Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới

1. Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới.

Giặc đã đến chân núi Trâu. Thế nước rất nguy, người người hoảng hốt. Vừa lúc đó, sử giả đem ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt đến. Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái bỗng biến thành một tráng sĩ mình cao hơn trượng, oai phong, lẫm liệt.

(Thánh Gióng)

a) Xác định các từ Hán Việt trong đoạn văn trên.

b) Tìm từ thuần Việt thay thế. Nhận xét cách diễn đạt của đoạn văn sau khi thay từ. Từ đó, em hãy rút ra vai trò của từ Hán Việt trong đoạn văn.

2. – Xác định từ mượn trong các ví dụ sau, cho biết từ mượn nào được dùng hợp lí. Từ mượn nào dùng không hợp lí? Vì sao?

a) Bác em cùng phu nhân dưới quê lên chơi.

b) Do trời lạnh đàn gà nhà em từ trần gần hết.

c) Sáng sớm, Sơn Tinh đã đem sính lễ đến đưa Mị Nương về núi. 

– Hãy nêu ý kiến của em về việc sử dụng từ mượn của các bạn học sinh hiện nay.

6 trả lời
Hỏi chi tiết
734
0
0
Dũng
16/08/2020 17:39:37
+5đ tặng

Bài 1:
a.Vũ khí ra trận của Gióng:áo giáp sắt, ngựa sắt, roi sắt.

Ý nghĩa: Nghề đúc rèn xuất hiện ở nước ta từ rất sớm

b.-Gióng tượng trưng cho lòng yêu nước, khả năng và sức mạnh của dân tộc

-Gióng là hình tượng của người anh hùng đánh giặc cứu nước

-Gióng là hình tượng của sức mạnh phi thường, dùng vũ khí hiện dại và thô sơ tiêu diệt giặc.

c.Núi Sóc Sơn(Hà Nội) là địa danh có thật(nơi Gióng bay về trời)

Dấu tích: Tre đằng ngà, ao hồ, Làng Cháy.

(đây là ý kiến của mik nha, bạn tham khảo nhé)

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Dũng
16/08/2020 17:41:00
+4đ tặng

2. – Từ mượn trong các ví dụ (in đậm):

a) Bác em cùng phu nhân dưới quê lên chơi.

b) Do trời lạnh đàn gà nhà em từ trần gần hết.

c) Sáng sớm Sơn Tinh đã đem sính lễ đến đưa Mị Nương về núi.

– Từ mượn trong ngữ liệu (a,b) dùng không hợp lí vì không phù hợp vói nội dung của câu.

– Từ mượn trong ngữ liệu (c) được dùng hợp lí vĩ phù hợp với nội dung của câu, tạo sắc thái cổ xưa cho một câu chuyện cổ.

– Thực trạng về việc HS sử dụng từ mượn hiện nay:

+ Sử dụng từ mượn có xu hướng tăng lên.

+ Lạm dụng từ mượn (tiếng Anh, tiếng Hàn,…).

+ Làm mất đi sự trong sáng của tiếng Việt, gây khó hiểu cho đối tượng giao tiếp (đặc biệt là người lớn tuổi).

1
0
Dũng
16/08/2020 17:41:15
+3đ tặng

Thực trạng về việc HS sử dụng từ mượn hiện nay:

+ Sử dụng từ mượn có xu hướng tăng lên.

+ Lạm dụng từ mượn (tiếng Anh, tiếng Hàn,…).

+ Làm mất đi sự trong sáng của tiếng Việt, gây khó hiểu cho đối tượng giao tiếp (đặc biệt là người lớn tuổi).

2
1
Chou
16/08/2020 17:47:00
+2đ tặng

1. a) Các từ Hán Việt trong đoạn văn: sứ giả, tráng sĩ, trượng, oai phong, lẫm liệt,

– Từ thuần Việt thay thế:

+ sứ giả: người được nhà vua phái đi đại diện.

+- tráng sĩ: người có sức lực cường tráng, chí khí mạnh mẽ, hay làm việc lớn.

+ trượng: đơn vị đo bằng 10 thước Trung Quốc cổ (tức 3,33 mét); ở đây hiểu là rất cao.

+ lẫm liệt: hùng dũng, oai nghiêm.

– Đoạn văn sau khi thay từ vẫn kể lại đầy đủ các sự việc nhưng đã mất đi sắc thái cổ kính, không còn phù họp với bầu không khí xã hội xưa. Vì thế, chất truyền thuyết bị mờ nhạt.

– Vai trò của từ Hán Việt trong đoạn văn: tạo sắc thái cổ kính, trang nghiêm, phù hợp với không khí xã hội xưa.

2
1
Chou
16/08/2020 17:47:26
+1đ tặng

2. – Từ mượn trong các ví dụ (in đậm):

a) Bác em cùng phu nhân dưới quê lên chơi.

b) Do trời lạnh đàn gà nhà em từ trần gần hết.

c) Sáng sớm Sơn Tinh đã đem sính lễ đến đưa Mị Nương về núi.

– Từ mượn trong ngữ liệu (a,b) dùng không hợp lí vì không phù hợp vói nội dung của câu.

– Từ mượn trong ngữ liệu (c) được dùng hợp lí vĩ phù hợp với nội dung của câu, tạo sắc thái cổ xưa cho một câu chuyện cổ.

2
0
Chou
16/08/2020 17:47:37
– Thực trạng về việc HS sử dụng từ mượn hiện nay:

+ Sử dụng từ mượn có xu hướng tăng lên.

+ Lạm dụng từ mượn (tiếng Anh, tiếng Hàn,…).

+ Làm mất đi sự trong sáng của tiếng Việt, gây khó hiểu cho đối tượng giao tiếp (đặc biệt là người lớn tuổi).

 

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo