớn thể xác hóa như không. Đó là sợi dây vô hình được gắn kết bởi lòng yêu thương vô bờ. Tuy tình cảm là vô hình và giản dị nhưng rất đỗi thiêng liêng, tình cảm ấy hóa thành sự bao dung, lòng vị tha mỗi khi chúng ta mắc sai lầm, đi lạc lối. Tình mẹ kéo ta về với những điều lương thiện và cao cả. Đằng sau mỗi thành công của đứa con trên đường đời đều có hình bóng của người mẹ tảo tần, Đất nước ta thời trước dành được độc lập từ trong những trận chiến gian khổ cũng góp một phần của những người mẹ nuôi bộ đội, những người mẹ Việt Nam anh hùng từng vì nghĩa lớn mà hy sinh tình cảm cá nhân để cho những đứa con của mình ra chiến trường mà chằng biết khi nào có thể trở về. Chân dung tảo tần của người mẹ xuất hiện trong những vẫn thơ của Tố Hữu:
"Tôi lại về quê mẹ nuôi xưa
Một buổi trưa, nắng dài bãi cát
Gió lộng xôn xao, sóng biển đu đưa
Mát rượi lòng ta ngân nga tiếng hát"
Vậy mỗi chúng ta phải làm gì? Và có trách nhiệm như nào với những người mẹ của chúng ta. là những đứa con, chúng ta nên biết trân trọng tình cảm ấy của mẹ, giữ gìn tình cảm ấy. Hiếu thuận với mẹ và không làm mẹ buồn và đau khổ vì những lầm lạc của chúng ta trên đường đời. Tuy không ai là hoàn hảo nhưng chúng ta hãy hiểu rằng người mẹ luôn muốn chúng ta có một cuộc sống hạnh phúc và tốt đẹp nên vì vậy hãy cố gắng và không để mẹ buồn nhé.

Qua câu nói của Bersot, ta càng hiểu và trân trọng người mẹ của mình hơn. Hãy nhớ rằng tình thương của mẹ là điều thiêng liêng nhất, vô giá nhất mà mỗi chúng ta phải trân trọng và bảo vệ.
 
5
0
Hải D
25/07/2020 16:50:25
“Ta đi trọn kiếp con người
Cũng không đi hết những lời mẹ ru”
Đúng là con người chúng ta có đi hết năm châu bốn bể cũng không thể nào đi hết, hiểu hết, thấu hết tấm lòng bao la vĩnh cửu của người mẹ. Trái tim của mẹ cũng nhỏ bé như ai nhưng bên trong đó là cả một biển trởi yêu thương và hi sinh vì con. Bởi vậy, Bersot nói: "Trong vũ trụ có lắm kì quan nhưng kì quan đẹp nhất là trái tim người mẹ".

Kì quan là công trình kiến trúc hoặc cảnh vật đẹp đến mức kì lạ hiếm thấy và trên vũ trụ bao la rộng lớn này có vô vàn những kì quan như thế. Có điều những kì quan ấy là những thứ mà ta có thể sờ, nắm được và nó có hạn, ta có thể đi thăm quan hết được đồng thời đó cũng là những thứ không có giá trị vĩnh cửu. Nhưng khi so sánh trái tim người mẹ là kì quan đẹp nhất, ta biết rằng kì quan ấy là kì quan đẹp nhất bởi đây là kì quan vĩnh cửu, vô hạn, cả đời của con người dù có bao nhiêu thời gian đi nữa thì cũng không bao giờ có thể đi hết được trái tim của người mẹ.

Trên thế gian này có lẽ nơi rộng lớn nhất chính là tấm lòng mẹ cha, cho dù dành cả đời để khám phá và tìm hiểu con người ta cũng mãi mãi không thể hiểu hết. Nơi chân trời góc bể nào con người ta cũng có thể chinh phục được chỉ là vấn đề thời gian, chỉ có trái tim của mẹ là chẳng có một nhà thám hiểm nào khám phá hết, chẳng có một nhà khoa học nào lại có thể cắt nghĩa hết. Trái tim ấy đã dành trọn cho đứa con của mình ngay cả từ những ngày mà con còn nằm trong bụng mẹ, chưa thành hình. Rồi khi con dần lớn lên, trưởng thành, trái tim ấy không chỉ yêu thương con hết mực mà còn hi sinh cho con vô điều kiện, Trên đời này không có bữa ăn nào là miễn phí, không ai quan tâm hay cho không bạn bất kì điều gì chỉ có mẹ cha là yêu thương và mãi đùm bọc ta vô điều kiện mà thôi. Trái tim ấy là trái tim vị tha nhất trên cuộc đời, ta có thể làm sai nhiều điều ngoài kia nhưng về nhà của mình, có một trái tim sẽ luôn luôn thứ tha và bảo bọc bạn đó chính là trái tim của người mẹ. Trái tim của mẹ cũng là thịt, là máu như trái tim của bất kì ai nhưng trái tim ấy lại chứa đựng biết bao nhiêu tình thương, sự hi sinh vô bờ bến mà không thể đo đếm được.

Chúng ta chắc ai cũng còn nhớ câu chuyện về người mẹ yêu thương con đến mức thà hi sinh tất cả từ sức khỏe, thanh xuân đến cả đôi mắt của mình chỉ để tìm đến Thần Chết cầu xin ông ta đừng cướp đi đứa con của mình. Người mẹ nhỏ bé, yếu ớt ấy lại có một trái tim nóng ấm bao la đến vậy, và tất cả những tình yêu thương và sự hi sinh ấy đều chỉ đặt lên người đứa con của mình thôi. Quả là:
Đi khắp thế gian không ai sánh bằng mẹ
Gian khổ cuộc đời ai nặng gánh hơn cha.
Trái tim của mẹ chính là kì quan đẹp nhất thế giới mà kì quan ấy lại ngay gần bên chúng ta vì vậy hãy tìm hiểu và bảo vệ cho kì quan ấy mãi mãi tươi đẹp và hạnh phúc, hãy làm cho trái tim mẹ được thanh thản và bình yên nhất có thể.
Hãy ghi nhớ câu nói của Bersot “Trong vũ trụ có lắm kì quan nhưng kì quan đẹp nhất là trái tim người mẹ”. Vì vậy đừng tìm kiếm những kì quan đâu xa mà hãy về nhà và làm cho trái tim của mẹ được hạnh phúc.
6
0
Hải D
25/07/2020 16:52:04

“Nước biển mênh mông không đông đày tình mẹ

Mây trời lồng lộng không phủ kính công cha.”

Mỗi người trong chúng ta ai ai cũng chỉ có một cha, một mẹ. Tình yêu thương, công ơn dưỡng dục mà cha mẹ giành cho ta là bất biến. Bởi thế mà chẳng ai phủ nhận hay so sánh được công lao của hai đấng sinh thành này. Nhưng với tôi, tình mẹ là ngọn nguồn của mọi hạnh phúc. Bất kể là ở đâu, trong hoàn cảnh nào, tình yêu thương, đức hi sinh vô bờ bến mà mẹ dành cho con vẫn không gì lay chuyển được. Chính vì lẽ ấy, mà cách ngôn phát đã có câu:” Trên thế giới có rất nhiều kì quan vĩ đại, nhưng kì quan vĩ đại nhất là trái tim người mẹ”. Câu nói đã làm lắng động biết bao tâm hồn của bạn đọc và bạn nghe.

Chắc hẳn khi nhắc đến hai từ “ kì quan”, các bạn sẽ nghĩ ngay đến những gì to lớn, đẹp đẽ, mỹ lệ nhất. Và nhắc đến “ kì quan thế giới” thì ai ai cũng biết trên thế giới này có bảy kì quan rất nổi tiếng. Bảy kì quan ấy chỉ là những vật vô tri, vô giác, có giá trị to lớn về lịch sử hay vẻ đẹp của chúng. Và tồn tại song song với nó là kì quan thư tám, một kì quan muôn đời bất diệt. Một kì quan vĩ đại nhất trong cả không gian vũ trụ. Một kì quan được gầy dựng bằng tất cả những giá trị quý giá nhất của tinh thần. Một kì quan mà ai ai cũng đều có riêng cho mình. Vậy có ai biết kì quan vĩ đại ấy là gì không? Đó chính là trái tim người mẹ. Hay nói cách khác, đó chính là tình yêu thương không biên giới mà mẹ dành cho con.

Ai đã từng làm mẹ mới hiểu được cảm giác của người mẹ. 9 tháng cưu mang dù cực nhọc, nếm mọi đau đớn, bị thai hành, rồi lại bị ốm nghén, chẳng ăn uống được gì. Nhưng mẹ vẫn thấy vui vì đứa con là máu mủ của mình. Là tất cả hy vọng, ước mơ mà mình đã gửi gắm. Những lúc con xoay đầu, hay đạp vào bụng mẹ. Dẫu có đau nhưng mẹ vẫn mỉm cười. Vì mẹ biết con mình vẫn đang phát triển bình thường, khỏe mạnh.

Tình yêu thương mà mẹ dành cho con là vô bờ bến, không có một ca từ nào có thể bộc tả trọn vẹn. Bài hát “ Lòng mẹ” của Y Vân cũng chỉ là một bức chân dung khái quát về tình mẫu tử thiêng liêng ấy:

“Lòng Mẹ bao la như biển Thái Bình dạt dào,

Tình Mẹ tha thiết như giòng suối hiền ngọt ngào,

Lời Mẹ êm ái như đồng lúa chiều rì rào.

Tiếng ru bên thềm trăng tà soi bóng Mẹ yêu.

Lòng Mẹ thương con như vầng trăng tròn mùa thu.

Tình Mẹ yêu mến như làn gió đùa mặt hồ.

Lời ru man mác êm như sáo diều dật dờ.

Nắng mưa sớm chiều vui cùng tiếng hát trẻ thơ.”

Yêu con, mẹ sinh ra con với biết bao tình cảm, hy vọng mong con khỏe mạnh. Mẹ ân cần, nâng niu, chăm sóc con từng ngụm sữa ấm áp, từng lời ru nhẹ nhàng, tha thiết và du dương để đưa con vào giấc ngủ yên bình. Như lời ru êm đềm của người mẹ trong bài thơ Con Cò của Chế Lan Viên:

“ Con cò bay la

Con cò bay lả

Con cò cổng phủ,

Con cò Đồng Dăng…”

“ Con cò ăn đêm,

Con cò xa tổ,

Cò gặp cành mềm,

Cò xợ sáo măng…”

 Từ trong lời ru mang âm hưởng của làn điệu dân ca, mẹ đã thổi vào tâm hồn non nớt của con hình ảnh của quê hương tươi đẹp, rộng lớn, cò bay thẳng cánh. Cho con cái cảm giác của cuộc sống thanh bình, yên ả ở quê hương. Mẹ đã cho con hiểu những nỗi vất vả, cực nhọc, chịu thương chịu khó của người phụ nữ lo cho chồng con, của người lao động nuôi gia đình.

Thương con, mẹ không chỉ gửi vào lời ru con thuở còn trong nôi. Mà mẹ vẫn luôn theo con xuyên suốt chặn đường con đi. Từ những tiếng gọi thân thương đầu đời của con, mẹ hạnh phúc biết bao khi nghe con gọi hai tiếng “cha”, “mẹ”. Và vui sướng biết bao khi con bước những bước chập chững đầu tiên và đau lòng khi nước mắt con rơi trong đôi lần vấp ngã. Chỉ bấy nhiêu thôi cũng đủ làm ấm lòng mẹ. Bởi lẽ, hạnh phúc của mẹ mỗi ngày là được thấy con khôn lớn. Những năm tháng ấy thật khổ cực lòng mẹ biết nhường nào:

” Con lên ba mới ra lòng mẹ”.

Lớn lên, rời vòng tay âu yếm của mẹ, con cùng bạn bè đến trường, cùng hòa nhập vào một thế giới mới. Nhưng mẹ vẫn là người dẫn đường, che chở, bảo vệ cho con:

“ Mai khôn lớn, con theo cò đi học,

Cánh trắng cò bay theo gót đôi chân.”

Lại một lần nữa, Chế Lan Viên mượn hình ảnh con cò để khắc họa hình ảnh mẹ chăm lo, yêu thương, luôn dõi theo bước chân con. Song song với việc ấy, mẹ còn phải ngày đêm vất vả, bươn chải ngoài đời để nuôi con: “ Một sương hai nắng cho quản thân gầy, mẹ hiền”.

Theo thời gian, con ngày một trưởng thành và mẹ cũng ngày một già đi. Nhưng dù con có khôn lớn, có đủ lông đủ cánh để bươn chải với đời thì với mẹ, con vẫn là đứa con bé nhỏ ngày nào. Những lúc con vấp ngã trên đường đời, mẹ vẫn sẵn sàng là bờ vai cho con nương tựa. Mẹ vẫn ân tình chia sẽ cùng con những kinh nghiệm mẹ đã từng trải. Mẹ vẫn là người nâng đỡ tâm hồn con, an ủi con trong những lúc ấy.

Mỗi năm mẹ một yếu

Mỗi năm mẹ một già

Nhưng mẹ không thể thiếu

Giữa cuộc đời phong ba.

Mẹ gieo rắt vào tâm hồn con những ước mơ đẹp trong cuộc sống. Và chính mẹ cũng là người chắp cánh cho ước mơ con bay cao, bay xa và bay mãi. Mẹ còn là tất cả hy vọng, là động lực cho con trong cuộc đời:

Chúng con còn sức sống

Nhờ tình mẹ bao la 

Mẹ là niềm hy vọng

Của cuộc đời chúng con.

Thật may mắn thay, hạnh phúc thay cho những ai đang còn mẹ bên cạnh. Và xót xa thay cho những ai phải chịu cảnh mồ côi mẹ: ”Khốn khổ thay thân phận trẻ mồ côi”. Mất mẹ là một mất mát lớn nhất của đời người. “ Không có mẹ thì tổ ấm là cái gì?”- Hawthorne đã hỏi thế đấy! Mất mẹ như thiếu vắng ánh sáng mặt trời trong tâm hồn. Mất mẹ như trăng đêm chẳng bao giờ tròn dù là ngày rằm. Chính vì vậy mà “ Hãy hãnh diện khi mình đang còn mẹ”. Và chính thơ ca cũng từng nhắn nhũ:

 

”Ai còn Mẹ

xin đừng làm Mẹ khóc

Đừng để buồn

lên mắt Mẹ

nghe không”. ( Hiếu)

Tình mẹ cao cả như thế đó nhưng vẫn có nhiều người không hề xem trọng. Cứ hết lần này đến lần khác hành hạ thân xác, tâm can mẹ. Chỉ tìm đến mẹ, dụ ngọt mẹ mỗi khi cần tiền. Thương con, mẹ phải nhịn từng miếng cơm, manh áo để đáp ứng cho con. Nhưng những lúc không xoay sở kịp, mẹ đành phải cắn răng để nghe con chửi, bị con đánh. Thử hỏi còn gì xót xa hơn thế nũa chứ? Thử hỏi còn ca từ nào có thể bày tỏ nỗi lòng mẹ trước những đứa con bất hiếu kia? Thật tội lỗi cho những đứa con ngu xuẩn ấy. Đó là chưa kể đến những người con chăm lo cho cha mẹ mà lại tính toán. Thật đáng xấu hổ!

“ Mẹ nuôi con bể hồ lai láng

Con nuôi mẹ kể tháng, kể ngày”.

Những đứa con bất hiếu ấy dù có bị đày xuống 18 tầng địa ngục cũng chẳng chuộc nỗi lỗi lầm.

Là một con người có đạo đức, chúng ta phải biết trân trọng tình mẹ. Phải biết hiếu thảo, yêu thương mẹ như mẹ đã yêu thương chúng ta. Hãy hiếu thảo với mẹ như Vũ Nương đã từng làm với mẹ chồng. Hãy hy sinh vì mẹ như Thúy Kiều đã bán mình, hy sinh hạnh phúc mình để cứu cha. Hãy vâng lời mẹ như Kiều Nguyệt Nga đã vâng lời cha. Dù có làm việc gì có lỗi với mẹ, thì hãy thành thật xin lỗi mẹ. Tình yêu thương bao la của mẹ sẽ xóa đi tất cả vì: ”Lòng mẹ là vực sâu mà dưới đáy luôn có sự khoan dung”. Và dù có đi đến đâu thì xin hãy giữ mãi hình ảnh mẹ trong tim. Đừng để đến khi mẹ đã đi xa thì mới giật mình, chua xót, nghẹn ngào.

“Con sẽ không đợi một ngày kia

Khi mẹ mất đi mới giật mình khóc lóc

Những dòng sông trôi đi có trở lại bao giờ?

Con hốt hoảng trước thời gian khắc nghiệt

Chạy điên cuồng qua tuổi mẹ già nua

Con sẽ không đợi một ngày kia

Có người cài cho con lên áo một bông hồng

Mới thoảng thốt nhận ra mình mất mẹ

Mỗi ngày đi qua đang cài cho con một bông hồng

Hoa đẹp đấy – cớ sao lòng hoảng sợ?”.

Chỉ bấy nhiêu thôi ta cũng thấy được trái tim người mẹ vĩ đại như thế nào. Mẹ là tất cả cuộc đời của con. Như lời hát tha thiết trong bài Mẹ yêu “Ánh sao đêm cho con sáng soi là mẹ yêu. Khúc hát ru con trong giấc mơ là mẹ yêu. Mẹ là cánh chim cho con bay thật xa. Mẹ sưởi ấm cho tâm hồn con mẹ yêu. Dắt con đi qua bao nỗi đau là mẹ yêu. Tiếng con yêu gọi tới suốt đời là mẹ yêu. Mẹ đừng mãi ra đi cho con mồ côi, ơi mẹ yêu.”. Vì vậy hãy yêu thương, hiếu thảo với mẹ. Đừng bao giờ để sa vào “tội lỗi lớn nhất của đời người là bất hiếu” bạn nhé!



 


 
3
2
ღχử иữღ
25/07/2020 16:52:55

“ Ta đi trọn kiếp con người
Vẫn không đi hết mấy lời mẹ ru”

Lời ru hay chính tình yêu thương bao la của người mẹ dành cho mỗi chúng ta không thể nào đong đếm được hết. Đứng trước công lao cao đẹp ấy, Bersot đã từng cất lời ca ngợi “ trong vũ trụ có lắm kỳ quan nhưng kỳ quan đẹp nhất là trái tim của người mẹ”
Câu nói là cách ví von đầy hình ảnh để khẳng định tình mẹ là vô cùng cao quý, thiêng liêng , bất tử… Trong câu nói “kỳ quan” là công trình kiến trúc đẹp, kỳ lạ, hiếm thấy, nó thường mang vẻ đẹp tuyệt vời khiến người ta ngưỡng mộ. “ Trái tim người mẹ” hay chính là tình cảm, tình yêu thương vô bờ bến của người mẹ. Khi đồng nhất giữa “kỳ quan và “trái tim người mẹ” Bersot ắt hẳn muốn đề cao công lao, tình yêu thương vĩ đại của người mẹ, nó đẹp đẽ, bất tử và tuyệt vời hơn bất cứ kỳ quan nào mà con người được chiêm ngưỡng.
Trái tim của người mẹ là kỳ quan vĩ đại nhất, tình yêu thương của người mẹ là thiêng liêng, cao đẹp nhất. Bởi lẽ mẹ- người mang nặng đẻ đau suốt chín tháng mười ngày, người nuôi dưỡng ta khôn lớn, người chia sẻ vui buồn, dạy ta những bài học đầu tiên của cuộc sống… Trái tim mẹ không phải là cái gì đó vô hình mà nó được thể hiện trong những điều bé nhỏ, bình dị. Người mẹ sẵn sang hi sinh vô điều kiện để mang lại cho con những điều tuyệt vời nhất, đó là tình yêu thương cao cả mà suốt cuộc đời này con không thể nào thấu hết. Sống với trái tim của người mẹ, con người luôn được bao bọc bởi tình yêu thương. Lòng mẹ là nơi con xuất phát cũng là nơi con trở về, là bến đỗ bình yên trong cuộc đời mõi con người:

“ Con dù lớn vẫn là con của mẹ
Đi hết đời long mẹ vẫn theo con”

Kể cả khi con có lớn khôn, trưởng thành thì trước lòng mẹ bao la, con vẫn luôn là đứa con bé bé bỏng. Mẹ yêu thương, theo con đến suốt đời. Là khi con thơ bé, từ lúc chào đời đã được mẹ dỗ dành, nâng niu, lớn hơn một chút nữa, mẹ chính là người nâng đỡ những bước đi đầu tiên. Rồi khi lớn lên, khi cuộc sống bon chen làm con mệt mỏi, lòng mẹ lại là bến đỗ bình yên vỗ về trái tim bé bỏng của con. Tình mẹ là vậy đấy, bình dị, giản đơn, nhưng nó vĩnh hằng và thiêng liêng hơn bất cứ một kỳ quan nào trong vũ trụ.
Tình yêu thương của người mẹ là vô bờ và những câu chuyện cảm động về tình mẫu tử xưa nay không bao giờ là hiếm. Ắt hẳn chúng ta còn nhớ câu chuyện của Trang Tử với bao lần chuyển nhà vì mẹ ông luôn mong muốn cho ông một môi trường tốt nhất để phát triển nhân cách. Vì con, người mẹ có thể làm, tất cả… tình cảm ấy thật đáng trân trọng biết bao!
Tuy vậy, trong xã hội vẫn luôn tồn tại những mặt trái của nó. Trên các trang mạng xã hội, mặt báo, không ít những thông tin về việc bạo hành trẻ em, hay những vụ việc bỏ rơi con ngay từ khi mới sinh ra. Nếu ai đã từng đọc câu chuyện trên dantri.com vào ngày 25/12/2015 không khỏi bàng hoàng trước vụ việc người mẹ xích con vào bình ga rồi đánh đạp dã man. Đó là những hành động nhẫn tâm, vô cảm khiến người đọc phải xót xa. Những người mẹ như thế tuy chiếm tỉ lệ không nhiều nhưng họ cũng tạo nên làn sóng phản ứng mạnh mẽ trong dư luận. Những hành động đó của họ cần phải bị phê phán, bài trừ, thậm chí phải bị kỷ luật nghiêm minh để cho tình mẫu tử luộn phát huy được những giá trị thiêng liêng và tốt đẹp của nó
Câu nói của Bersot là lời khẳng định, ngợi ca, tôn vinh những giá trị cao đẹp của tình mẹ, thức tỉnh những con người vô tâm, bất hiếu với bậc sinh thành. Bởi có những thứ qua đi không bao giờ lấy lại được. Vậy nên chúng ta hãy cố găng tu dưỡng để trở thành những con người có đạo đức tốt, nhân cách cao đẹp, để đền đáp những công lao, tình cảm của mẹ dành cho chúng ta. Với tôi, mẹ luôn là người tuyệt vời nhất, tôi luôn tự nhủ mình phải cố gắng để xứng đáng với những gì mẹ mong mỏi, để nụ cười trên môi mẹ sẽ luôn luôn được hé nở mỗi ngày.
Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ- những điều đức phật dạy sẽ luôn trở thành chân lý. Tình mẫu tử là tình cảm vô giá, là kỳ quan bậc nhất của nhân loại. Được sống,biết trân trọng và nâng niu tình cảm thiêng liêng ấy, cuộc sống của con người sẽ trở nên bền vững và ý nghĩa hơn bao giờ hết.

7
0
Hải D
25/07/2020 16:52:57

Vũ trụ là khoảng không gian bao la, rộng lớn mà tâm hồn mọi con người luôn thỏa sức vẫy vùng, đặt chân đến để chiêm ngưỡng. Dù những kì quan của vũ trụ có nhiều, có đẹp đẽ, vĩ đại, hấp dẫn con người đến mấy, dù có đi đến tận cùng trái đất thì người con vẫn tìm về bên mẹ. Bởi mẹ là kì quan tuyệt phẩm nhất. Và không biết tự khi nào, Bớc-na-sô cho rằng: “Vũ trụ có nhiều kì quan nhưng kì quan tuyệt phẩm nhất là trái tim người mẹ”.

Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, bao biến đổi của thời gian, có những công trình kiến trúc xưa bị phá hủy, nhưng cũng có những công trình tồn tại mãi mãi với thời gian, trường tồn cùng thời gian khiến ta phải choáng ngợp đến kinh ngạc. Vì sao chứ? Bởi đó là những “kì quan”. Vậy ta phải hiểu “kì quan” nghĩa là gì? “Kì quan” là cảnh quan kì lạ, đặt trong môi quan hệ rộng lớn ta có thế hiểu đây là những gì khiến con người thấy lạ, thấy độc dáo, khác thường. Kim tự tháp (Ai Cập) được xem là một kì quan trong thế giới cổ đại, chứng tỏ sức mạnh của lao động và trí tuệ con người. Nó mang nhiều nét độc đáo, mới lạ mà cả loài người từ xưa tới nay phải ngưỡng mộ. Đó là những hình khối hùng vĩ, nghệ thuật chạm trổ tỉ mỉ chưa từng thấy trên đời. Kì quan của thế giới không chỉ dừng lại ở đây mà nó còn khiến người đời phải choáng ngợp khi đến với những kì quan khác trong tổng thể văn hóa nhân loại. Có thể kể đến Vạn lí trường thành (Trung Quốc), Vườn treo Ba-bi-lon (Iraq). Đây là những công trình đồ sộ và vĩ đại, nó không những chứng tỏ sức mạnh của con người thời cổ đại mà còn làm nên một nền văn hóa muôn đời. Nhưng theo Bớc-na-sô thì “trái tim người mẹ” vẫn là một kì quan tuyệt phẩm nhất. Ta phải hiểu điều này như thế nào?

“Tuyệt phẩm” là phẩm chất đẹp nhất, tuyệt vời nhất không còn gì đẹp hơn. Tuyệt vời hơn một vẻ đẹp tuyệt đối. Câu nói của Bớc-na-sô chắc hẳn đã làm cho mọi người phải lần giở lại những trải nghiệm của mình, những tình cảm mà người mẹ vĩ đại của mình dành cho. Trái tim mẹ là biểu tượng đẹp đẽ cùa lòng yêu thương, đức hi sinh cao cả. Nếu những kì quan thế giới cổ đại làm cho ta choáng ngợp, kinh ngạc bởi hình khối, nghệ thuật chạm trổ, … sáng tạo độc đáo của con người thì trái tim người mẹ luôn để lại cho con những ấn tượng sâu nặng về một tâm hồn cao cả. Không chỉ vậy, đó còn là sự ngưỡng mộ, trân trọng một con người sao có trái tim cao cả đến vậy. Nếu kì quan của thế giới là sản phẩm vật chất có thể bị tàn lụi, bị hủy hoại bởi thăng trầm của thời gian thì “trái tim người mẹ” luôn sống mãi trong tâm tưởng mỗi con người.

Trước hết, lí do mà “trái tim người mẹ” là “kì quan tuyệt phẩm nhất” bởi ở đó tình yêu thương hiện lên đậm đặc nhất. Đúng vậy, đứa con là máu thịt của người mẹ. Mẹ đã phải mang nặng hơn chín tháng, rồi phải dứt ruột mới có được một tiểu thiên thần bé nhỏ, non nớt ấy sao? Đối với mẹ, con là tất cả. Trong tim mẹ, tình cảm thiêng liêng nhất là tình mẫu tử, vì vậy có người mẹ nào mà không yêu con một tình yêu thương bao la vô bờ bến. Mẹ nuôi con bằng dòng sữa ngọt lành, tinh khiết, được chắt lọc tự trong trái tim, ru con bằng những lời ru thiết tha, ngọt ngào mà trìu mến. Con lớn lên, được hoàn thiện cả về thể chất và tâm hồn là nhờ có tình thương bao la, sự đùm bọc, che chở, vỗ về của mẹ dành cho. Tình yêu mẹ dành cho “hòn máu cắt đôi” này thật tự nhiên mà cao cả vô cùng, theo suốt con cả cuộc đời. Con hiểu được niềm hạnh phúc, vui sướng, đau khổ xen lẫn, chen chúc, xô đẩy trên nét mặt mẹ. Ánh mắt mẹ luôn dõi theo từng bước đi của con, đó là ánh mắt hi vọng, tin tưởng một điều gì đó ở đứa con khờ dại. Mẹ hi vọng khi con cất tiếng gọi mẹ đầu tiên, khi con lớn hơn một chút mẹ mong con tự đứng dậy sau khi ngã, còn rất nhiều, nhiều nữa những mong mỏi của mẹ. Tất cả đều xuất phát trong tình yêu thương vô bờ của mẹ dành cho con.

Trái tim người mẹ là kì quan tuyệt phẩm nhất, ở đó con thấy được đức hi sinh cao cả. Mẹ luôn đem lại niềm vui, niềm hạnh phúc cho con mà bản thân mình lại luôn phải chịu nhiều thiệt thòi và đau khổ. Mẹ đâu quản khó nhọc cùa nắng mưa, gió bão, những khắc nghiệt của cuộc đời, người mẹ ấy vẫn lặn lội cho cuộc sống mưu sinh… Hình ảnh “Con cò lặn lội bờ sông” trong ca dao là biểu tượng cho những vất vả, khó nhọc của người mẹ. Trái tim mẹ có thể có nhiều vết thương vì những cực nhọc về thân thể, những lo âu, suy nghĩ trăn trở, dằn vặt về tâm hồn… Nhưng chỉ cần một nụ cười rạng rỡ trên đôi môi con là đủ xóa tan mọi buồn phiền, những nếp nhăn, những vết chân chim in hằn trên khuôn mặt rám sạm của mẹ…; và cũng chính niềm hạnh phúc bé nhỏ ấy đủ để vá lại những vết thương bao ngày qua. Niềm hạnh phúc ấy tiếp thêm sức mạnh cho cha mẹ làm việc hăng say hơn, yêu đời hơn.

 

Trái tim người mẹ quả là cao cả.Trái tim ấy luôn cho và nhận nhưng con thấy mẹ cho nhiều mà nhận chẳng bao nhiêu. Có lẽ bà mẹ nào cũng vậy, họ chỉ biết hi sinh cho gia đình, cho hạnh phúc của con cái.

Ý kiến của Bớc-na-sô thật đúng: dù những công trình cổ đại có hoành tráng vĩ đại đến mấy nhưng vẫn không thể bằng được trái tim của người mẹ thương con, hi sinh vì con. Nó sẽ mãi đúng và phù hợp với mọi thời đại vì sứ mạng của người mẹ là vì con, yêu thương và che chở cho con. Câu nói phản ánh một tư tưởng nhân sinh tích cực làm cơ sở cho mọi hành động, suy nghĩ của con người, hướng con người đến sự cao cả, cao thượng của nhân cách và tâm hồn.

Chắc chắn rằng cũng sẽ có những trái tim không phải là kì quan tuyệt phẩm Bởi trong xã hội ngày nay có không ít những trường hợp mẹ bỏ con để chạy theo cuộc tình khác, khiến con cái bơ vơ, lạc lõng giữa cuộc đời. Hay có những người mẹ chỉ biết lao vào làm kinh tế mà bỏ bê con cái; và trong những trường hợp đó người mẹ đã quên đi chức năng và nghĩa vụ đối với con cái của mình…

Câu nói của Bớc-na-sô vừa muốn đề cao, ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn người mẹ vừa muốn thức tỉnh những trái tim người mẹ chưa tìm thấy chuẩn mực về cái đẹp, cái cao thượng trong tâm hồn.

Một trái tim có thể trở thành một kì quan tuyệt phẩm hay không là nhờ tình cảm có đạt đên độ “tuyệt phẩm” hay không. Tình cảm mẹ dành cho con tình mẫu tử mãi là tình cảm đẹp nhất của con người, vậy nên nó mãi là kì quan tuyệt phẩm nhất.



 


 

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng bạn bè học sinh cả nước, đến LAZI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Câu hỏi Ngữ văn mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo