Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Ngữ văn - Lớp 7
30/07/2020 21:28:59

Chỉ ra điểm giống giữa từ ghép đẳng lập và chính phụ?

Các bạn ơi giúp tui với 
Bài tập : chỉ ra điểm giống giữa từ ghép đẳng lập và chính phụ ?

4 trả lời
Hỏi chi tiết
562
0
1
ko quan tâm đến tên
30/07/2020 21:32:12
+5đ tặng
Đẳng lập: là từ ghép không phân ra tiếng chính, tiếng phụ. Các tiếng bình đẳng với nhau.

Ví dụ: suy nghĩ, cây cỏ, ẩm ướt, bàn ghế, sách vở, tàu xe, tàu thuyền, bạn hữu, điện thoại, bụng dạ, xinh đẹp, nhà cửa, trai gái,...

Chính phụ: Là từ ghép có tiếng chính và tiếng phụ bổ sung nghĩa cho tiếng chính. Tiếng chính đứng trước, tiếng phụ đứng sau.

Ví dụ: xanh ngắt, nụ cười, bà nội, ông ngoại, bà cố, bạn thân, bút mực, cây thước, xe đạp, tàu ngầm, tàu thủy, tàu lửa, tàu chiến,...

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng ký tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
1
ko quan tâm đến tên
30/07/2020 21:34:03
+4đ tặng

 - Từ ghép chính phụ có tiếng chính và tiếng phụ (một hoặc nhiều tiếng phụ) bổ sung nghĩa cho tiếng chính.

 - Trật tự các tiếng trong từ ghép chính phụ thuần Việt: tiếng chính đứng trước, tiếng phụ đứng sau.

 - Từ ghép chính phụ có tính chất phân nghĩa, nghĩa của từ ghép chính phụ hẹp hơn nghĩa của tiếng chính.

7 từ ghép chính phụ: Sách giáo khoa, bàn học, ghế bành, hoa hồng, đỏ rực, viết bi, vở tập viết.

Từ ghép đẳng lập có các tiếng bình đẳng với nhau về mặt ngữ pháp.

  - Từ ghép đẳng lập có tính chất hợp nghĩa, nghĩa của từ ghép đẳng lập khái quát hơn nghĩa của tiếng tạo ra nó.

7 từ ghép đẳng lập: Yêu thương, tươi tốt, áo quần, sách vở, bàn ghế, tươi trẻ, trầm bổng.

* Lưu ý:

 - Không suy luận một cách máy móc nghĩa của từ ghép từ nghĩa của các tiếng.

 - Có hiện tượng mất nghĩa, mờ nghĩa của tiếng đứng sau ở một số từ ghép đẳng lập.

0
1
ko quan tâm đến tên
30/07/2020 21:36:12
+3đ tặng



-Từ ghép chính phụ có tiếng chính và tiếng phụ, tiếng phụ đứng sau và bổ sung ý nghĩ cho tiếng chính.

VD: bút bi, rau muống, cây bàng, quả ngô, bàn học, cửa sổ, hoa hồng.

-Từ ghép đẳng lập có các tiếng bình đẳng về mặt ngữ pháp.

VD: trâu bò, bàn ghế, sách vở, rau quả, cửa nhà, ăn uống, tắm giặt.
0
0
duc-anh.le17
01/08/2020 10:06:06
+2đ tặng
Đẳng lập: là từ ghép không phân ra tiếng chính, tiếng phụ. Các tiếng bình đẳng với nhau.

Ví dụ: suy nghĩ, cây cỏ, ẩm ướt, bàn ghế, sách vở, tàu xe, tàu thuyền, bạn hữu, điện thoại, bụng dạ, xinh đẹp, nhà cửa, trai gái,...

Chính phụ: Là từ ghép có tiếng chính và tiếng phụ bổ sung nghĩa cho tiếng chính. Tiếng chính đứng trước, tiếng phụ đứng sau.

Ví dụ: xanh ngắt, nụ cười, bà nội, ông ngoại, bà cố, bạn thân, bút mực, cây thước, xe đạp, tàu ngầm, tàu thủy, tàu lửa, tàu chiến,...

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo