Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Xin đề thi khảo sát đầu năm lớp 7 môn ngữ văn

 Bạn nào cs một số đề thi khảo sát đầu năm lớp 7 môn ngữ văn thì cho mk xin kham khảo vs ạ
//mk cảm ơn//
 

8 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
689
1
5
nguyễn nguyên
29/07/2020 16:33:34
+5đ tặng

Câu 1 (3 điểm)

a/ So sánh là gì? (1 điểm)

b/ Xác định phép so sánh và nêu tác dụng của phép so sánh được sử dụng trong bài ca dao sau đây. (2 điểm)

Công cha như núi ngất trời

Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông.

Núi cao biển rộng mênh mông

Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!

Câu 2 (2 điểm)

Qua văn bản "Cuộc chia tay của những con búp bê", em rút ra bài học gì qua lời nhắn nhủ của tác giả.

Câu 3 (5 điểm)

Hãy tả về người thân của em (ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, thầy, cô,............)

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
5
Vũ Trần Dịu Hiền
29/07/2020 16:33:38
+4đ tặng

Câu 1 (2.0 điểm).

Đọc câu văn sau và thực hiện các yêu cầu ở bên dưới:

Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua cánh cổng, rồi buông tay mà nói: "Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra".

(Theo Ngữ văn lớp 7, tập 1, trang 7)

a) Câu văn trên được trích trong văn bản nào? Ai là tác giả?

b) Tìm 2 từ ghép đẳng lập có trong câu văn?

c) Theo em, thế giới kì diệu khi bước qua cánh cổng trường là những gì?

d) Nêu ý nghĩa của câu văn trên?

Câu 2 (3.0 điểm).

Phát hiện và phân tích giá trị của phép tu từ trong bài ca dao:

Công cha như núi ngất trời,
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông.
Núi cao biển rộng mênh mông,
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!

(Theo Ngữ văn lớp 7, tập 1, trang 35)

Câu 3 (5.0 điểm).

Kể lại một câu chuyện đã cho em bài học về kĩ năng sống.

1
5
nguyễn nguyên
29/07/2020 16:33:56
+3đ tặng

Câu 1 (3 điểm)

a/ So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. (1 điểm )

b/ Tác dụng: So sánh lấy cái to lớn mênh mông của thiên nhiên để làm nổi bật hình ảnh so sánh công cha nghĩa mẹ vô cùng lớn lao đối với con cái. Bài ca dao là lời khuyên dạy con cái sau khi thấm thía công ơn nghĩa tình cao sâu của cha mẹ con hãy ghi lòng tạc dạ suốt đời không quên, đó là lòng biết ơn hiếu thảo với cha mẹ.

Câu 2 (2 điểm)

Qua câu chuyện "Cuộc chia tay của những con búp bê" rút ra bài học:

  • Vai trò trách nhiệm của gia đình đối với con cái
  • Đảm bảo quyền sống, quyền hạnh phúc cho trẻ

Lời nhắn nhủ của tác giả: Tổ ấm gia đình là vô cùng quý giá. Mọi người hãy cố gắng bảo vệ và giữ gìn nó, không nên vì bất kỳ lý do gì mà làm tổn hại đến tình cảm tự nhiên, trong sáng ấy.

Câu 3 (5 điểm)

I/ Yêu cầu chung:

a/ Kiểu bài: Văn tự sự

b/ Nội dung: Đối tượng tả về người thân của mình.

c/ Hình thức: Bài viết mạch lạc kết hợp tả kể và bộc lộ cảm xúc.

Ngôn ngữ tự nhiên, trong sáng, chân thực

II/ Yêu cầu cụ thể:

A/ Mở bài (1 điểm) Giới thiệu khái quát về đối tượng được tả.

B/ Thân bài (3 điểm)

Tả chi tiết: Từ hình dáng bên ngoài đến cử chỉ, hành đông, lời nói, suy nghĩ, việc làm. (kết hợp tả, kể xen biểu cảm)

C/ Kết bài (1 điểm) Cảm nghĩ về đối tượng.

1
5
Vũ Trần Dịu Hiền
29/07/2020 16:33:58
+2đ tặng

Câu 1: (0,5 điểm) Các phương thức sau đây, đâu là phương thức chính dùng để tạo lập văn bản Mẹ tôi?

A. Biểu hiện tâm trạng của người cha

B. Kể về tâm trạng người mẹ

C. Tâm sự của người cha với con

D. Kể truyện người cha

Câu 2: (0,5 điểm) Tác giả dùng phương thức biểu đạt nào trong văn bản mẹ tôi.

A. Viết thư, tự sự, nghị luân.

B. Tự sự, nghị luận, biểu cảm.

C. Nghị luận, biểu cảm.

D. Viết thư, nghị luận, biểu cảm.

Câu 3: (0,5 điểm) Cho đoạn văn sau, xác định số từ ghép được dùng trong đoạn văn “Chú Chuồn Chuồn nước tung cánh bay vọt lên. Cái bóng chú nhỏ xíu lướt nhanh trên mặt hồ. Mặt hồ trải rộng mênh mông và lặng gió.”

A. Sáu từ.

B. Bảy từ.

C. Tám từ.

D. Chín từ.

Câu 4: (0,5 điểm) Mạch lạc trong văn bản không có tính chất nào dưới đây?

A. Là phần quan trọng nhất của văn bản, được thể hiện bằng những ý lớn.

B. Thông suốt không dứt đoạn, liên tục.

C. Tuần tự đi qua các phần, các đoạn.

D. Trôi chảy thành dòng thành mạch.

II. TỰ LUẬN: (8 điểm).

Câu 1: (2 điểm): Em hiểu câu nói của người mẹ “Bước qua cánh cổng trường là một thế giới kỳ diệu sẽ mở ra” như thế nào?

Câu 2: (1 điểm): Viết một đoạn văn ngắn từ 5 đến 7 câu có sử dụng từ ghép đẳng lập, chính phụ.

Câu 3: (5 điểm): Miêu tả một cảnh đẹp ở quê hương em.

1
5
Vũ Trần Dịu Hiền
29/07/2020 16:34:11
+1đ tặng

Câu 1: (1 điểm)

Em hãy cho biết câu thơ:

“Người cha mái tóc bạc
Đốt lửa cho anh nằm”

Trích từ tác phẩm nào? Tác giả nào? Dùng nghệ thuật gì? Tác dụng của nghệ thuật đó?

Câu 2: (0,5 điểm)

Nhân vật Dế Mèn trong “Bài học đường đời đầu tiên” của Tô Hoài có những nét chưa đẹp và những nét đẹp gì? Hãy nêu ngắn gọn.

Câu 3: (3 điểm)

Bằng đoạn văn chừng mười câu, trong đó có phép so sánh được gạch chân, em hãy nêu cảm nhận về nhân vật Kiều Phương trong văn bản “Bức tranh của em gái tôi” (Tạ Duy Anh )

Câu 4: (5,5 điểm)

Bằng lời kể của tác giả, hãy chuyển bài thơ “Lượm” thành bài văn tự sự.

1
5
nguyễn nguyên
29/07/2020 16:34:38

1. Bài thơ “ Lượm” của Tố Hữu được sáng tác vào thời kì nào?

A. Trước Cách mạng tháng Tám 1945

B. Kháng chiến chống Pháp( 1946- 1954)

C. Trong kháng chiến chống Mĩ

D. Trong thời kì hòa bình

2. Văn bản “ Lao xao” trích từ “ Tuổi thơ im lặng” của Duy Khán thuộc thể loại nào?

A. Truyện ngắn

B. Thơ

C. Hồi kí tự truyện

D. Tiểu thuyết

3. Vị trí của người miêu tả trong đoạn trích “ Sông nước Cà Mau” của Đoàn Giỏi là ở đâu?

A. Trên con đường xuôi theo các kênh rạch

B. Trên con đường bám theo các kênh rạch

C. Từ trên cao nhìn bao quát toàn cảnh

D. Ngồi một nơi và tưởng tượng ra

4. Hình ảnh Dế Mèn trong tác phẩm “ Dế Mèn phiêu lưu kí” của Tô Hoài được tái hiện qua con mắt của ai?

A. Nhà văn

B. Dế Mèn

C. Dế Trũi

D. Chị Cốc

5. Trong các từ sau, từ nào không phải là từ Hán Việt?

A. Hùng dũng

B. Trịnh trọng

C. Hãnh diện

D. Rung rinh

6. Câu thơ: “Lũ bướm vàng lơ đãng lướt bay qua” (Anh Thơ) có sử dụng biện pháp tu từ nào?

A. Ẩn dụ

B. So sánh

C. Nhân hóa

D. Hoán dụ

7. Nếu viết: “Bạn Lan là người học giỏi nhất lớp 6A” thì câu văn mắc phải lỗi nào?

A. Thiếu trạng ngữ

B. Thiếu chủ ngữ

C. Thiếu vị ngữ

D. Thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ

8. Dấu phẩy trong câu: “Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng.” nhằm đánh dấu ranh giới nào?

A. Giữa cụm chủ vị với thành phần phụ của nó

B. Giữa các từ có cùng chức năng với nhau

C. Giữa một bộ phận của câu với thành phần chú thích của nó

D. Giữa hai vế của câu ghép

Câu 2. (8 điểm)

Kể về một kỉ niệm đẹp hồi ấu thơ mà em còn nhớ mãi.

3
2
Lãnh's Hàn's Thiên's ...
29/07/2020 16:43:58
lớp 6A có 40hs gồm 3 loại: giỏi, khá, tb
số hs khá 60% số hs cả lớp
số hs giỏi = 3/4 số hs còn lại. Tính số hs tb của lớp
 
1
2
(*^▽^*) Mai ...
29/07/2020 19:59:53
Câu văn trên được trích trong văn bản nào? Ai là tác giả?
Tìm 2 từ ghép đẳng lập trong câu văn?
Nêu ý nghĩa của câu văn trên.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×