Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Lập dàn bài chi tiết cho đề văn sau: Phải chăng lắng nghe người khác là mất cơ hội thể hiện bản thân?

Lập dàn bài chi tiết cho đề văn sau:
Phải chăng lắng nghe người khác là mất cơ hội thể hiện bản thân?

5 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
804
11
0
Banana
12/08/2020 14:56:06
+5đ tặng

Câu nghị luận xã hội được chú ý bởi sự ngắn gọn, hàm súc, bởi cách đưa vấn đề nghị luận ngay trong yếu tố lệnh của cùng một cấu trúc câu nghi vấn: “Phải chăng lắng nghe người khác là đánh mất cơ hội thể hiện bản thân?”.

Và quan trọng nhất, đương nhiên là bản thân vấn đề nghị luận với 2 phạm trù có thể bị coi là đối lập, thậm chí loại trừ nhau: “lắng nghe người khác” và “thể hiện bản thân”.

“Lắng nghe người khác” thường thể hiện thái độ khiêm nhường, trân trọng, thấu cảm trong văn hóa ứng xử, tinh thần thực sự cầu thị trong quá trình nhận thức… Còn “thể hiện bản thân” lại cho thấy 2 khả năng trong tính cách con người, hoặc là sự bộc lộ ý thức khẳng định cái tôi khao khát sống hữu ích cho đời, ý nghĩa cho mình, không chấp nhận thái độ sống nhòa nhạt, vô nghĩa; hoặc là biểu hiện của cách sống vị kỷ, thích phô diễn…

Đề bài đặt 2 bình diện ấy trong một câu nghi vấn: “Phải chăng lắng nghe người khác là đánh mất cơ hội thể hiện bản thân?”, đó là cách tạo tình huống thách thức cho học sinh khi các em phải tự trả lời câu hỏi đó bằng chính những trải nghiệm khá mỏng so với lứa tuổi.

Tuy nhiên, thay cho những trải nghiệm cuộc sống, các em có thể vận dụng những hiểu biết trong quá trình học tập, vận dụng năng lực tư duy để phát hiện ra những yếu tố mang tính chất gợi ý, thậm chí định hướng đã hiện hữu ngay trong cấu trúc nghi vấn của đề bài – cụm từ “Phải chăng…” thường là tín hiệu gợi mở sự nghi ngờ với phán đoán sau đó. Cấu trúc câu định nghĩa: “…lắng nghe người khác là đánh mất cơ hội thể hiện bản thân?” có lẽ không khó để những học sinh chuyên văn tương lai có thể mơ hồ nhận ra những cảnh báo đồng thời cả về văn hóa ứng xử và sự tỉnh táo của trí tuệ trong quá trình nhận thức…
 

Vấn đề tuy quen thuộc nhưng không hề dễ với học sinh lớp 9 khi các em phải nhận ra vai trò, giá trị, ý nghĩa của văn chương, của thơ với cuộc sống qua cụm từ tưởng chỉ như một lời dẫn: “Thơ đối với cuộc sống…”; phải giải mã được hai khái niệm “nhan sắc” và “đức hạnh” trong hình ảnh so sánh “Thơ đối với cuộc sống ví như một người con gái đối với gia đình…”.

Và quan trọng nhất, các em phải thấy được mối quan hệ biện chứng giữa “nhan sắc” và “đức hạnh” của thơ với cuộc sống con người – đây là vấn đề không hề đơn giản với học sinh lớp 9, khi một thời, người lớn cũng còn cực đoan, thiên lệch, chỉ quan tâm tới “đức hạnh” của thơ mà bỏ bê “nhan sắc”; chỉ soi cho bằng ra những thông điệp tư tưởng mà coi nhẹ tiêu chí vẻ đẹp ngôn từ, hình ảnh, nhạc điệu… của thơ, lẫn lộn thơ/vè tuyên truyền với thơ ca nghệ thuật; chỉ lo “tải đạo/ ngôn chí” mà quên tính thẩm mỹ đặc thù của phương tiện chuyên chở…Còn câu nghị luận văn học đặt ra những vấn đề quen thuộc của lý luận văn học, đó là chức năng của văn học nói chung, 2 phạm trù nội dung – nghệ thuật của thơ nói riêng.

Hoặc nữa, các em phải mở rộng được khái niệm “nhan sắc”, đó không hẳn là sự du dương, lấp lánh của ngôn từ, nhạc điệu mà chủ yếu là sự đắc địa trong khả năng biểu đạt, biểu cảm, và vì vậy, đó là một thứ hình thức chứa nội dung.

Cũng như thế, khái niệm “đức hạnh” không thể giới hạn ở nội dung tư tưởng trong mỗi thời điểm của cuộc sống xã hội, mà phải hướng tới những giá trị mang tính vĩnh hằng, đó là sự tử tế, nhân văn trong tất cả các mối quan hệ của con người với thế giới xung quanh mình.
 

Từ 2 khái niệm đó, các em phải bàn luận được sâu sắc, thấu đáo về mối quan hệ tuyệt đối không thể tách rời giữa hình thức và nội dung, khẳng định qua thực tế văn học để thấy văn chương là lĩnh vực của cái đẹp, văn chương không phải một thứ đồ gỗ để đánh giá: “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”, khẳng định không có hình thức nào không chứa nội dung, và đương nhiên cũng không có nội dung nào không thể hiện qua hình thức – sự gắn kết biện chứng ấy sẽ làm nên giá trị của thơ, giúp người đọc vừa mê đắm khi “làm quen”, vừa yêu thương khi “sống với nhau lâu dài”.

Không khó để nhận ra tính định hướng trong cả 2 câu NLXH và NLVH. Với câu đầu, đó là cấu trúc nghi vấn “phải chăng”, với câu sau, đó là quan niệm mang tính khẳng định của nữ sĩ Xuân Quỳnh. Cho nên, đề “mở” mà thực chất vẫn là mở sẵn cho học sinh một cánh cửa để đi vào con đường được coi là chính đạo.

Đề Ngữ văn chuyên của kỳ thi tuyển sinh lớp 10 trường THPT Chuyên Khoa học Xã hội và Nhân văn năm 2020 đã có một sự ra mắt an toàn với 2 câu nghị luận xã hội và nghị luận văn học có thể giúp tìm những học trò yêu văn chương, cá tính và sâu sắc.

Nhưng trong tương lai, chúng ta vẫn hi vọng đón đợi những đề thi tuyển sinh hoàn toàn bứt ra khỏi lối mòn, từ cấu trúc tới vấn đề…

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
11
0
Banana
12/08/2020 14:56:56
+4đ tặng

Cuộc sống của chúng ta là một hành trình dài tìm kiếm và khẳng định giá trị của bản thân. Liệu bạn đã hiểu đúng giá trị của bản thân mình, liệu giá trị bản thân là ở vẻ ngoài hào nhoáng. Nhưng “Cái giá trị của một người không đo bằng địa vị, bằng cấp mà đo bằng sự ích lợi của người đó đối với đồng bào, xã hội ngoài công việc mà người đó làm để mưu sinh”.

Giá trị bản con người là ở những nội lực sẵn có trong mỗi cá nhân, là trí tuệ, sắc đẹp, nhân cách,… Giá trị của một con người còn là những việc làm cụ thể mà con người đó dùng để phục vụ cộng đồng, xã hội. Giá trị của con người không phải chỉ toát lên ở sắc đẹp, những khối tài sản khổng lồ người đó sở hữu mà quan trọng nhất vẫn là toát lên ở nhân cách cao đẹp, lối sống vị tha, sẵn sàng hy sinh, phục vụ cho cộng đồng, dân tộc.

Trong cuộc sống, ngoài sự nỗ lực, phấn đấu không ngừng, mỗi chúng ta cần phải ý thức được giá trị của bản thân mình. Khi bạn ý thức được giá trị của bản thân tức là khi bạn đã biết được điểm mạnh, điểm yếu của chính mình. Và lúc ấy bạn sẽ biết làm thế nào để phát huy tối đa những tiềm lực vốn có của mình và sửa chữa những khuyết điểm còn tồn tại. Đồng thời khi đã biết những điểm mạnh của bản thân cũng giúp chúng ta tự tin trong hành động, luôn luôn cố gắng để đạt tới cái đích mà mình đã lựa chọn. Ngược lại, nếu đến chính giá trị của bản thân mình bạn cũng không hiểu thì thật khó để lựa chọn được con đường đúng đắn, thiếu tự tin với chính quyết định của mình. Và từ đó cũng dễ dàng gặp thất bại.

Giá trị của mỗi con người không nằm ở khối tài sản khổng lồ mà anh ta có được. Nếu một người có khối tài sản lớn, mỗi năm kiếm hàng triệu đô, nhưng lại chỉ biết nghĩ cho mình, không biết nhường cơm, sẻ áo cho những người có số phận bất hạnh, lúc đó giá trị của bạn vẫn chưa được khẳng định. Ngược lại, một người có tài sản ít hơn, nhưng có trái tim nhân hậu, luôn giúp đỡ những người quanh mình, để cuộc sống của mọi người được tốt đẹp hơn. Chỉ khi ấy con người mới khẳng định được giá trị của mình. Như vậy, giá trị của con người không phải số tiền anh tích lũy được mà là cách ứng xử nhân văn của anh ta với số tiền mà anh ta làm ra.

Giá trị của một con người cũng không nằm ở nhan sắc mà họ sở hữu. Trước hết, ta cũng cần khẳng định rằng, nhan sắc cũng là một giá trị riêng của con người, nhưng nó không phải là yếu tố chính, yếu tố quyết định làm nên giá trị đích thực của một con người. Vì nhan sắc cũng sẽ tàn phai theo năm tháng, chỉ có những việc bạn phục vụ cộng đồng là còn mãi với thời gian. Bởi vậy mà ông cha ta đã có câu: “Trăm năm bia đá cũng mòn/ Nghìn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ” là cũng vì lẽ đó. Nếu bạn làm được những việc tốt, phục vụ cộng đồng xã hội chắc chắn tiếng thơm sẽ lưu danh muôn thuở.

Albert Einstein, cha đẻ của ngành vật lý hiện đại, với thuyết tương đối của mình đã tạo ra một cuộc cách mạng lớn trong ngành vật lý hiện đại, là kim chỉ nam của lĩnh vực khám phá vũ trụ. Thomas Alva Edison với hơn một nghìn phát minh, trở thành nhà khoa học vĩ đại nhất của lịch sử loài người,… Và rất nhiều nhà khoa học khác, có những đóng góp to lớn, vĩ đại cho sự phát triển của xã hội hiện đại. Còn ở đất nước ta không thể không nhắc đến chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, người đã đem lại ánh sáng của tự do, hạnh phúc cho dân tộc, giải phóng dân tộc ta khỏi kiếp lầm than, nô lệ. Những con người vĩ đại này, hàng ngàn, thậm chí hàng vạn năm sẽ mãi được mọi người nhớ đến và biết ơn những gì họ đã đóng góp cho nhân loại. Như vậy, ta có thể thấy rằng, giá trị đích thực của một con người là nằm ở những gì anh ta đã cống hiến, phục vụ cho cộng đồng, xã hội.

Mỗi cá nhân là một thực thể riêng biệt, độc đáo, mỗi người có giá trị riêng. Có những người ngay từ khi sinh ra đã có những ưu điểm nổi trội, nhưng lại có những người cần rèn luyện, phấn đấu để tạo ra giá trị đích thực của mình. Dù là giá trị sẵn có hay cố gắng xây dựng thì mỗi chúng ta hàng ngày hàng giờ vẫn phải không ngừng nỗ lực, cố gắng, rèn rũa bản thân để khẳng định được giá trị của chính mình.

Là một học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường, cách để các bạn tạo ra giá trị bản thân không gì khác chính là học tập, tu dưỡng đạo đức. Hãy là con ngoan, trò giỏi, nhiệt tình giúp đỡ bạn bè cùng tiến bộ, hăng hái tham gia các hoạt động phong trào để trau dồi kỹ năng cho chính mình. Rèn luyện bản thân ở thời điểm hiện tại chính là cách để bạn khẳng định giá trị của mình ở tương lai.

Hành trình để khẳng định giá trị của chính mình không hề là hành trình đơn giản. Mà nó là một hành trình đầy khó khăn, gian khổ, hành trình của khẳng định tri thức và rèn luyện nhân cách. Không có quả ngọt nào được hưởng thụ mà không phải trải qua đắng cay, thất bại, và hành trình đi đến giá trị của mình cũng vậy. Bản thân mỗi người cần nỗ lực, cố gắng hết mình để tìm thấy giá trị đích thực của bản thân.

11
0
Banana
12/08/2020 14:57:11
+3đ tặng

Sophia đã từng nói rằng: “Vượt lên phía trước là công việc đòi hỏi lòng tin tưởng khát khao vào bản thân. Đó là vì sao vài người tài năng tầm thường nhưng có chí tiến thủ lớn lao lại đi xa hơn nhiều những người với tài năng vượt trội hơn hẳn”. câu nói đã khẳng định giá trị của bản thân không phải do thiên bẩm, hay người khác định lượng mà chính sự kiên cường, bền bỉ của mỗi chúng ta quyết định.

Hiểu một cách đơn giản, giá trị bản thân là những yếu tố, năng lực vốn có trong mỗi người tạo nên một thành quả nào đó. Giá trị bản thân không phân lớn nhỏ, ít nhiều mà nó để khẳng định cốt cách của chính mình với cuộc đời.

Vì sao giá trị của mỗi người lại do chính chúng ta quyết định? Mỗi chúng ta sinh chưa, chưa ai định sẵn một giá trị, chúng ta sinh ra đều giống nhau. Bạn đừng nghĩ rằng mình sinh ra trong một gia đình giàu có, gia thế hiển hách thì khi ấy giá trị của bạn đã được định lượng. Cùng đừng nghĩ khi bạn sinh ra trong một gia đình nghèo khó thì vĩnh viễn bạn sẽ không có giá trị. Đó đều là những suy nghĩ sai lầm. Bởi vốn sinh ra bạn chưa xác lập giá trị, mà giá trị của mỗi người được xác lập qua thời gian, qua trải nghiệm, qua nỗ lực và cố gắng.

Mỗi chúng ta ai chẳng có khuyết điểm chẳng có lỗi lầm. Bạn có thể không xinh đẹp, không thông minh, không giỏi giang,… nhưng bạn lại có tấm lòng đôn hậu, lại có trái tim nồng nhiệt, sẵn sàng giúp đỡ mọi người. Đó chính là giá trị của bạn. Nếu bạn giỏi giang, thành đạt, lại đem những điều mình làm được phục vụ cho cộng đồng, xã hội, ấy chính là giá trị của bạn. Giá trị của bạn không phân biệt nhỏ bé, hay to lớn, chỉ cần nó do bạn tạo ra, làm cho tâm bạn hạnh phúc, thanh thản, làm cho người khác có cuộc sống tốt hơn. Đó chính là giá trị lớn nhất của mỗi con người. Khi chúng ta hiểu được ưu điểm, nhược điểm của bản thân, biết chế ngự, khắc phục những nhược điểm, phát huy những ưu điểm, điều đó cũng khiến cho chúng ta thêm phần tự tin vào chính mình. Chỉ khi bạn tin vào chính mình, tin vào những điều mình làm thì khi ấy bản thân mới thực sự có giá trị.

Trong cuộc sống, khi trưởng thành, khao khát khẳng định giá trị bản thân ngày càng mãnh liệt hơn. Bởi khi khẳng định được mình chính là lúc bạn là người có vị thế, chỗ đứng trong xã hội. Và trên hành trình tìm kiếm câu trả lời về giá trị bản thân chúng ta sẽ có vô vàn câu hỏi đặt ra: giá trị bản thân là gì? Làm thế nào để khẳng định giá trị bản thân? Làm thế nào để mọi người tôn trọng?... mỗi người sẽ có những cách thức khác nhau để khẳng định mình. Có thể là học tập thật giỏi, mang tài năng để thi cử, để phục vụ đất nước. Có người lại đem tấm lòng của mình để giúp đỡ mọi người. Có rất nhiều cách khác nhau để khẳng định giá trị của mình.

Nhưng chúng ta cũng cần thấy rằng không nên tự tin thái quá về chính mình. Có rất nhiều người rơi vào thói tự tin thái quá vào bản thân. Luôn cho rằng mọi việc mình là là đúng, mọi quyết định mình đưa ra là chính xác mà không tham khảo những ý kiến của người khác. Bởi quá tự tin vào mình, luôn cho rằng mình đứng trên đỉnh vinh quang, nên họ sẽ có những nhận thức sai lầm về những người xung quanh, đánh giá thấp năng lực của họ, không thích kết hợp làm việc với người khác. Ngược lại một số người lại quá tự ti với mình, luôn cho rằng bản thân mình kém cỏi nên chưa bao giờ dám làm, dám nghĩ bất cứ điều gì. Cuộc sống của họ trở nên thụ động, mặc kệ sự sắp đặt của người khác cho số phận của chính mình. Bản thân mỗi người là một giá trị, sự e dè, sợ hãi, hay tự tin thái quá chỉ khiến cho giá trị của bản thân bị hạ thấp.

Giá trị của mỗi con người không nằm ở việc bạn được sinh ra ở đâu, do ai sinh ra, mà là ở chính các bạn. Nếu ta không ngừng nỗ lực chăm chỉ, kiên trì dù không quá thông minh, nhưng chắc chắn cũng sẽ đạt được ước nguyện. Dù bạn còn nhiều khuyết điểm, đôi khi còn phạm sai lầm nhưng chỉ cần bạn nhận ra khuyết điểm và sửa chữa lỗi lầm sẽ giúp bản thân mình có giá trị. Giá trị thực sự của bản thân là không ngừng nỗ lực, cố gắng, kiên gan. Giá trị của chúng ta do chính chúng ta tạo nên, không có muộn, không có sớm, chỉ có bắt đầu và không bao giờ kết thúc. Giá trị của mỗi người đôi khi không được bộc lộ, bởi vậy khi nhìn nhận đánh giá bất cứ ai cũng cần có cái nhìn sâu sắc, toàn diện.

Hiểu được giá trị của mình, những sai lầm, khuyết thiếu sẽ giúp chúng ta không ngừng nỗ lực cố gắng. Đừng quá tự kiêu, cũng đừng quá tự ti, hãy tự tin bộc lộ cá tính của chính mình, nhưng cũng phải biết lắng nghê và thấu hiểu những người xung quanh. Hãy sống một cuộc đời đầy bản, đầy yêu thương và vị tha.

11
0
Banana
12/08/2020 14:57:27
+2đ tặng

Con người sinh ra không có ai là hoàn hảo, có người tài giỏi, có người kém hơn nhưng ai cũng có trong mình những giá trị bản thân cần được tôn trọng. Giá trị bản thân dù lớn lao hay nhỏ bé thì nó cũng là yếu tố cốt lõi tạo nên con người bạn, không lẫn với bất kì một ai. Và chúng ta, ai cũng cần tự tin và tôn trọng chính bản thân mình cũng như tôn trọng những người xung quanh dù họ có là ai đi nữa.

Có một sự thật mà ai cũng phải thừa nhận rằng, con người ai cũng có khuyết điểm, chẳng có ai là tốt đẹp về mọi mặt, được cái này thì mất cái kia, đó là quy luật của cuộc sống không ai có thể phủ nhận. Vậy nên chúng ta không được mặc cảm khi bản thân mình không phải là một người tài giỏi, vĩ đại. Chúng ta có thể không xinh đẹp nhưng ta lại là một đứa con ngoan, ta có thể không hát hay nhưng ta lại nấu ăn giỏi, cũng có thể ta không học giỏi nhưng ta là chịu khó, siêng năng… Ai cũng có ưu điểm và nhược điểm riêng, hiểu được điều này, con người sẽ thêm tự tin hơn về bản thân mình cũng như nhìn người khác bằng ánh mắt tôn trọng, dù họ có nhiều khuyết điểm cũng không được phép chê bai, khinh thường. Vì chúng ta biết rằng, dù là ai, dù lớn lao hay nhỏ bé cũng đều có những giá trị riêng của bản thân để ta tôn trọng họ hơn. Ta sẽ thấy được những điểm giống nhau của một danh nhân tài ba với một cậu bé bán vé số hay một bà thím bán cá ở chợ. Mỗi người một nghề nghiệp, mỗi người một hoàn cảnh khác nhau nhưng ở họ đều có chung giá trị của bản thân mình để ai cũng phải tôn trọng, ai cũng phải công nhận.

Trong cuộc sống, con người luôn sống trong những câu hỏi về giá trị của chính mình. Hàng loạt những câu hỏi luôn được đặt ra như; Mình đang đứng ở vị trí nào? Mình là người như thế nào trong mắt mọi người? Hay phải làm sao để nhận được sự tôn trọng của những người xung quanh? Chúng ta cứ sống và tìm kiếm câu trả lời cho những câu hỏi đó. Hiểu và tìm kiếm giá trị bản thân là nhu cầu chính đáng của con người bởi vì “Biết mình biết ta trăm trận trăm thắng”, nhưng mỗi người lại có cách nhìn nhận khác nhau. Có những người tự tin thái quá, luôn đề cao bản thân mình, họ cho rằng họ luôn là nhất, nếu họ đứng thứ hai thì cũng chẳng có ai đứng ở vị trí số một. Chính vì tự tin thái quá và tự phụ nên họ có cái nhìn không đúng về giá trị của những người xung quanh. Vì họ cho rằng mình là nhất nên họ thường coi thường người khác, cho rằng suy nghĩ hay hành động của mình đều là đúng và buộc người khác phải nghe theo. Họ tự phụ không nghe bất cứ ai, luôn làm theo ý mình, không có sự phối kết hợp với người khác. Ngược lại có những người lại vô cùng tự ti với chính bản thân họ. Họ luôn cảm giác mình là người kém cỏi, không làm được trò trống gì. Chính sự tự ti đã làm cho họ trở nên rụt rè, không dám khẳng định cái tôi. Có những người, họ có thể làm được nhưng họ lại sợ hãi, lo lắng rằng mình không thể cho nên nhiều tài năng của họ luôn bị chôn vùi. Có những người họ thừa sức để làm được nhưng vì mặc cảm, tự ti nên họ chỉ biết im lặng và đứng nhìn người khác. Và cứ thế, họ dần dần chôn giấu giá trị của chính mình, khép mình vào cái vỏ do họ tự tạo nên. Mỗi người có một cách nhìn nhận, một cách thể hiện khác nhau về giá trị của bản thân. Dù là ai thì cũng nên bộc lộ hết khả năng của mình, đúng thì mọi người tán dương, sai thì sửa chữa để rút ra kinh nghiệm. Dù có thế nào thì cũng hãy sống hết mình.

Giá trị bản thân không nằm ở việc bạn làm gì, có chức tước gì hay là kiếm được bao nhiêu tiền, nó cũng không nằm ở một kết quả nhất thời mà chính quá trình ta chinh phục cái đích mới là sự thể hiện rõ ràng nhất của giá trị con người. Có những người sinh ra không có trí thông minh cực đỉnh nhưng suốt quãng đường học tập họ luôn chăm chỉ, chịu khó vươn lên. Chính sự miệt mài không quản khó khăn đã để lại trong lòng người khác một sự kính nể và tôn trọng. Có những người, làm chức to, ông này bà kia nhưng lại không nhận được sự tôn trọng của người khác. Bởi vì sao? Chức tước đó là do họ mua chuộc bằng tình, bằng tiền và do những mối quan hệ không sòng phẳng. Thực chất thì họ không có đủ khả năng và trí tuệ để có thể làm được công việc đó. Ở một địa vị cao sang nhưng không thanh liêm thì người khác cũng nhìn vào bằng con mắt khinh thường, chế giễu.

Giá trị của bản thân được gây dựng bằng chính đôi bàn tay của chủ thể. Chẳng ai quan tâm bạn bắt đầu, xuất phát ở chỗ nào và cái đích bạn đạt được có cao hay không, chỉ cần quá trình bạn đi đến mục đích nó được xây dựng trên chính nỗ lực và ý chí của bạn. Con đường đi đến thành công chưa bao giờ là bằng phẳng và dễ dàng, nó đầy rẫy những gian nan và thử thách. Chính quá trình vượt qua khó khăn ấy con người mới bộc lộ phẩm chất và giá trị bản thân mình. Đừng đánh giá một ai đó qua cái nhìn mà bạn thấy trước mắt, hãy suy xét thật kỹ lưỡng thực chất bên trong của chúng, bởi vì giá trị sẽ chẳng bao giờ là kết quả ở một thời điểm nhất định, nó là cả một quá trình, một con đường dài mà con người phải trải qua bằng chính sức lực và đôi chân của mình.

Hiểu được giá trị bản thân, chúng ta phải không ngừng cố gắng học tập để hoàn thiện mình. Biết nhìn nhận đúng đắn về vị trí của mình, không nên quá tự tin nhưng cũng đừng quá tự ti. Hãy sống bằng chính con người bạn, đừng sống vì người khác cũng đừng cố làm hài lòng tất cả mọi người, đó là điều không thể và cũng không cần thiết. Chỉ cần ta sống chân thành và hài lòng về bản thân, như vậy là đủ rồi.

11
0
Banana
12/08/2020 14:57:38
+1đ tặng

Giá trị bản thân là những giá trị cốt lõi của con người, có vai trò kiến tạo nên các giá trị khác. Cũng có thể hiểu, giá trị bản thân là tổng hòa các giá trị mà con người đã sở hữu được.

Để cuộc sống trở nên có ý nghĩa, mỗi người cần cần tạo dựng giá trị cho riêng bản thân mình. Nếu bạn không thể tạo dựng giá trị cho bản thân, thì bạn cũng không thể tạo được giá trị cho người khác. Bản thân sở hữu được càng nhiều giá trị thì bạn càng dễ thành công hơn người khác. Tri thức, nhân các, lối sống tạo nên giá trị bản thân mỗi con người và ngược lại, chính giá trị bản thân bền vững sẽ tạo nên tri hiểu biết, phẩm đức cao quý và lối sống tốt đẹp ở mỗi con người.

Giá trị bản thân đối với con người cũng như nước đối với dòng sông, không có nước, dòng sông không thể có cuộc sống trù phú. Bởi thế, đừng đánh mất giá trị bản thân chỉ vì sự tham lam, ích kỷ, hèn nhát. Không một ai có thể làm cho bạn cảm thấy mình thấp kém nếu bạn không tự mình làm điều đó.

Đừng kiêu căng, tự mãn, tự phụ bản thân mà nên khiêm tốn, giản dị, cân đối hài hoà mối quan hệ giữa lối sống và công việc, bản thân và tập thể. Hiểu rõ vai trò của giá trị của bản thân, bạn cần phải kiên trì xây dựng, tích lũy giá trị từng ngày, hướng đến một cuộc sống ý nghĩa, tự hoàn thiện bản thân, sống chân thực, có trách nhiệm, lạc quan bước tới.

Giá trị đích thực của đời người không nằm ở những gì bạn sở hữu mà là những gì bạn đã cho đi. Càng biết cho đi, càng biết sống vì người khác, giá trị bản thân càng được nâng cao.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×