Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Nghị luận về văn bản Truyện Kiều

Nghị luận về văn bản truyện kiều

2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
469
1
0
Đỗ Chí Dũng
16/08/2020 14:17:23
+5đ tặng

Đoạn trích Truyện Kiều này có nhan đề "Trao duyên" gồm 34 câu (từ câu 723 đến câu 756) được in trong sách giáo khoa môn Văn lớp 10. Đây là một trong những đoạn thơ mở đầu cuộc đời lưu lạc đau khổ của Thúy Kiều. Khi Vương Ông và Vương Quan bị bắt do có kẻ vu oan, Thúy Kiều phải bán mình cho Mã Giám Sinh để lấy tiền đút lót cho quan lại cứu cha và em. Đêm cuối cùng trước ngày ra đi theo Mã Giám Sinh, Thuý Kiều nhờ cậy Thúy Vân thay mình trả nghĩa, lấy Kim Trọng.
Nhan đề đoạn trích là Trao duyên nhưng trớ trêu thay đây không phải là cảnh trao duyên thơ mộng của những đôi nam nữ mà ta thường gặp trong ca dao xưa. Có đọc mới hiểu được, "Trao duyên", ở đây là gửi duyên, gửi tình của mình cho người khác, nhờ người khác chắp nối mối tình dang dở của mình. Thúy Kiều trước phút dấn thân vào quãng đời lưu lạc, bán mình cứu cha, nghĩ mình không giữ trọn lời đính ước với người yêu, đã nhờ cậy em là Thúy Vân thay mình gắn bó với chàng Kim. Đoạn thơ không chỉ có chuyện trao duyên mà còn chất chứa bao tâm tư trĩu nặng của Thúy Kiều.
Mở đầu đoạn thơ là 8 câu tâm sự của Thúy Kiều, về mối tình của mình với chàng Kim. Kể ra, với người xưa, một mối tình thiêng liêng như Thúy Kiều – Kim Trọng thường được giấu kín trong lòng ít khi người ta thổ lộ với người thứ ba. Vậy mà, ở đây, Thúy Kiều phải bộc lộ tất cả với Thúy Vân. Hơn thế nữa, nàng phải lạy em như lạy một ân nhân, một bậc bề trên, phải nói với em bằng những lời lẽ nhún nhường gần như van vỉ:
Cậy em, em có chịu lời,
Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa.
Không phải nhờ mà là cậy, chị nhờ em giúp chị với tất cả lòng tin của chị. Nhờ em nhưng cũng là gửi gắm vào em. Bao nhiêu tin tưởng bao nhiêu thiêng liêng đặt cả vào từ cậy ấy! Cũng không phải chỉ nói mà là thưa, kèm với lạy. Phải thiêng liêng đến mức nào mới có sự "thay bậc đổi ngôi" giữa hai chị em như thế. Nguyễn Du thật tài tình, như đọc thấu tất cả nỗi lòng nhân vật. Nỗi đau khổ vì không giữ trọn lời đính ước với chàng Kim đã buộc Thúy Kiều phải nói thật, nói hết với em, phải giãi bày tất cả. Bởi vì không có cách nào khác là phải nhờ em. Gánh tương tư đâu có nhẹ nhàng gì, thế mà vì mình giờ đây bỗng giữa đường đứt gánh, ai mà không đau khổ. Nhưng, gánh nặng vật chất thì san sẻ được, nhờ người khác giúp đỡ được, còn gánh tương tư mà nhờ người khác giúp đỡ cũng là điều hiếm thấy xưa nay. Vì vậy, Kiều mới phải cậy em, mới phải lạy, phải thưa, vì nàng hiểu nỗi khó khăn, sự tế nhị của gánh nặng này. Rõ ràng, Thúy Vân cũng phải hi sinh tình yêu của mình để giúp chị. Trong hoàn cảnh bi thương của mình, Thúy Kiều không chỉ trao duyên mà còn trao cả nỗi đau của mình cho em gái. Tuy nhiên, Thúy Vân vốn là cô gái vô tư, thơ ngây trong gia đình họ Vương lúc vạ gió tai bay, Thúy Kiều phải giành cho mình phần hi sinh lớn hơn; không chỉ hi sinh tình yêu mà hi sinh cả cuộc đời để cứu cha, cứu em.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Đỗ Chí Dũng
16/08/2020 14:17:33
+4đ tặng

Tình yêu giữa Thúy Kiều và Kim Trọng đang tươi đẹp, nồng nàn thì Kim Trọng phải về Liêu Dương hộ tang chú. Trong khi đó tai họa đổ ập xuống gia đình Thúy Kiều. Của cải bị bọn sai nha vét sạch. Cha và em trai Thúy Kiều bị bắt, bị đánh. Bọn quan lại đòi đút lót “có ba trăm lạng việc này mới xuôi”. Trước biến cố đau lòng đó, một người giàu tình cảm, giàu đức hy sinh như Thúy Kiều không còn cách nào khác là phải bán mình lấy tiền cứu cha và em. Nhưng còn mối tình với Kim Trọng? Thúy Kiều hết sức đau khổ. Cuối cùng nàng quyết định nhờ em thay mình lấy Kim Trọng. Đoạn “Trao duyên” trong “Truyện Kiều” rất cảm động. Có lẽ đây là cảnh tượng đau lòng chưa từng thấy trong nền văn học nhân loại.
Dựa vào cốt truyện của Thanh Tâm Tài Nhân, Nguyễn Du đã dựng lại tình tiết trao duyên thật sống động. “Thúy Vân chợt tỉnh giấc xuân” thì thấy chị mình đang thổn thức giữa đêm khuya. Vân ghé đến ân cần hỏi han. Thúy Kiều thật là khó nói, nhưng “để lòng thị phụ tấm lòng với ai”. Thương cha, nàng bán mình, thương người tình, nàng đành cậy em:
“Cậy em, em có chịu lời,
Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa.
Giữa đường đứt gánh tương tư,
Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em”
Trong dãy từ diễn tả khái niệm nhờ, Nguyễn Du đã chọn từ “cậy”, tuyệt vời chính xác. Từ “cậy” hàm chứa niềm tin mà người được nhờ không thể thoái thác được. Lại thêm một cử chỉ thiêng liêng là “lạy”. Thuở đời chị lại lạy sống em bao giờ! Mà chỉ để trao duyên. Mối tình với chàng Kim sâu nặng biết chừng nào, thiêng liêng biết chừng nào! Trong nước mắt, giữa đêm khuya, Thúy Kiều đã kể lể sự tình cho cô em nghe:
“Kể từ khi gặp chàng Kim
Khi ngày quạt ước, khi đêm chén thề
Sự đâu sóng gió bất kì
Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai”
Thúy Kiều đã kể nhanh những sự kiện mà Thúy Vân cũng đã chứng kiến. Chuyện gặp chàng Kim trong buổi chiều thanh minh. Chuyện kể nguyền hẹn ước với Kim Trọng. Chuyện sóng gió của gia đình. Nhưng có một chi tiết mà đối với cái trí bình thường của Thúy Vân không bao giờ biết được:
“Hiếu tình khôn dễ hai bề vẹn hai”
Qua lời Thúy Kiều, Nguyễn Du đay nghiến cả một xã hội. Hiếu – tình là hai giá trị tinh thần không thể đặt lên bàn cân được. Một xã hội bắt con người phải lựa chọn những giá trị không thể lựa chọn được thì xã hội đấy là một xã hội tàn bạo. Thúy Kiều đã cay đắng lựa chọn chữ “hiếu”. Mà chỉ có ba điều tồn tại: “Đức tin, hi vọng và tình yêu, tình yêu vĩ đại hơn cả”. Nghe một lời trong Kinh Thánh như vậy, chúng ta càng thấm thía với nỗi đau của nàng Kiều.
Cho nên hy sinh chữ tình, nàng Kiều coi như không tồn tại trên cõi đời này nữa. Mỗi lời của nàng không phải là nước mắt mà là máu đang rỉ ra trong lòng.
“Ngày xuân em hãy còn dài
Xót tình máu mủ thay lời nước non
Chị dù thịt nát xương mòn
Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây”
Hai chị em đều “xuân xanh xấp xỉ tới tuần cập kê” vậy mà nàng nói “ngày xuân em hãy còn dài” đau đớn biết chừng nào! Lời lẽ thiêng liêng của nàng là vì lo cho Kim Trọng, mong sao cho chàng Kim có hạnh phúc trong tan vỡ. Trong đau khổ tuyệt vọng, nàng còn biết lo cho hạnh phúc của người khác. Thật là một cô gái có đức hi sinh lớn lao.
Biết là em thuận lòng (con người trời sinh ra để hưởng hạnh phúc đó, trong giờ phút này cũng dễ thuận lòng lắm. Với lại chị nói cảm động quá. Mà anh Kim Trọng em đã nhất kiến rồi, cũng dễ thương lắm), nàng trao cho em những kỷ vật giữa nàng và chàng Kim:
“Chiếc thoa với bức tờ mây
Duyên này thì giữ, vật này của chung”
Tình cảm dẫu sao vẫn còn trừu tượng, chứ kỷ vật của tình yêu thì cứ hiển nhiên hiện ra đó, cho nên Thúy Kiều trao “chiếc thoa với bức tờ mây” cho em thì nàng cũng đau đớn đến tột độ. Mỗi lời của nàng nặng như chì. Nàng trao duyên, trao kỷ vật cho em mà nàng **** đời. Cái xã hội bắt con người phải chung cả cái không thể chung được thì có đáng ghét không, có đáng nguyền rủa không? Đấy chính là lời tố cáo vọng đến thấu trời của Nguyễn Du đối với xã hội đã chà đạp lên hạnh phúc của con người.
Thúy Kiều trao duyên là coi như mình đã khuất. Nàng dặn em giữ gìn kỷ vật và còn dặn em hãy thương lấy linh hồn vật vờ đau khổ của chị trên cõi đời đen bạc này:
“Mai sau dù có bao giờ,
Đốt lò hương ấy, so tờ phím này.
Trông ra ngọn cỏ lá cây,
Thấy hiu hiu gió thì hay chị về.
Hồn còn mang nặng lời thề,
Nát thân bồ liễu, đền nghì trúc mai.”
Thúy Kiều tưởng tượng nàng chỉ còn là bóng ma. Lời lẽ huyền hồ. Bóng ma nàng sẽ hiện lên trong hương trầm và âm nhạc. Hồn ma còn mang nặng lời thề với Kim Trọng, cho nên dẫu “thịt nát xương mòn” thì hồn nàng vẫn còn quanh quẩn với “ngọn cỏ lá cây”, với “hiu hiu gió…” Tình của người bạc mệnh vẫn còn làm chấn động cả vũ trụ.
Đau đớn tột cùng trước sự đổ vỡ của tình yêu, nàng quên rằng trước mặt mình là Thúy Vân mà than khóc với Kim Trọng:
“Trăm nghìn gửi lạy tình quân,
Tơ duyên ngắn ngủi có ngần ấy thôi
Phận sao phận bạc như vôi!
Đã đành nước chảy hoa trôi lỡ làng.”
Mỗi lời của nàng là một lời vận vào. Trước nỗi đau đớn xót xa này, nàng chỉ trách mình là “phận bạc”, là “hoa trôi”, những hình ảnh đó làm động lòng thương đến hết thảy chúng ta. Đối với Kim Trọng, nàng còn mặc cảm tội lỗi là chính nàng đã “phụ chàng”. Chính tâm lý mặc cảm tội lỗi cao thượng đó khiến nàng chết ngất trong tiếng kêu thương thấu trời:
“Ôi Kim lang! Hỡi Kim lang!
Thôi thôi! Thiếp đã phụ chàng từ đây!”
Đoạn “Trao duyên” trong “Truyện Kiều” là một khúc “đoạn trường” trong thiên “Đoạn trường tân thanh”. Với con mắt tinh đời, Nguyễn Du đã phát hiện thấy trong truyện của Thanh Tâm Tải Nhân là một tình tiết rất cảm động và bằng nghệ thuật tuyệt vời, ông đã dựng lại đoạn “Trao duyên” hết sức sâu sắc và độc đáo. Tác giả đã đối lập hai tính cách của hai chị em một cách tài tình: con người của đời thường và con người của phi thường. Trong sự kiện “sóng gió bất kì” này, Thúy Vân vô tư, hồn nhiên (cũng đừng vội chê trách Thúy Vân. Nhân vật này còn là một kho bí mật trong công trình nghệ thuật kiệt tác của Nguyễn Du mà chúng ta chưa kịp bàn ở đây), còn Thúy Kiều thì lại càng đau đớn hơn. Nguyễn Du đã dụng công miêu tả tâm lý, sự vận động nội tâm nhân vật, cũng có thể nói Nguyễn Du đã đạt đến phép biện chứng của tâm hồn. Chỉ qua đoạn “trao duyên”, chúng ta cũng cảm nhận được Thúy Kiều là một cô gái giàu tình cảm, giàu đức hi sinh, có ý thức về tình yêu và cuộc sống. Một nhân cách như vậy mà vừa chớm bước vào đời như một bông hoa mới nở đã bị sóng gió dập vùi tan tác. Nói như Mộng Liên Đường Chủ nhân là khúc đoạn trường này như có máu rỏ trên đầu ngọn bút của Nguyễn Du, như có nước mắt của thi nhân thấm qua trang giấy. Hơn hai trăm năm rồi, những giọt nước mắt nhân tình ấy vẫn chưa ráo

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×