Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Có ý kiến cho rằng đọc một tác phẩm văn chương sau mỗi trang sách ta đọc được cả nỗi niềm băn khoăn trăn trở của tác giả về số phận con người

Có ý kiến cho rằngđọc một tác phẩm văn chương sau mỗi trang sách ta đọc được cả nỗi niềm băn khoăn trăn trở của tác giả về số phận con người Em hiểu ý kiến trên như thế nào bằng việc phân tích một số tác phẩm văn chương đã học trong chương trình Ngữ Văn lớp 8 hãy làm sáng tỏ ý kiến trên
 

7 trả lời
Hỏi chi tiết
1.228
1
2
Dũng
17/08/2020 12:32:21
+5đ tặng

DÀN Ý 

1, Mở bài:

- Nêu vấn đề: Vai trò của văn trong việc bọc lộ tâm tình của tác giả

- Dẫn dắt vấn đề: Có ý kiến cho rằng: Đọc một tác phẩm văn chương,sau mỗi trang sách,ta đọc được cả nỗi niềm băn khoăn,trăn trở của tác giả về số phận con người. Và thông qua hai tác phẩm Lão Hạc và Cô bé bán diêm thì ý kiến trên lại càng được chứng minh rõ nét. Mỗi một tác giả thông qua nhân vật của mình đều gửi gắm những nỗi niềm về cuộc đời con người. Đó chính là thành công để làm nên những tác phẩm bất diệt với thời gian

2, Thân bài

 Những trăn trở của Nam Cao về số phậncon người qua truyện ngắn Lão Hạc:

- Giới thiệu truyện ngắn

+  Lão Hạc là một truyện ngắn xuất sắc của Nam Cao viết về đề tài người nông dân trước Cách mạng tháng Tám. Dưới ngòi bút của ông, người nông dân hiện lên với tất cả những vẻ đẹp nhân phẩm và ý thức làm người.

+ Truyện ngắn Lão Hạc kể về một người nông dân nghèo nhưng nhân hậu. Lão Hạc là một người quá vợ, sống cùng với con trai, và tài sản duy nhất của họ là mảnh vườn vỏn vẹn ba sào đất. Vì không có tiền cưới vợ nên anh con trai đi làm cao su, bốn năm không về.  Sau 1 trận ốm dai dẳng lão không còn đủ sức để đi làm thuê, Lão phải bán con chó mà lão rất mực yêu thương. Rồi Lão mang số tiền dành dụm được và mảnh vườn sang gửi ông Giáo. Sau đó mấy hôm liên lão chỉ ăn khoai, sung luộc, rau má...Một hôm lão sao nhà Binh tư xin ít bả chó để kiết liễu đời mình. 

-  Lão Hạc:

+ Sống lương thiện, trung thực, có nhân cách cao quí nhưng số phận lại nghèo khổ, bất hạnh.

+Sống thì bất hạnh chỉ có cách tìm đến cái chết

-> sự nghèo khổ đã bức con người ta đến bước đường cùng

- ông giáo

+ Ông giáo là người có nhiều chữ nghĩa, có nhân cách đáng trọng…nhưng phải sống trong cảnh nghèo túng

+ là người yêu thương bạn bè, có cái nhìn rất đúng đắn về cách nhìn người

+ Ông giáo buồn vì cảm thấy cuộc đời quá đen tối

+ Ông giáo đã khẳng định niềm tin mạnh mẽ về lòng lương thiện tốt đẹp của con người "Không! Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn" là như thế!

- con trai lão hạc

+  Điển hình cho số phận không lối thoát của tầng lớp thanh niên nông thôn

->  Cuộc đời mà Nam Cao phản ánh là xã hội của Việt Nam dưới thời Pháp thuộc, nhân dân ta phải làm thân trâu ngựa, bị áp bức, bị bóc lột nặng nề. Đau khổ nhất là người nông dân, suốt đời lam lũ mà vẫn đói rét thương tâm. Sưu cao thuế nặng phải bán vợ đợ con, phải đi làm phu mỏ, phu đồn điền cao su... Cuộc đời cha con lão Hạc cái chết quằn quại đau đớn của lão Hạc sau khi ăn bả chó đã cho thấy rõ cuộc đời "vẫn đáng buồn"... Câu nói ấy của ông giáo đã lên án và tố cáo cái hiện thực đen tối, bất công của xã hội thực dân nửa phong kiến, cái xã hội đã xô đẩy bao con người lao động cần cù, lương thiện vào đói rét, cùng quẫn.

* Những băn khoăn của An-đéc-xen về số phận của những trẻ em nghèo trong xã hội:

- Giới thiệu chúng về truyện 

+ Cô bé bán diêm sống trong gia đình khá giả, nhưng do mẹ mất sớm và người bà yêu quý cũng qua đời nên tài sản tiêu tán. Em phải chui rúc trong một xó tối tăm, luôn luôn nghe những lời mắc nhiếc, chửi rủa. Vì nghèo khổ nên em phải bán diêm cho người bố rất tàn nhẫn hay đánh em. Đêm giao thừa trời giá rét, em ngồi nép vào góc tường giữa hai ngôi nhà, và người dân bận mua sắm cho những ngày lễ đi lướt qua em. Đêm càng lạnh giá, em đánh liều quẹt que diêm để sưởi ấm.

Mỗi lần quẹt que diêm cháy sáng là một mộng tưởng đến với em.  Cuối cùng cô bé đã chết vì trời lạnh.

- Nhân vật cô bé

+ Cô bé bán diêm khổ về vật chất

+ Cô bé bán diêm khổ về tinh thần, thiếu tình thương, sự quan tâm của gia đình và xã hội

-> là một cô bé thông minh, hiểu chuyện nhưng lại rơi vào bi kịch

=> Cả hai tác giả đều khắc họa những số phận bi kịch của những con người trong xã hội xưa. Tiếng nói hiện thực sâu sắc khi lên án những cái thối nát, vô nhân tính của một xã hội không có tình người. Đồng thời tác giả cũng bày tỏ sự cảm thông, chia sẻ cũng như trân trọng với những con người giàu phẩm chất như vậy

=> Qua số phận của cả hai nhân vật  thì nỗi niềm băn khoăn,trăn trở của tác giả về số phận con người càng được hiện lên rõ nét

3, Kết bài: 

- Tổng kết vấn đề

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
2
Dũng
17/08/2020 12:33:57
+4đ tặng

Nhân vật "Lão Hạc" của Nam Cao đại diện cho số phận của người nông dân với cuộc sống mòn mỏi trong chờ đợi và hy vọng mong manh mà cuộc sống cô đơn gặm nhấm tâm hồn và thể xác già nua của lão Hạc. Lão phải sống cô đơn buồn tủi, trong những ngày xa con, lão chỉ có "cậu Vàng" làm bạn. "Vàng" là kỷ niệm thiêng liêng của đứa con để lại, càng thương nhớ con lão càng quý mến con Vàng. Lão âu yếm trò chuyện với nó như người ông hiền hậu ân cần với đứa cháu ngoan. Yêu thương cậu vàng như vậy nhưng bị dồn vào nước đường cùng, lão đành làm một việc nhẫn tâm là phải bán nó đi. Khi kể lại với ông giáo, lão đau đớn xót xa tột cùng: "Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những nếp nhăn xô lại ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít...”. Lão khổ tâm dằn vặt vì chuyện bán chó. Và cái đói cứ đeo đẳng làm cho lão dù đã phải bòn củ chuối, rau má, sung luộc để kiếm bữa cho qua ngày mà vẫn không xong. Cuối cùng lão phải kết liễu cuộc đời bằng liều bả chó xin được của Binh Tư. Ôi cái chết thật đau đớn và dữ dội, lão "vật vã trên giường, đầu tóc rũ rượi, áo quần xộc xệch, lão tru tréo, bọt mép sùi ra...". Hình ảnh lão Hạc gợi trong ta ký ức buồn đau của thảm cảnh 2 triệu người chết đói năm 1945 trước khi cách mạng tháng Tám nổ ra.

Người nông dân trong xã hội cũ gặp nhiều đau khổ bất hạnh là thế nhưng vượt lên trên những đau khổ bất hạnh đó, họ vẫn luôn giữ trọn những phẩm chất cao đẹp của mình mà đọc tác phẩm dù hiện thực có buồn thương nhưng nhân cách và phẩm chất cao quý của họ vẫn ngời sáng trong đêm tối khiến ta thêm tin yêu con người, tin yêu cuộc sống.

Qua nhân vật lão Hạc ta lại cảm nhận được tâm hồn và tình yêu tha thiết, niềm tin cháy bỏng và một nhân cách cao thượng đáng nể trọng của người nông dần già nua nghèo hèn phải tìm đến cõi chết. Nếu nói lão Hạc chết vì đói nghèo quả là hoàn toàn chưa hiểu hết ý đồ của nhà văn. Nam Cao đã khơi vào "luồng chưa ai khơi" trong hiện thực lúc bấy giờ là tinh thần trách nhiệm, tình yêu thương nhân ái, đức hy sinh cao cả của người cha trong hoàn cảnh vật lộn với cái đói. Lão Hạc chết là để bảo toàn danh dự và nhân cách, để giữ trọn tình yêu cho con, để thanh thản ra đi sau những gửi gắm về mảnh vườn, tiền cưới vợ cho con, tiền lo ma chay để khi ra về nơi miền cực lạc xa xôi còn có hàng xóm lo cho. Chính sự chất phác lương thiện đã giúp lão có những hành động đầy tự trọng ấy, lão không muôn liên luỵ đến ai mà chỉ âm thầm chịu khổ một mình.

Lão Hạc còn là người rất đôn hậu và cao cả, lão đã khóc hu hu, đã xót xa đến tột cùng khi phải bán con chó, lão ân hận, lão khóc như người có tội, lương tâm lão bị dày vò, cắn dứt chỉ vì không thuỷ chung với một con chó. Lòng nhân ái của lão khiến ta cảm động biết nhường nào.

Những đức tính khiến chúng ta phải cảm phục nhất ở lão Hạc đó là lòng yêu thương con bao la, đức hy sinh cao cả. Chính tình yêu con đã giúp lão ngăn con không bán vườn. Lúc khoẻ lão cố cày thuê cuốc mướn, đồng áng từ lúc bình minh đến khi hoàng hôn buông xuống, tất cả chỉ để dành dụm cho con ít tiền. Nhưng sau trận ốm, lão đã chẳng còn gì, thương con nên lão không muốn tiêu phạm vào một đồng tiền nào dành cho con. Lão nhịn ăn, nhịn mặc, một lòng vì con: để rồi lão đã chọn con đường quyên sinh để giữ trọn mảnh vườn cho con. Cái chết dữ dội và kinh hoàng lắm. Lão thương con ngay đến những giây phút cuối cùng của cuộc đời, nhưng lòng lão thanh thản đến êm dịu.

1
2
Lương Phú Trọng
17/08/2020 12:34:15
+3đ tặng
Nhân vật "Lão Hạc" của Nam Cao đại diện cho số phận của người nông dân với cuộc sống mòn mỏi trong chờ đợi và hy vọng mong manh mà cuộc sống cô đơn gặm nhấm tâm hồn và thể xác già nua của lão Hạc. Lão phải sống cô đơn buồn tủi, trong những ngày xa con, lão chỉ có "cậu Vàng" làm bạn. "Vàng" là kỷ niệm thiêng liêng của đứa con để lại, càng thương nhớ con lão càng quý mến con Vàng. Lão âu yếm trò chuyện với nó như người ông hiền hậu ân cần với đứa cháu ngoan. Yêu thương cậu vàng như vậy nhưng bị dồn vào nước đường cùng, lão đành làm một việc nhẫn tâm là phải bán nó đi. Khi kể lại với ông giáo, lão đau đớn xót xa tột cùng: "Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những nếp nhăn xô lại ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít...”. Lão khổ tâm dằn vặt vì chuyện bán chó. Và cái đói cứ đeo đẳng làm cho lão dù đã phải bòn củ chuối, rau má, sung luộc để kiếm bữa cho qua ngày mà vẫn không xong. Cuối cùng lão phải kết liễu cuộc đời bằng liều bả chó xin được của Binh Tư. Ôi cái chết thật đau đớn và dữ dội, lão "vật vã trên giường, đầu tóc rũ rượi, áo quần xộc xệch, lão tru tréo, bọt mép sùi ra...". Hình ảnh lão Hạc gợi trong ta ký ức buồn đau của thảm cảnh 2 triệu người chết đói năm 1945 trước khi cách mạng tháng Tám nổ ra.
Người nông dân trong xã hội cũ gặp nhiều đau khổ bất hạnh là thế nhưng vượt lên trên những đau khổ bất hạnh đó, họ vẫn luôn giữ trọn những phẩm chất cao đẹp của mình mà đọc tác phẩm dù hiện thực có buồn thương nhưng nhân cách và phẩm chất cao quý của họ vẫn ngời sáng trong đêm tối khiến ta thêm tin yêu con người, tin yêu cuộc sống.
Qua nhân vật lão Hạc ta lại cảm nhận được tâm hồn và tình yêu tha thiết, niềm tin cháy bỏng và một nhân cách cao thượng đáng nể trọng của người nông dần già nua nghèo hèn phải tìm đến cõi chết. Nếu nói lão Hạc chết vì đói nghèo quả là hoàn toàn chưa hiểu hết ý đồ của nhà văn. Nam Cao đã khơi vào "luồng chưa ai khơi" trong hiện thực lúc bấy giờ là tinh thần trách nhiệm, tình yêu thương nhân ái, đức hy sinh cao cả của người cha trong hoàn cảnh vật lộn với cái đói. Lão Hạc chết là để bảo toàn danh dự và nhân cách, để giữ trọn tình yêu cho con, để thanh thản ra đi sau những gửi gắm về mảnh vườn, tiền cưới vợ cho con, tiền lo ma chay để khi ra về nơi miền cực lạc xa xôi còn có hàng xóm lo cho. Chính sự chất phác lương thiện đã giúp lão có những hành động đầy tự trọng ấy, lão không muôn liên luỵ đến ai mà chỉ âm thầm chịu khổ một mình.
Lão Hạc còn là người rất đôn hậu và cao cả, lão đã khóc hu hu, đã xót xa đến tột cùng khi phải bán con chó, lão ân hận, lão khóc như người có tội, lương tâm lão bị dày vò, cắn dứt chỉ vì không thuỷ chung với một con chó. Lòng nhân ái của lão khiến ta cảm động biết nhường nào.
Những đức tính khiến chúng ta phải cảm phục nhất ở lão Hạc đó là lòng yêu thương con bao la, đức hy sinh cao cả. Chính tình yêu con đã giúp lão ngăn con không bán vườn. Lúc khoẻ lão cố cày thuê cuốc mướn, đồng áng từ lúc bình minh đến khi hoàng hôn buông xuống, tất cả chỉ để dành dụm cho con ít tiền. Nhưng sau trận ốm, lão đã chẳng còn gì, thương con nên lão không muốn tiêu phạm vào một đồng tiền nào dành cho con. Lão nhịn ăn, nhịn mặc, một lòng vì con: để rồi lão đã chọn con đường quyên sinh để giữ trọn mảnh vườn cho con. Cái chết dữ dội và kinh hoàng lắm. Lão thương con ngay đến những giây phút cuối cùng của cuộc đời, nhưng lòng lão thanh thản đến êm dịu.
1
2
Lương Phú Trọng
17/08/2020 12:34:34
+2đ tặng
Những băn khoăn trăn trở của Nam Cao về số phận những người nông dân qua truyện ngắn Lão Hạc:
Những lo lắng, trăn trở của Nam Cao thể hiện qua nhân vật Lão Hạc: Lão là người sống lương thiện trụng thực, có nhân cách đáng quý nhưng cuộc đời lại nghèo khổ bất hạnh . Sống thì mỏi mòn cơ cực , chết thì đau đớn thê thảm .
Đây là những băn khoăn trăn trở của Nam Cao được thể hiện qua những triết lý chua chát của lão Hạc về kiếp người “khiếp……chẳng hạn” và qua những triết lý của ông giáo: “Cuộc dời cứ ……………..buồn theo một nghĩa khác” .
Ôi cuộc đời này hình như không còn chỗ đứng cho những con người trung thực, lương thiện như lão Hạc. Đó là điều khiến Nam Cao vô cùng day dứt.
Những băn khoăn trăn trở của Nam Cao về những tấn bi kịch không có lối thoát của tầng lớp thanh niên nông thôn lúc bấy giờ, điển hình là anh con trai lão Hạc.
Cuộc sống cùng quẫn, nghèo đói khiến anh không có nổi hạnh phúc bình gị như mình mong muốn …bỏ đi đồn điền cao su với suy nghĩ viển vông : “Có bạc trăm mới về”
II. Những băn khoăn trăn trở của Nam Cao về số phận người trí thức trong xã hội đương thời
Ông giáo là người có nhiều chữ nghĩa, giàu ước mơ khát vọng cao đẹp có nhân cách đáng quý song lại sống trong cảnh nghèo dói. Từ Sài Gòn trở về quê hương, cả gia tài của ông chỉ có một va ly đựng toàn sách cũ …ông đã bán dần những quyển sách mà ông vẫn nân niu quý trọng .
Đây là nỗi đu khổ đối với ngươi trí thức bởi sách là một phần của đời ông . Vậy mà giờ đây vấn đề miếng cơm manh áo đã dập tắt những ước vọng trong sáng đẩy ông vào thảm cảnh “Sống mòn ” không có lối thoát.
Qua tấn bi kịch của ông giáo Nam Cao không khỏi day dứt về số phận người tri thức trog xã hội đương thời. Họ mang trong mình ước mơ hoài bão cao đẹp và kháy vọng nghề nghiệp .
Tóm lại thông qua số phận người nông dân, người trí thức, Nam Cao muốn cất lên tiếng kiêu cứu ……
2
0
Phuong
17/08/2020 12:34:50
+1đ tặng

I. Mở bài:

- Dẫn dắt vấn đề: Vai trò, nhiệm vụ của văn chương: Phản ánh cuộc sống thông qua cách nhìn, cách cảm của mỗi nhà văn...về cuộc đời, con người.

- Nêu vấn đề: trích ý kiến...

- Giới hạn phạm vi dẫn chứng: Hai văn bản Lão Hạc (Nam Cao) và Cô bé bán diêm (An-đéc-xen)

II. Thân bài

Thí sinh lần lượt chứng minh các luận điểm sau:

1. Những băn khoăn trăn trở của Nam Cao về số phận những người nông dân qua truyện ngắn Lão Hạc:

a. Nhân vật lão Hạc:

- Sống lương thiện, trung thực, có nhân cách cao quí nhưng số phận lại nghèo khổ, bất hạnh.

+ Sống mòn mỏi, cơ cực

+ Chết thê thảm, dữ dội, đau đớn

- Những băn khoăn thể hiện qua triết lí về con người của lão Hạc: "Nếu kiếp chó là kiếp khổ....may ra có sướng hơn kiếp người như kiếp tôi chẳng hạn"

- Triết lí của ông giáo: Cuộc đời chưa hẳn...theo một nghĩa khác.

b. Nhân vật con trai lão Hạc: Điển hình cho số phận không lối thoát của tầng lớp thanh niên nông thôn

2. Những băn khoăn trăn trở của Nam Cao về số phận của những trí thức nghèo trong xã hội

- Ông giáo là người có nhiều chữ nghĩa, có nhân cách đáng trọng...nhưng phải sống trong cảnh nghèo túng : bán những cuốn sách...

3. Những băn khoăn của An-đéc-xen về số phận của những trẻ em nghèo trong xã hội:

- Cô bé bán diêm khổ về vật chất :

- Cô bé bán diêm khổ về tinh thần, thiếu tình thương, sự quan tâm của gia đình và xã hội

4. Đánh giá chung

- Khắc họa những số phận bi kịch... ? giá trị hiện thực sâu sắc

- Đồng cảm, chia sẻ, cất lên tiếng nói đòi quyền sống cho con người ... ? tinh thần nhân đạo cao cả.

III. Kết bài

- Khẳng định lại vấn đề...

- Liên hệ...

1
1
Chou
17/08/2020 12:35:25
Nhân vật "Lão Hạc" của Nam Cao đại diện cho số phận của người nông dân với cuộc sống mòn mỏi trong chờ đợi và hy vọng mong manh mà cuộc sống cô đơn gặm nhấm tâm hồn và thể xác già nua của lão Hạc. Lão phải sống cô đơn buồn tủi, trong những ngày xa con, lão chỉ có "cậu Vàng" làm bạn. "Vàng" là kỷ niệm thiêng liêng của đứa con để lại, càng thương nhớ con lão càng quý mến con Vàng. Lão âu yếm trò chuyện với nó như người ông hiền hậu ân cần với đứa cháu ngoan. Yêu thương cậu vàng như vậy nhưng bị dồn vào nước đường cùng, lão đành làm một việc nhẫn tâm là phải bán nó đi. Khi kể lại với ông giáo, lão đau đớn xót xa tột cùng: "Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những nếp nhăn xô lại ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít...”. Lão khổ tâm dằn vặt vì chuyện bán chó. Và cái đói cứ đeo đẳng làm cho lão dù đã phải bòn củ chuối, rau má, sung luộc để kiếm bữa cho qua ngày mà vẫn không xong. Cuối cùng lão phải kết liễu cuộc đời bằng liều bả chó xin được của Binh Tư. Ôi cái chết thật đau đớn và dữ dội, lão "vật vã trên giường, đầu tóc rũ rượi, áo quần xộc xệch, lão tru tréo, bọt mép sùi ra...". Hình ảnh lão Hạc gợi trong ta ký ức buồn đau của thảm cảnh 2 triệu người chết đói năm 1945 trước khi cách mạng tháng Tám nổ ra.
Người nông dân trong xã hội cũ gặp nhiều đau khổ bất hạnh là thế nhưng vượt lên trên những đau khổ bất hạnh đó, họ vẫn luôn giữ trọn những phẩm chất cao đẹp của mình mà đọc tác phẩm dù hiện thực có buồn thương nhưng nhân cách và phẩm chất cao quý của họ vẫn ngời sáng trong đêm tối khiến ta thêm tin yêu con người, tin yêu cuộc sống.
Qua nhân vật lão Hạc ta lại cảm nhận được tâm hồn và tình yêu tha thiết, niềm tin cháy bỏng và một nhân cách cao thượng đáng nể trọng của người nông dần già nua nghèo hèn phải tìm đến cõi chết. Nếu nói lão Hạc chết vì đói nghèo quả là hoàn toàn chưa hiểu hết ý đồ của nhà văn. Nam Cao đã khơi vào "luồng chưa ai khơi" trong hiện thực lúc bấy giờ là tinh thần trách nhiệm, tình yêu thương nhân ái, đức hy sinh cao cả của người cha trong hoàn cảnh vật lộn với cái đói. Lão Hạc chết là để bảo toàn danh dự và nhân cách, để giữ trọn tình yêu cho con, để thanh thản ra đi sau những gửi gắm về mảnh vườn, tiền cưới vợ cho con, tiền lo ma chay để khi ra về nơi miền cực lạc xa xôi còn có hàng xóm lo cho. Chính sự chất phác lương thiện đã giúp lão có những hành động đầy tự trọng ấy, lão không muôn liên luỵ đến ai mà chỉ âm thầm chịu khổ một mình.
Lão Hạc còn là người rất đôn hậu và cao cả, lão đã khóc hu hu, đã xót xa đến tột cùng khi phải bán con chó, lão ân hận, lão khóc như người có tội, lương tâm lão bị dày vò, cắn dứt chỉ vì không thuỷ chung với một con chó. Lòng nhân ái của lão khiến ta cảm động biết nhường nào.
Những đức tính khiến chúng ta phải cảm phục nhất ở lão Hạc đó là lòng yêu thương con bao la, đức hy sinh cao cả. Chính tình yêu con đã giúp lão ngăn con không bán vườn. Lúc khoẻ lão cố cày thuê cuốc mướn, đồng áng từ lúc bình minh đến khi hoàng hôn buông xuống, tất cả chỉ để dành dụm cho con ít tiền. Nhưng sau trận ốm, lão đã chẳng còn gì, thương con nên lão không muốn tiêu phạm vào một đồng tiền nào dành cho con. Lão nhịn ăn, nhịn mặc, một lòng vì con: để rồi lão đã chọn con đường quyên sinh để giữ trọn mảnh vườn cho con. Cái chết dữ dội và kinh hoàng lắm. Lão thương con ngay đến những giây phút cuối cùng của cuộc đời, nhưng lòng lão thanh thản đến êm dịu.
 
1
1
Coin
17/08/2020 13:28:02
Những băn khoăn trăn trở của Nam Cao về số phận những người nông dân qua truyện ngắn Lão Hạc:
Những lo lắng, trăn trở của Nam Cao thể hiện qua nhân vật Lão Hạc: Lão là người sống lương thiện trụng thực, có nhân cách đáng quý nhưng cuộc đời lại nghèo khổ bất hạnh . Sống thì mỏi mòn cơ cực , chết thì đau đớn thê thảm .
Đây là những băn khoăn trăn trở của Nam Cao được thể hiện qua những triết lý chua chát của lão Hạc về kiếp người “khiếp……chẳng hạn” và qua những triết lý của ông giáo: “Cuộc dời cứ ……………..buồn theo một nghĩa khác” .
Ôi cuộc đời này hình như không còn chỗ đứng cho những con người trung thực, lương thiện như lão Hạc. Đó là điều khiến Nam Cao vô cùng day dứt.
Những băn khoăn trăn trở của Nam Cao về những tấn bi kịch không có lối thoát của tầng lớp thanh niên nông thôn lúc bấy giờ, điển hình là anh con trai lão Hạc.
Cuộc sống cùng quẫn, nghèo đói khiến anh không có nổi hạnh phúc bình gị như mình mong muốn …bỏ đi đồn điền cao su với suy nghĩ viển vông : “Có bạc trăm mới về”
II. Những băn khoăn trăn trở của Nam Cao về số phận người trí thức trong xã hội đương thời
Ông giáo là người có nhiều chữ nghĩa, giàu ước mơ khát vọng cao đẹp có nhân cách đáng quý song lại sống trong cảnh nghèo dói. Từ Sài Gòn trở về quê hương, cả gia tài của ông chỉ có một va ly đựng toàn sách cũ …ông đã bán dần những quyển sách mà ông vẫn nân niu quý trọng .
Đây là nỗi đu khổ đối với ngươi trí thức bởi sách là một phần của đời ông . Vậy mà giờ đây vấn đề miếng cơm manh áo đã dập tắt những ước vọng trong sáng đẩy ông vào thảm cảnh “Sống mòn ” không có lối thoát.
Qua tấn bi kịch của ông giáo Nam Cao không khỏi day dứt về số phận người tri thức trog xã hội đương thời. Họ mang trong mình ước mơ hoài bão cao đẹp và kháy vọng nghề nghiệp .
Tóm lại thông qua số phận người nông dân, người trí thức, Nam Cao muốn cất lên tiếng kiêu cứu ……
 

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Ngữ văn Lớp 8 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo