Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Bình luận, đánh giá câu ca dao "Có làm thì mới có ăn, không dưng ai dễ đem phần đến cho"

Bình luận, đánh giá câu ca dao "Có làm thì mới có ăn, không dưng ai dễ đem phần đến cho"

7 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
654
1
0
toán IQ
04/08/2020 21:29:21
+5đ tặng

Cũng như hai tiếng học - hành, học - hỏi, hai chữ làm và ăn được nhân dân ta nói đến trong ca dao, tục ngữ thật sâu sắc, ý vị đậm đà. Đây là câu tục ngữ tiêu biểu nhất nêu lên bài học làm người, thể hiện một triết lí nhân sinh tích cực về mối quan hệ giữa làm và ăn của mỗi người trong xã hội:

‘Có làm thì mới có ăn,

Không dưng ai dễ dem phần đến cho’

1. Câu tục ngữ diễn đạt dưới hình thức thơ lục bát. Câu lục mộc mạc, giản dị như một lời ăn tiếng nói hàng ngày của bà con lao động về một sự thật hiển nhiên ở đời: ‘Có làm thì mới có ăn’. Dân gian đã sử dụng cách nói điều kiện - hệ quả để chỉ ra một chân lí. 'Có làm' là điểu kiện; ‘có ăn’ là hệ quả. Thật là dễ hiểu, vì có làm thì mới có ăn; muốn có ăn thì phải làm, phải lao động.

Hai tiếng ‘không dưng’ trong câu bát nghĩa là không bỗng chốc, không tự nhiên, tự dưng mà có. Chữ ‘phần’ là miếng ăn, là của cải vật chất. ‘Có con mà gả chồng gần - Nửa đêm đốt đuốc đem phần biếu cha’ (ca dao). Nghĩa câu bát bổ sung cho nghĩa câu lục, dân gian đã nhắc khẽ người đời nên biết, nên nhớ là không tự dưng, không bỗng chốc vô cớ mà thiên hạ đem miếng ăn, đem của cải vật chất đến cho không mình.

Tóm lại, câu tục ngữ đã chỉ rõ: Muốn sống, muốn tồn tại, muốn ấm no thì phải lao động; không thể sống ỷ lại thiên hạ.

2. Câu tục ngữ đã khẳng định giá trị to lớn của lao động, ca ngợi sức lao động và con người lao động. Lao động trước hết để nuôi sống bản thân mình, nuôi sống gia đình mình. Lao động còn để phục vụ đất nước và nhân dân trên vị thế công dân. Có làm có lao động mới sản xuất ra mọi của cải vật chất và sáng tạo ra mọi giá trị tinh thần để làm cho đất nước ngày thêm giàu đẹp. Lao động là nguồn sống, nguồn ấm no hạnh phúc cho gia đình và xã hội.

Qua câu tục ngữ, nhân dân ta đã phê phán những kẻ lười biếng, ăn bám, chỉ biết ‘Ăn dày làm mỏng’ ỷ lại ‘Há miệng chờ sung’. ‘Có làm thì mới có ăn’ siêng năng, chịu khó lao động thì ấm no, có bát ăn bát để. Lười biếng thì đói rét, khổ cực, chẳng ai cho, chẳng ai thương! Muốn ấm no hạnh phúc và được mọi người tôn trọng thì phải lao động, cần cù, chịu khó. Đã từ bao đời nay, người nông dân Việt Nam đem mồ hôi và công sức bám lấy ruộng đồng, nương rẫy, cuốc bẫm cày sâu, một nắng hai sương, cày cấy quanh năm mới làm ra được hạt gạo để nuôi sống mình, nuôi sống gia đình mình. Nhờ thế mới có lương thực nuôi bộ đội đánh giặc, mới có nhiều gạo để xuất khẩu. Khái niệm làm và ăn rất rộng lớn. Người thợ xây nhà, làm cầu đường, trường học, bệnh viện, dệt vải, làm ra mọi vật dụng cho quốc kế, dân sinh. Thầy thuốc chữa bệnh, săn sóc sức khỏe nhân dân. Giáo viên dạy học, đào tạo thế hệ trẻ thành người lao động có văn hóa, có kĩ thuật cho đất nước. Lao động chân tay và lao động trí óc đều vẻ vang. Tất cả đều là nguồn nhân lực để nuôi sống xã hội, để xây dựng đất nước ngày một thêm văn minh, giàu đẹp. ‘Có làm thì mới có ăn’ từ chân lí ấy ta mới cảm nhận được, lao động là cái đáng quý nhất, người lao động là người đáng kính nhất trong xã hội.

3. Câu tục ngữ trên chỉ rõ lao động là thước đo giá trị phẩm giá của mỗi người, mỗi thành viên trong gia đình, mỗi công dân trong xã hội. Cần cù siêng năng, kiên nhẫn, chịu khó, dũng cảm, sáng tạo, v.v... là những đức tính tốt đẹp được hình thành phát triển trong lao động, làm nên nhân cách công dân. Và cũng vì thế mà các thói xấu, tệ nạn như lười biếng, ỷ lại, ngại khó ngại khổ, tham lam, thích ăn ngon, mặc dẹp, xài sang mà chây lười, bóc lột, tham nhũng, xa hoà, lãng phí, v.v... đều bị cộng đồng chê cười, khinh bỉ, lên án. Dân gian nói thật hay về chuyện làm và ăn ở đời. Những câu tục ngữ ấy đã trở thành bài học luân lí thấm thía:

- ‘Hay ăn thì lăn vào bếp’.

- ‘Khen nết hay làm, ai khen nết hay ăn’.

- ‘Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ’.

- ‘Có khó mới có miếng ăn,

Không dưng ai dễ mang phần đến cho’

4. Câu tục ngữ ‘Có làm thì mới có ăn...’ nêu lên một nguyên tắc, một quan niệm đúng đắn, công bằng, về làm và ăn, về cống hiến và hưởng thụ: có làm thì có hưởng, làm tốt hưởng nhiều, làm ít, làm dở thì hưởng ít, không làm không hưởng. Trong xã hội cũ, nhân dân lao động đầu tắt mặt tối quanh năm mà vẫn đói rét, trái lại, tầng lớp trên không làm mà lại sống trong nhung lụa. Đó là nghịch lí, bất công: ‘Thằng còng làm cho thằng ngay ăn’, ‘Kẻ ăn không hết người tần không ra.

Lao động thủ công, lao động cơ bắp thật đáng quý. Một giọt mồ hôi, một hạt cơm vàng. Nhưng lao động kĩ thuật, lao động sáng tạo, tài kinh doanh quản lí mới là phẩm chất cần có, nên có đối với mọi người sống trong nền kinh tế - xã hội tri thức.

Nếu làm mà không tiết kiệm, sống xa hoa lãng phí, cần mà không kiệm, thì có thể nói là chưa hiểu đầy đủ câu tục ngữ ‘Có làm thì mới có ăn...’. Qua câu tục ngữ trên, nhân dân ta đã đề cao lao động, nêu lên bài học giáo dục tinh thần lao động, nhắc nhở mọi người yêu lao động, biết sống bằng lao động. Bước vào đời, ai cũng phải sống bằng lao động, phải biết làm giàu một cách chính đáng bằng vốn liếng của mình, bằng chất xám và tài năng của mình. Cuộc đời đâu chỉ vì ăn mà làm, mà lao động? Còn nhiều ý nghĩa cao quý hơn. Vì sự ấm no hạnh phúc của toàn thể cộng đồng, vì sự phú cường của đất nước mà người người lao động, nhà nhà lao động. Làm để ăn để sống; làm còn để hiến dâng và phục vụ. Ông cha ta còn nhắc nhở: ‘Miệng ăn núi lở’, vì thế cần kiệm phải là quốc sách.

Học đi đôi với hành, học tập khoa học, kĩ thuật,... phải là niềm say mê của thanh thiếu nhi. Để có miếng ăn mà phải lấy cái xe bò làm công cụ, phải làm kiểu con trâu đi trước, người cày theo sau thì buồn lắm! Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước giúp chúng ta hiếu sâu hơn hai chữ làm và ăn trong câu tục ngữ ‘Có làm thì mới có ăn...’ này. Vì thế, học giỏi, lao động giỏi, được sống trong khoa học và giàu có là chí hướng, là ước vọng của mỗi chúng ta.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
1
Phuong Thao
04/08/2020 21:29:26
+4đ tặng

Cuộc sống luôn đòi hỏi con người phải cố gắng, nỗ lực vươn lên để khẳng định giá trị của bản thân. Con người luôn luôn được đào tạo tính tự lập, kiên cường, ý chí. Mọi thứ chúng ta có được phải trả giá bằng mồ hôi, xương máu, bằng trí tuệ và sức lực của chúng ta thì mới có ý nghĩa và mang lại hạnh phúc cho ta. Chính vì vậy, trong kho tàng ca dao, tục ngữ của nước ta có câu nói “Có làm thì mới có ăn, không dưng ai dễ đem phần đến cho”

Câu nói này muốn nhắc nhở khuyên nhủ con người ta phải biết lao động chân chính, để tạo ra của cải vật chất cho mình. Có như vậy cái bạn làm ra mới có ý nghĩa và lâu bền. Còn nếu như bạn không lao động chỉ nhăm nhăm chờ người khác mang quà, tới biếu mình thì chắc chắn là không bao giờ có chuyện đó. Nếu như bạn không làm gì có lợi cho họ. Không có động thái “Có qua có lại mới toại lòng nhau”

Trong xã hội phong kiến xưa kia, phần lớn của cải do người dân lao động làm ra rơi vào tay giai cấp bóc lột. Bọn chúng sống xa hoa, phè phỡn trên mồ hôi nước mắt dân nghèo. Thằng còng làm cho thằng ngay ăn, Ngồi mát ăn bát vàng là những sự thực phũ phàng diễn ra hằng ngày. Bởi thế, ông cha ta đã thể hiện rõ ràng quan điểm của mình về lao động và hưởng thụ; qua đó phản ánh mơ ước, khát khao có được sự công bằng, hợp lí trong xã hội: “Có làm thì mới có ăn. Không dưng ai dễ đem phần đến cho”

Câu nói trên đúc kết cho con người một nguyên tắc sống chân thành, mộc mạc, giản dị dạy con người phải biết quý trọng lao động, trân trọng những thành quả do công sức lao động của mình làm ra. Cuộc sống con người muốn tồn tại lâu dài, muốn tự mình hiên ngang, thẳng thắn đi trên con đường của mình được mọi người yêu quý, kính nể, thì cần phải biết lao động, lao động về thể xác hay trí óc thì đều là những lao động chân chính. Việc chúng ta tạo ra những vật chất, tiền tài từ sức lao động của mình giúp cho chúng ta khẳng định được vị thế, giá trị của bản thân trong cộng đồng, trong xã hội.

 

Còn những con người không biết lao động, không yêu quý việc lao động chỉ muốn ngồi mát ăn bát vàng, trông chờ người khác mang sẵn của cải vật chất tới cho mình, thì sớm muộn cũng phải trả giá đắt. Bởi trong cuộc sống nếu chúng ta không làm lợi cho họ, thì không có lý do gì họ lại mang lại lợi ích cho ta. Nhưng khi chúng ta làm lợi cho một người nào đó để nhận sự biếu xén của họ, thì vô tình chung chúng ta đang làm sai tới lợi ích của đông đảo mọi người. Việc làm sai trái này sẽ có ngày nào đó bị phanh phui ra ánh sáng, khiến cho chúng ta phải khốn đốn. Nhẹ thì cảnh cáo, kỷ luật, nặng thì tù tội, vướng vòng lao lý sinh tử…

Trong xã hội hiện đại của chúng ta ngày nay, bên cạnh những người biết quý trọng lao động, có ý thức lao động để tự lập, tự cường thì cũng có nhiều người đang sống như một cây tầm gửi, sống bám vào xã hội, mong chờ sự giúp đỡ bố thí tình thương của xã hội như: hot girl Bella đang rất thu hút mọi người ở trên mạng xã hội hiện nay.

Cô gái này chỉ sinh năm 1988 còn rất trẻ sức khỏe bình thường, nhưng lại muốn có cuộc sống ăn ngon, mặc đẹp mà không phải lao động. Cô gái này thường xa vào nhà hàng, khách sạn, đi xe taxi mà không chịu trả tiền, rồi khi mọi người mắng mỏ cô thì cô gái này lại kêu rằng mình đang có bầu cần phải được chăm sóc nhằm kêu gọi tình thương của xã hội.

Tất nhiên trong xã hội ta nhiều người có lòng hảo tâm và sẵn sàng giúp đỡ cô gái này. Nhưng dường như lòng tham của cô gái này quá lớn. Cô ta ngày càng đòi hỏi nhiều hơn và luôn luôn muốn người khác cung phụng mình mà không bao giờ nghĩ mình làm gì cho họ, gây phẫn nộ trong dư luận xã hội.

Những người có tư tưởng sống như cô gái Bella này thật đáng chê trách và đáng xấu hổ. Nên loại bỏ những con người này ra khỏi xã hội không nên quá quan tâm tới họ, để họ lợi dụng lòng tốt của cộng đồng nhằm trục lợi. Nên dạy họ những bài học để họ hiểu được giá trị của việc lao động ý nghĩa như thế nào.

Câu tục ngữ trên là thái độ sống, quan điểm hoàn toàn đúng đắn của cha ông ta việc cống hiến, lao động với thành quả hưởng thụ. Có lao động thì mới được hưởng thụ thành quả. Thông qua câu tục ngữ ông cha ta đã khẳng định một chân lý tồn tại mãi mãi đó là lao động mới là tiêu chuẩn đo sự thành công, đạo đức, giá trị của một con người khi sống trong xã hội.

Trong giai đoạn hiện đại, câu tục ngữ này càng có ý nghĩa vô cùng to lớn. Nó nhằm giáo dục, khuyên nhủ những vị quan chức, quyền cao chức trọng phải biết giữ mình trước những túi quà, những tập phong bì, để giữ cho tâm hồn trong sạch, thanh cao. Bởi “Không dưng ai dễ mang phần đến cho” đằng sau những món quà đắt tiền, những tập phong bì kia đều là những âm mưu khác, nếu vị quan chức kia nhận đồng nghĩa đã thương lượng, bao che cho điều ác, điều xấu, đã bán rẻ thanh danh và phẩm hạnh của mình. Rồi sẽ có một ngày anh ta phải trả giá trước pháp luật và trước toàn thể người dân trong xã hội.

1
0
toán IQ
04/08/2020 21:30:00
+3đ tặng

Trong cuộc sống luôn có hai kiểu người, một kiểu là cần cù chăm chỉ và đối lập với nó là lười biếng, phụ thuộc. Nếu bạn không chiến thắng được sự lười nhác trong mình sẽ không thể tồn tại trong một xã hội chật vật đầy rẫy khó khăn. Không lao động, không cố gắng sẽ không có đủ kinh tế để nuôi bản thân chứ đừng nghĩ đến việc đi giúp đỡ người khác. Thật vậy, triết lý ấy được thấm nhuần trong câu tục ngữ: "Có làm thì mới có ăn, không dưng ai dễ đem phần đến cho".

Ai trong chúng ta cũng biết để có thể tồn tại trong cái xã hội khắc nghiệt này thì con người luôn phải lao động để kiếm sống, tạo ra của cải vật chất cải thiện cuộc sống của bản thân mình. Không lao động, không làm việc sẽ không kiếm đủ kinh tế để trang trải cuộc sống, mình có sức khỏe, có khả năng lao động nhưng không đi làm,không tự kiếm tiền nuôi bản thân thì còn chờ đợi vào ai nữa? Cuộc sống không giống như mấy câu chuyện cổ tích mà chúng ta thường học đọc, không phải cứ ở hiền là gặp lành, không phải cứ thành tâm cầu nguyện là bụt sẽ hiện ra cứu vớt cuộc đời của mỗi người. Cuộc đời nghiệt ngã khiến chúng ta mỏi mệt, ta lười biếng với chính cuộc đời của mình, mỗi ngày đi làm với hàng đống công việc khiến ta mệt mỏi, ta dễ cáu gắt, nóng giận với mọi người xung quanh. Cuộc sống mỏi mệt lo cho bản thân mình còn chẳng xong thì thử hỏi có ai rảnh rỗi và nhân từ đi lo cho cuộc sống của một kẻ không lao động, lười biếng?

Thưở nhỏ chắc ai trong chúng ta cũng đã được nghe câu chuyện "Há miệng chờ sung". Chuyện kể về một anh chàng mồ côi cha mẹ nhưng lại không có tinh thần vươn lên, anh ta mặc kệ cuộc đời mình và không chịu học hành, làm lụng gì cả. Hằng ngày anh ta cứ nằm dưới gốc cây sung và chờ cho sung rơi vào mồm thì ăn, thế nhưng chẳng quả nào rụng trúng miệng mình cả, vậy nên anh ta nhờ một người qua đường nhặt hộ quả sung bỏ vào miệng, nhưng đâu có ngờ người qua đường ấy cũng là một kẻ lười biếng, vậy nên hắn lấy hai ngón chân cặp sung bỏ vào miệng anh chàng. Qua câu chuyện ta nhận ra được về quy luật cuộc sống, không lao động ắt sẽ không có cơm ăn, người lười biếng trông đợi miếng ăn từ người khác sẽ nhận một kết cục đau đớn. Trong cuộc sống của chúng ta cũng vậy, nếu không lao động bằng sức lực của mình thì đừng trông mong vào người khác. Ai cũng khổ cực để kiếm miếng ăn và họ sẽ không san sẻ cho những kẻ lười biếng không chịu bỏ sức ra nuôi bản thân mình.

Cuộc đời luôn khốn khó và mỏi mệt, trên đời vốn dĩ chẳng có cái gọi là công bằng. Bạn chăm chỉ làm việc nhưng chưa chắc bạn đã thành công, cố gắng cả một đời chưa hẳn đã hoàn thành tâm nguyện. Vậy nhưng chớ thấy khó khăn mà bỏ cuộc, trong cuộc sống ai cũng phải chịu những bất công và đau đớn, đừng vì một chút khó khăn của bản thân mà đã kêu mệt và buông xuôi tất cả. Con người chỉ biết trân trọng khi họ phải bỏ công sức ra để đạt được. Chính bàn tay mình làm nên, chính sức lực của mình tạo ra sẽ khiến bản thân biết trân trọng, sẽ cảm thấy cuộc đời này có ý nghĩa và tươi đẹp biết bao.

Một người thành công là người vượt qua được bản thân mình, vượt lên được sự lười biếng, đánh bại mặt tối trong mình để tự hoàn thiện bản thân. Chúng ta đều được sinh ra, cùng được chào đời nhưng mỗi người trong chúng ta lại sống trong một hoàn cảnh khác nhau. Người may mắn có đầy đủ sức khỏe, được sống trong tình yêu thương nhưng cũng có người bất hạnh bị cướp đi mạng sống ngay từ khi mới chào đời, có người lớn lên quằn quại trong nỗi đau thiếu cha mẹ, họ bị bỏ rơi và phải sống trong sự thiếu thốn và về vật chất lẫn tinh thần. Nhiều người vẫn hay than vãn về cuộc đời, họ cảm thấy mỏi mệt vì cứ phải cố gắng, cứ phải lặp đi lặp lại những tháng ngày mệt mỏi. Có người vì đồng tiền mà đánh mất lương tâm, chỉ vì lười lao động mà sinh ra trộm cắp, họ không muốn bỏ công sức của mình và lại kiếm sống bằng cách cướp của người khác. Nhiều người giả nghèo giả khổ để xin tiền từ những người lương thiện nhằm lấp đầy miệng ăn của mình mà không cần lao động. Nhưng thử hỏi họ sẽ giả nghèo giả khổ được đến bao giờ, rồi khi sự thật phanh phui sẽ chẳng ai từ thiện giúp họ nữa, khi ấy liệu họ có còn tiếp tục sống trong lười biếng nữa không?

Chúng ta vẫn thường nghe triết lý về cuộc đời là sống để cho đi và không cần nhận lại thế nhưng đâu ai có thể cho đi mãi mãi, cuộc sống vốn đã khó khăn lắm rồi và nếu có giúp thì cũng chỉ giúp được những người khó khăn khốn khó mà thôi. Còn những kẻ giả nghèo giả khổ lười biếng kia lấy tư cách gì mà muốn người khác phải san sẻ bữa cơm của họ cho mình? Không tôn trọng thành quả lao động của người khác, lười biếng sẽ bị cả xã hội khinh bỉ, khi sự thật về con người ấy bị phơi bày thì cả xã hội sẽ lên án, bị sự sỉ nhục của người đời, sống một cuộc sống khép nép bị coi thường như thế liệu có đủ để con người kia chịu thức tỉnh?

Câu tục ngữ ẩn chứa bài học cuộc sống đúng đắn, con người nếu không lao động sẽ không thể nuôi sống bản thân mình. Và sống đâu chỉ cho riêng mình, ngoài bản thân ta còn phải chăm sóc cho gia đình và phụ dưỡng cha mẹ. Nếu cứ lười biếng không lo nổi bản thân sẽ không thể làm tròn chữ hiếu, sống trên đời cũng cần phải có trách nhiệm với xã hội mà mình sống, cần tích cực lao động để góp phần xây dựng đất nước giàu đẹp, phát triển xã hội.

0
0
Phuong Thao
04/08/2020 21:30:19
+2đ tặng
Ngắn:  

Câu tục ngữ trên nghĩa đen của nó muốn nói đến những người yêu lao động, phải làm, phải lao động mới có cái để ăn, chứ không dưng, không ai đem phần đến cho ăn hết. Và đặc biệt nghĩa bóng của câu nói này là đề cập đến tinh thần hăng say trong lao động, phải biết yêu lao động, không lao động chúng ta sẽ không thể trở thành những con người có ích cho xã hội được.

3
0
Coin
05/08/2020 09:08:54
+1đ tặng

Cuộc sống luôn đòi hỏi con người phải cố gắng, nỗ lực vươn lên để khẳng định giá trị của bản thân. Con người luôn luôn được đào tạo tính tự lập, kiên cường, ý chí. Mọi thứ chúng ta có được phải trả giá bằng mồ hôi, xương máu, bằng trí tuệ và sức lực của chúng ta thì mới có ý nghĩa và mang lại hạnh phúc cho ta. Chính vì vậy, trong kho tàng ca dao, tục ngữ của nước ta có câu nói “Có làm thì mới có ăn, không dưng ai dễ đem phần đến cho”

Câu nói này muốn nhắc nhở khuyên nhủ con người ta phải biết lao động chân chính, để tạo ra của cải vật chất cho mình. Có như vậy cái bạn làm ra mới có ý nghĩa và lâu bền. Còn nếu như bạn không lao động chỉ nhăm nhăm chờ người khác mang quà, tới biếu mình thì chắc chắn là không bao giờ có chuyện đó. Nếu như bạn không làm gì có lợi cho họ. Không có động thái “Có qua có lại mới toại lòng nhau”

Trong xã hội phong kiến xưa kia, phần lớn của cải do người dân lao động làm ra rơi vào tay giai cấp bóc lột. Bọn chúng sống xa hoa, phè phỡn trên mồ hôi nước mắt dân nghèo. Thằng còng làm cho thằng ngay ăn, Ngồi mát ăn bát vàng là những sự thực phũ phàng diễn ra hằng ngày. Bởi thế, ông cha ta đã thể hiện rõ ràng quan điểm của mình về lao động và hưởng thụ; qua đó phản ánh mơ ước, khát khao có được sự công bằng, hợp lí trong xã hội: “Có làm thì mới có ăn. Không dưng ai dễ đem phần đến cho”

Câu nói trên đúc kết cho con người một nguyên tắc sống chân thành, mộc mạc, giản dị dạy con người phải biết quý trọng lao động, trân trọng những thành quả do công sức lao động của mình làm ra. Cuộc sống con người muốn tồn tại lâu dài, muốn tự mình hiên ngang, thẳng thắn đi trên con đường của mình được mọi người yêu quý, kính nể, thì cần phải biết lao động, lao động về thể xác hay trí óc thì đều là những lao động chân chính. Việc chúng ta tạo ra những vật chất, tiền tài từ sức lao động của mình giúp cho chúng ta khẳng định được vị thế, giá trị của bản thân trong cộng đồng, trong xã hội.

 

Có làm thì mới có ăn không dưng ai dễ mang phần tới cho

Còn những con người không biết lao động, không yêu quý việc lao động chỉ muốn ngồi mát ăn bát vàng, trông chờ người khác mang sẵn của cải vật chất tới cho mình, thì sớm muộn cũng phải trả giá đắt. Bởi trong cuộc sống nếu chúng ta không làm lợi cho họ, thì không có lý do gì họ lại mang lại lợi ích cho ta. Nhưng khi chúng ta làm lợi cho một người nào đó để nhận sự biếu xén của họ, thì vô tình chung chúng ta đang làm sai tới lợi ích của đông đảo mọi người. Việc làm sai trái này sẽ có ngày nào đó bị phanh phui ra ánh sáng, khiến cho chúng ta phải khốn đốn. Nhẹ thì cảnh cáo, kỷ luật, nặng thì tù tội, vướng vòng lao lý sinh tử…

Trong xã hội hiện đại của chúng ta ngày nay, bên cạnh những người biết quý trọng lao động, có ý thức lao động để tự lập, tự cường thì cũng có nhiều người đang sống như một cây tầm gửi, sống bám vào xã hội, mong chờ sự giúp đỡ bố thí tình thương của xã hội như: hot girl Bella đang rất thu hút mọi người ở trên mạng xã hội hiện nay.

Cô gái này chỉ sinh năm 1988 còn rất trẻ sức khỏe bình thường, nhưng lại muốn có cuộc sống ăn ngon, mặc đẹp mà không phải lao động. Cô gái này thường xa vào nhà hàng, khách sạn, đi xe taxi mà không chịu trả tiền, rồi khi mọi người mắng mỏ cô thì cô gái này lại kêu rằng mình đang có bầu cần phải được chăm sóc nhằm kêu gọi tình thương của xã hội.

Tất nhiên trong xã hội ta nhiều người có lòng hảo tâm và sẵn sàng giúp đỡ cô gái này. Nhưng dường như lòng tham của cô gái này quá lớn. Cô ta ngày càng đòi hỏi nhiều hơn và luôn luôn muốn người khác cung phụng mình mà không bao giờ nghĩ mình làm gì cho họ, gây phẫn nộ trong dư luận xã hội.

Những người có tư tưởng sống như cô gái Bella này thật đáng chê trách và đáng xấu hổ. Nên loại bỏ những con người này ra khỏi xã hội không nên quá quan tâm tới họ, để họ lợi dụng lòng tốt của cộng đồng nhằm trục lợi. Nên dạy họ những bài học để họ hiểu được giá trị của việc lao động ý nghĩa như thế nào.

Câu tục ngữ trên là thái độ sống, quan điểm hoàn toàn đúng đắn của cha ông ta việc cống hiến, lao động với thành quả hưởng thụ. Có lao động thì mới được hưởng thụ thành quả. Thông qua câu tục ngữ ông cha ta đã khẳng định một chân lý tồn tại mãi mãi đó là lao động mới là tiêu chuẩn đo sự thành công, đạo đức, giá trị của một con người khi sống trong xã hội.

Trong giai đoạn hiện đại, câu tục ngữ này càng có ý nghĩa vô cùng to lớn. Nó nhằm giáo dục, khuyên nhủ những vị quan chức, quyền cao chức trọng phải biết giữ mình trước những túi quà, những tập phong bì, để giữ cho tâm hồn trong sạch, thanh cao. Bởi “Không dưng ai dễ mang phần đến cho” đằng sau những món quà đắt tiền, những tập phong bì kia đều là những âm mưu khác, nếu vị quan chức kia nhận đồng nghĩa đã thương lượng, bao che cho điều ác, điều xấu, đã bán rẻ thanh danh và phẩm hạnh của mình. Rồi sẽ có một ngày anh ta phải trả giá trước pháp luật và trước toàn thể người dân trong xã hội.

3
0
Coin
05/08/2020 09:10:59

Từ xưa đến nay dân tộc Việt Nam luôn luôn có truyền thống yêu lao động, luôn hăng say trong sản xuất và chiến đấu, chính vì thế, lao động trở thành một thứ không thể thiếu trong cuộc sống của nhân dân, chính vì vậy mới có câu tục ngữ:

“Có làm thì mới có ăn, không dưng ai dễ đem phần đến cho”.

Thân bài: Suy nghĩ về câu "Có làm thì mới có ăn, không dưng ai dễ đem phần đến cho”

Câu tục ngữ trên nghĩa đen của nó muốn nói đến những người yêu lao động, phải làm, phải lao động mới có cái để ăn, chứ không dưng, không ai đem phần đến cho ăn hết. Và đặc biệt nghĩa bóng của câu nói này là đề cập đến tinh thần hăng say trong lao động, phải biết yêu lao động, không lao động chúng ta sẽ không thể trở thành những con người có ích cho xã hội được. Như ngạn ngữ Trung Quốc cũng có câu ”Nhàn cư bất thiện” chính sự hăng say mới tạo nên một con người có ích.

Và phải có lao động mới có cái để ăn, mới tạo ra được của cải vật chất, không ai có thể đem thức ăn, hay vật chất đến cho những người lười lao động. Tinh thần lao động luôn phải được nâng cao, hăng say trong lao động, cần phải lao động để tạo nên những giá trị có ích cho cuộc sống, mới tạo thành một con người có ích cho cuộc sống. Chăm chỉ lao động, chúng ta sẽ có được một cuộc sống sung túc, luôn ấm no, đầy đủ.

Không dưng không lao động mà có cái để ăn được, không lao động dễ dẫn đến những suy nghĩ sai lệch, như trong cuộc sống chúng ta đều thấy những con người lười lao động đều là những con người hư hỏng và là thành phần xấu trong xã hội, khi họ lười lao động, họ sẽ nghĩ đến việc xấu như ăn cắp, ăn trộm để có được thứ mà ăn, để tồn tại, lười lao động chỉ nghĩ đến những hành vi xấu trong xã hội, không tạo nên những điều tốt đẹp được.

Dân tộc ta nói quả không sai "Có làm thì mới có ăn” quả là đúng, từ xưa chúng ta đều thấy những con người chăm chỉ lao động đều là những con người thành công, có điều kiện sống sung túc, chăm chỉ, hăng say trong lao động, họ là những con người luôn yêu lao động. Lao động sẽ tạo ra vật chất, tạo ra cơm áo gạo tiền cho họ tồn tại và hơn nữa cho họ giá trị về cuộc sống, về giá trị của đồng tiền, họ sẽ biết cách sử dụng nó hiệu quả hơn.

Câu tục ngữ này đã để lại cho dân tộc Việt Nam rất nhiều những suy tư sâu sắc về cuộc sống, nó để lại cho chúng ta những bài học có giá trị hơn về cuộc sống, những trải nghiệm sâu sắc hơn về cuộc sống này. Chúng ta cần phải luôn có tinh thần phê và và tự phê trong cuộc sống vì chính điều đó để lại cho chúng ta những trải nghiệm mới mẻ hơn về cuộc sống, những hiểu biết sâu sắc hơn về giá trị của cuộc sống này.

Cần phải biết lao động, yêu lao động từ đó chúng ta mới trở thành những con người có ích cho xã hội, biết lao động chúng ta sẽ hiểu được sự vất vả, những khó khăn khi kiếm ra được đồng tiền để mưu sinh, sự vất vả đó được đánh giá bằng những giọt mồ hôi của những người nông dân, hay sự toan tính của những người lao động bằng đầu óc. Tất cả đều để cho họ những trải nghiệm, đó là những trải nghiệm riêng, cảm nhận sâu sắc hơn về cuộc sống này, biết sống đúng đắn, chúng ta sẽ cảm nhận được rất nhiều từ cuộc sống này.

Tuy nhiên như chúng ta đều thấy trong xã hội cũng xuất hiện rất nhiều người lười lao động, họ chỉ muốn “Ăn không ngồi rồi”, không muốn lao động, những người nhàn dỗi, không có việc gì làm thì thường có những suy nghĩ sai lệch, họ thường làm những điều trái pháp luật, nghĩ ra để có cái ăn, nhưng không chịu làm. Họ sợ vất vả, không muốn lao động, hầu hết những người lười lao động thì đều trở thành gánh nặng cho xã hội và cho gia đình của họ.

Câu tục ngữ của chúng ta sẽ vẫn sống mãi với thời gian, luôn nhắc nhở mỗi chúng ta cần phải biết quý trọng lao động, luôn yêu lao động, quý trọng những giá trị mà dân tộc đã để lại cho mỗi con người chúng ta. Phải biết làm nên những giá trị sống to lớn, từ đó chúng ta sẽ thấy cuộc đời có rất nhiều điều đáng suy ngẫm, và đáng được trân trọng hơn rất nhiều.

3
0
Coin
05/08/2020 09:11:26

Cũng như hai tiếng học - hành, học - hỏi, hai chữ làm và ăn được nhân dân ta nói đến trong ca dao, tục ngữ thật sâu sắc, ý vị đậm đà. Đây là câu tục ngữ tiêu biểu nhất nêu lên bài học làm người, thể hiện một triết lí nhân sinh tích cực về mối quan hệ giữa làm và ăn của mỗi người trong xã hội:

‘Có làm thì mới có ăn,

Không dưng ai dễ dem phần đến cho’

1. Câu tục ngữ diễn đạt dưới hình thức thơ lục bát. Câu lục mộc mạc, giản dị như một lời ăn tiếng nói hàng ngày của bà con lao động về một sự thật hiển nhiên ở đời: ‘Có làm thì mới có ăn’. Dân gian đã sử dụng cách nói điều kiện - hệ quả để chỉ ra một chân lí. 'Có làm' là điểu kiện; ‘có ăn’ là hệ quả. Thật là dễ hiểu, vì có làm thì mới có ăn; muốn có ăn thì phải làm, phải lao động.

Hai tiếng ‘không dưng’ trong câu bát nghĩa là không bỗng chốc, không tự nhiên, tự dưng mà có. Chữ ‘phần’ là miếng ăn, là của cải vật chất. ‘Có con mà gả chồng gần - Nửa đêm đốt đuốc đem phần biếu cha’ (ca dao). Nghĩa câu bát bổ sung cho nghĩa câu lục, dân gian đã nhắc khẽ người đời nên biết, nên nhớ là không tự dưng, không bỗng chốc vô cớ mà thiên hạ đem miếng ăn, đem của cải vật chất đến cho không mình.

Tóm lại, câu tục ngữ đã chỉ rõ: Muốn sống, muốn tồn tại, muốn ấm no thì phải lao động; không thể sống ỷ lại thiên hạ.

2. Câu tục ngữ đã khẳng định giá trị to lớn của lao động, ca ngợi sức lao động và con người lao động. Lao động trước hết để nuôi sống bản thân mình, nuôi sống gia đình mình. Lao động còn để phục vụ đất nước và nhân dân trên vị thế công dân. Có làm có lao động mới sản xuất ra mọi của cải vật chất và sáng tạo ra mọi giá trị tinh thần để làm cho đất nước ngày thêm giàu đẹp. Lao động là nguồn sống, nguồn ấm no hạnh phúc cho gia đình và xã hội.

Qua câu tục ngữ, nhân dân ta đã phê phán những kẻ lười biếng, ăn bám, chỉ biết ‘Ăn dày làm mỏng’ ỷ lại ‘Há miệng chờ sung’. ‘Có làm thì mới có ăn’ siêng năng, chịu khó lao động thì ấm no, có bát ăn bát để. Lười biếng thì đói rét, khổ cực, chẳng ai cho, chẳng ai thương! Muốn ấm no hạnh phúc và được mọi người tôn trọng thì phải lao động, cần cù, chịu khó. Đã từ bao đời nay, người nông dân Việt Nam đem mồ hôi và công sức bám lấy ruộng đồng, nương rẫy, cuốc bẫm cày sâu, một nắng hai sương, cày cấy quanh năm mới làm ra được hạt gạo để nuôi sống mình, nuôi sống gia đình mình. Nhờ thế mới có lương thực nuôi bộ đội đánh giặc, mới có nhiều gạo để xuất khẩu. Khái niệm làm và ăn rất rộng lớn. Người thợ xây nhà, làm cầu đường, trường học, bệnh viện, dệt vải, làm ra mọi vật dụng cho quốc kế, dân sinh. Thầy thuốc chữa bệnh, săn sóc sức khỏe nhân dân. Giáo viên dạy học, đào tạo thế hệ trẻ thành người lao động có văn hóa, có kĩ thuật cho đất nước. Lao động chân tay và lao động trí óc đều vẻ vang. Tất cả đều là nguồn nhân lực để nuôi sống xã hội, để xây dựng đất nước ngày một thêm văn minh, giàu đẹp. ‘Có làm thì mới có ăn’ từ chân lí ấy ta mới cảm nhận được, lao động là cái đáng quý nhất, người lao động là người đáng kính nhất trong xã hội.

3. Câu tục ngữ trên chỉ rõ lao động là thước đo giá trị phẩm giá của mỗi người, mỗi thành viên trong gia đình, mỗi công dân trong xã hội. Cần cù siêng năng, kiên nhẫn, chịu khó, dũng cảm, sáng tạo, v.v... là những đức tính tốt đẹp được hình thành phát triển trong lao động, làm nên nhân cách công dân. Và cũng vì thế mà các thói xấu, tệ nạn như lười biếng, ỷ lại, ngại khó ngại khổ, tham lam, thích ăn ngon, mặc dẹp, xài sang mà chây lười, bóc lột, tham nhũng, xa hoà, lãng phí, v.v... đều bị cộng đồng chê cười, khinh bỉ, lên án. Dân gian nói thật hay về chuyện làm và ăn ở đời. Những câu tục ngữ ấy đã trở thành bài học luân lí thấm thía:

- ‘Hay ăn thì lăn vào bếp’.

- ‘Khen nết hay làm, ai khen nết hay ăn’.

- ‘Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ’.

- ‘Có khó mới có miếng ăn,

Không dưng ai dễ mang phần đến cho’

4. Câu tục ngữ ‘Có làm thì mới có ăn...’ nêu lên một nguyên tắc, một quan niệm đúng đắn, công bằng, về làm và ăn, về cống hiến và hưởng thụ: có làm thì có hưởng, làm tốt hưởng nhiều, làm ít, làm dở thì hưởng ít, không làm không hưởng. Trong xã hội cũ, nhân dân lao động đầu tắt mặt tối quanh năm mà vẫn đói rét, trái lại, tầng lớp trên không làm mà lại sống trong nhung lụa. Đó là nghịch lí, bất công: ‘Thằng còng làm cho thằng ngay ăn’, ‘Kẻ ăn không hết người tần không ra.

Lao động thủ công, lao động cơ bắp thật đáng quý. Một giọt mồ hôi, một hạt cơm vàng. Nhưng lao động kĩ thuật, lao động sáng tạo, tài kinh doanh quản lí mới là phẩm chất cần có, nên có đối với mọi người sống trong nền kinh tế - xã hội tri thức.

Nếu làm mà không tiết kiệm, sống xa hoa lãng phí, cần mà không kiệm, thì có thể nói là chưa hiểu đầy đủ câu tục ngữ ‘Có làm thì mới có ăn...’. Qua câu tục ngữ trên, nhân dân ta đã đề cao lao động, nêu lên bài học giáo dục tinh thần lao động, nhắc nhở mọi người yêu lao động, biết sống bằng lao động. Bước vào đời, ai cũng phải sống bằng lao động, phải biết làm giàu một cách chính đáng bằng vốn liếng của mình, bằng chất xám và tài năng của mình. Cuộc đời đâu chỉ vì ăn mà làm, mà lao động? Còn nhiều ý nghĩa cao quý hơn. Vì sự ấm no hạnh phúc của toàn thể cộng đồng, vì sự phú cường của đất nước mà người người lao động, nhà nhà lao động. Làm để ăn để sống; làm còn để hiến dâng và phục vụ. Ông cha ta còn nhắc nhở: ‘Miệng ăn núi lở’, vì thế cần kiệm phải là quốc sách.

Học đi đôi với hành, học tập khoa học, kĩ thuật,... phải là niềm say mê của thanh thiếu nhi. Để có miếng ăn mà phải lấy cái xe bò làm công cụ, phải làm kiểu con trâu đi trước, người cày theo sau thì buồn lắm! Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước giúp chúng ta hiếu sâu hơn hai chữ làm và ăn trong câu tục ngữ ‘Có làm thì mới có ăn...’ này. Vì thế, học giỏi, lao động giỏi, được sống trong khoa học và giàu có là chí hướng, là ước vọng của mỗi chúng ta.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×