Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết bài: Người ấy (bạn, thầy cô giáo, người thân, ... ) sống mãi trong lòng tôi

5 trả lời
Hỏi chi tiết
1.129
1
1
Chou
15/08/2020 10:18:26
+5đ tặng
Một mùa xuân nữa lại về, trong khung cảnh nhộn nhịp ồn ào ngoài kia, lớp chúng tôi lại bao trùm một bầu không khí ưu thương. Chúng tôi lặng người ngắm nhìn bức ảnh cô giáo chủ nhiệm lớp 6 đang mỉm cười. Cô – người sống mãi trong lòng tôi đã rời xa thế gian này mãi mãi.

Trong hoài niệm thân thương, những kỉ niệm về cô chợt ùa về. Tháng 8 năm ấy, cô là người đầu tiên dang tay đón chúng tôi vào mái trường trung học cơ sở này. Cô có một cái tên rất hay, Thu Hiền. Các thầy cô trong trường nói tên của cô cũng giống như tính cách cô vậy, dịu dàng và ấm áp, hiền lành. Lớp học trò nào cũng yêu quý cô. Chúng tôi đã trở thành lớp thứ hai mươi lăm mà cô chủ nhiệm. Cô vào trường gần ba mươi năm, tuổi của cô lúc đó đã không còn trẻ nữa.

Tôi vẫn nhớ hình ảnh lần đầu tiên gặp cô. Trong tà áo dài màu tím thanh lịch, mái tóc của tuổi quá bốn mươi đã điểm thêm vài sợi bạc, cô mỉm cười hiền hậu với chúng tôi. Chất giọng ấm áp, truyền cảm của cô như trấn an từng tâm hồn đang bỡ ngỡ, sợ hãi. Chúng tôi nhanh chóng hòa nhập môi trường mới dưới sự quan tâm, hướng dẫn của cô. Cô dạy Toán, nhưng tâm hồn lại nhạy cảm, tâm lý như một cô giáo dạy văn.

Xem thêm:  Một số bạn mới ít tuổi đã bắt chước hút thuốc. Khi được nhắc nhở các bạn ấy nói: “Thuốc lá có thể có hại, nhưng cũng có thể có mặt lợi nào đó. Nếu không thế thì xưa nay những ai hút thuốc đều làm chuyện vô bổ cả hay sao?”. Hãy bình luận quan niệm đó
Những bài giảng của cô chưa bao giờ khiến chúng tôi chán nản. Đứa nào đứa ấy dều háo hức mong chờ đến tiết Toán để được gặp cô. Giờ sinh hoạt cuối tuần cũng nhao nhao hỏi cô đủ thứ chuyện trên đời, đòi nghe câu chuyện về cuộc đời cô và muôn vàn thứ khác. Cô không từ chối những yêu cầu thơ ngây đó mà luôn từ tốn giải đáp. Cô kể cho chúng tôi nghe rất nhiều câu chuyện. Đó là những câu chuyện về từng lớp học trò của cô, về gia đình cô và về cả hoài bão thời trẻ của cô.

Cô Hiền chăm sóc chúng tôi như con ruột của chính mình. Chỉ cần nhìn mặt từng đứa là cô có thể đoán được đang vui, đang buồn hay nói dối. Những ngày phải lao động, trời nắng như đổ lửa, cả lớp ai nấy đều lấm tấm mồ hôi. Không biết đứa nào đó hô lên:

– Bây giờ mà được ăn kem thì thích nhỉ?

Chúng tôi ai cũng cười nó, giữa lúc này thì lấy đâu ra kem cơ chứ. Ấy vậy mà ngay sau khi cậu ta dứt lời, một giọng nói quen thuộc chợt vang lên phía sau chúng tôi:

– Kem đây kem đây! Vị nào cũng đủ cả nhé! Cả lớp nghỉ giải lao ăn kem đã nào.
 
Lớp tôi bốn mươi đứa vui sướng như bầy con đi lạc tìm được mẹ. Cuốc xẻng xô chậu đều vứt xuống cả, ùa tới chỗ cô thi nhau khoe mình đã làm được những gì. Cô mỉm cười khen ngợi tất cả rồi lấy kem cho cả lớp ăn. Vừa ăn cô vừa kể chuyện cười, các lớp khác cũng tò mò nhìn sang lớp tôi. Bao nhiêu mệt mỏi dường như đều tan biến hết. Dần dần chúng tôi quen với sự bảo vệ quan tâm ấy của cô Hiền. Những lúc khó khăn, vất vả cô đều nhanh chóng xuất hiện. Như bạn lớp trưởng hay nói: “Cô giống như Đô – ra – ê – mon ấy. Còn chúng mình là bốn mươi nhóc Nô – bi – ta”. Cô luôn bao dung cho mọi lỗi lầm của chúng tôi. Khi bạn nào trong lớp phạm sai lầm, cô nhẹ nhàng nhắc nhở chứ không la mắng trách phạt gì. Nhưng như vậy càng khiến chúng tôi quyết tâm sửa sai và ngoan ngoãn hơn. Chúng tôi không muốn cô buồn mà mỗi lần chúng tôi mắc lỗi, ánh mắt cô lại buồn rười rượi.

Xem thêm:  Hãy kể một chuyện vui (hoặc chuyện buồn) xảy ra trong lớp
Một năm học nhanh chóng qua đi, chúng tôi lên lớp 7 và nhận giáo viên chủ nhiệm mới. Cô Thu Hiền cũng sẽ chủ nhiệm lớp 6 tiếp theo bước vào trường. Buổi tổng kết cuối năm, cũng là buổi chia tay hôm ấy, chúng tôi khóc nức nở không muốn xa cô. Khóe mắt cô dường như cũng ướt nước mắt, cô mỉm cười trấn an cả lớp:

– Cô vẫn là giáo viên trong trường nên bất cứ khi nào muốn các em đều có thể gặp cô. Khi nào thích thì vào nhà cô chơi nữa, nhà cô trồng nhiều cây ăn quả lắm nhé!

Nghe vậy, dù đang khóc nhưng bốn mươi cái đầu vẫn gật gật đồng ý. Chúng tôi lên lớp 7 và vẫn thường xuyên đến thăm cô. Những ngày 20 tháng 11, ngày 8 tháng 3 hay lễ tết, cả lớp lại tụ họp đông đủ ở nhà cô. Nhưng vui vẻ không được bao lâu, đầu năm học lớp 8, chúng tôi biết tin cô bị ung thư vòm họng. Thanh âm của cô mất dần, mất dần. Cô không thể lên lớp giảng bài được nữa. Chúng tôi đến tìm cô nhưng không gặp vi cô phải ở lại bệnh viện chữa trị.

Bất ngờ, chúng tôi nhận được tin dữ, cô ra đi tại bệnh viện. Cô nhờ con gái chuyển cho tập thể lớp 6A chúng tôi ngày trước một lá thư. Cô dặn dò và chúc cả lớp học giỏi, cô nói cô yêu thương chúng tôi như con ruột. Chúng tôi nhìn dòng chữ quen thuộc của cô mà không kìm được nước mắt. Từ nay, chúng tôi không thể gặp lại cô nữa.

Xem thêm:  Thuyết minh về cách làm một món ăn mà em yêu thích
Ngày hôm nay, chúng tôi cùng nhau ngắm lại bức ảnh của cô để hoài niệm và cùng khắc ghi những tình cảm đẹp nhất với cô. Chúng tôi cùng tiễn đưa người mà chúng tôi kính trọng, yêu quý, người sẽ sống mãi trong lòng chúng tôi – cô Thu Hiền.

 

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
3
Chou
15/08/2020 10:19:15
+4đ tặng
1. Mở bài

– Giới thiệu về người bố: người thân yêu, ruột thịt, thành viên cực kỳ quan trọng trong gia đình.

– Bố thân yêu nuôi dưỡng, chăm sóc, dạy dỗ chúng ta trưởng thành.

2. Thân bài

a) Vài nét miêu tả người bố

– Bố em độ tuổi trung niên đã 40 tuổi.

– Thân hình to lớn, cân đối.

– Đôi mắt to sáng, nhìn rõ.

– Mái tóc có vài sợi tóc bạc

– Bố em làm công nhân trong nhà máy vì vậy công việc vất vả không có nhiều thời gian rảnh rỗi.

b) Tính cách

– Trong gia đình bố là người đàn ông có trách nhiệm, quan tâm chăm sóc các thành viên trong nhà. Những công việc nặng nhọc, khó khăn trong nhà bố đều thực hiện.

– Ngoài xã hội bố là con người nhiệt tình, tự giác tham gia vào công việc chung và không nề hà những công việc của tổ chức, cộng đồng.

– Trong công việc bố luôn là người có tính tự giác, nghiêm túc và cố gắng phấn đấu đạt kết quả cao nhất.

c) Vai trò

– Bố em là “trụ cột” chắc chắn cho cả gia đình những lúc khó khăn.

– Bố em là tấm gương lớn để em học tập và noi gương trưởng thành.

d) Kỉ niệm với bố

– Một lần em cãi lời bố để đi đá bóng với lũ bạn khi trời mưa to.

– Sau trận đá bóng, em bị sốt cao liên tục phải nghỉ học.

– Bố là người túc trực hạ sốt và theo dõi trong suốt đêm đó.

– Nhìn bố thật vất vả, em thấy mình thật có lỗi muốn thốt lên câu xin lỗi nhưng không thành lời.

– Sau đêm đó em tự dặn lòng sẽ luôn nghe lời bố.

– Kỉ niệm với bố thật xúc động, tình cha con thật thiêng liêng đáng quý trọng.

3. Kết bài

– Bố là người luôn thương yêu chăm sóc cả gia đình, là tấm gương sáng cho em học hỏi.

– Là một học sinh còn ngồi trên ghế nhà trường em sẽ cố gắng học tập để đền đáp lại những kì vọng tình cảm mà bố gửi gắm.



 
1
2
Chou
15/08/2020 10:19:35
+3đ tặng

       Có lẽ, ít người cha trên đời này thương yêu con như cha tôi. Mẹ tôi mất từ lúc tôi lên hai, cha nuôi tôi từ thủa ấy. Người dùng chiếc xe xích lô kiếm sống, cũng là chiếc nôi chở tôi đi khắp nẻo đường thành phố. Tôi lớn lên trong sự nhọc nhằn, thức khuya dậy sớm, nai lưng đạp xích lô của cha.

       Cha hay kể về mẹ bằng những lời ngọt ngào. Cha kể đến mức tôi thuộc lòng hình ảnh mẹ. Hễ nhắm mắt là lại thấy mẹ hiện lên, khuôn mặt đôn hậu, hai mắt mở to nhìn tôi. Cha bảo, mẹ có nụ cười đầm ấm dễ thương. “Mẹ Thu của con đã cứu cha thoát chết bởi một trận sốt rét ác liệt. Hàng tháng trời cha nằm ở trạm giao liên. Mẹ lặn lội khắp rừng tìm lá thuốc nam sắc cho cha uống. Mẹ xuống bìa rừng bắt giun, dùng lá chè xanh chuốt sạch nhớt bắt cha uống. Sau khi thoát chết là đói. Đói đến nỗi tóc và lông mày rụng hết, cha phải dùng cả hai tay mới bò nổi từng bước. Mẹ lại lần đến những bản xa xôi của những người cùi, xin bắp về nấu cháo, bón cho cha từng thìa”.

       Tôi thương cha hàng ngày phải làm thay phần việc của mẹ. Lo từng mớ rau, quả cà và cả việc vá may. Nghề đạp xích lô không ai lạ gì. Phải dậy thật sớm đón khách đi chợ, đón người từ ga tàu về. Nhiều hôm, phố xóm đã cơm nước ngồi xem ti vi, cha mới lạch cạch đạp chiếc xe cà khổ về nhà. Cha hì hục lau chùi, rồi dùng sắt khóa vào chân giường cha nằm. Cha bảo đó là con ngựa chiến nuôi sống gia đình mình.

       Tôi thương cha nên sớm thành cô gái ngoan. Tôi muốn đỡ phần bếp núc, quét dọn nhà cửa. Căn nhà của cha con tôi là một tổ ấm nho nhỏ. Một lần tôi nghe một cô gái trạc tuổi tôi nói như hét vào nhà:

–  Xích lô! Đi ga nhé!

       Tôi buồn rầu hỏi cha:

–  Có nghề gì tốt hơn đạp xích lô không cha? Bốc vác, bơm xe…

       Nghĩ ngợi một lát, cha tôi cười:

–   Con hiểu cho cha, cha đi lính từ năm mười bảy, lúc chưa kịp rời ghế nhà trường nên chẳng biết nghề ngỗng gì. Với lại, con ạ, chiếc xích lô này sẽ đưa con vào trường đại học. Rồi cha kể cho tôi nghe sự phong phú của “binh chủng” xích lô. Người mù chữ có, người có bằng cấp có, lính có, quan có… Có chàng ban ngày lên bục giảng, đêm đến cùng “con ngựa chiến” ra đi…

       Những hôm vắng khách, cha bảo tôi lên xe ngồi và cha con tôi rong ruổi khắp phố phường. Bạn bè tôi thích cuộc sống đạm bạc của cha con tôi. Các cậu ấy nói cùng cha:

–   Bác ạ, con gái bác sẽ vào đại học bằng “chú ngựa sắt” của bác, rồi bác sẽ đỡ khổ.

       Tôi muốn kiếm sống bằng một nghề, đỡ đần cho cha, chắc mẹ tôi dưới suối vàng cũng ngậm vui. 

 



 
1
0
Học văn Văn học
15/08/2020 10:52:18
+2đ tặng

Chỉ mang tính tham khảo

0
0
Đặng Thu Trang
15/08/2020 13:30:56
+1đ tặng

Chắc hẳn trong chúng ta ai cũng có một người, một tình cảm quý giá khiến chúng ta trân trọng, yêu thương đến hết cuộc đời này. Tôi cũng thế, trong tôi bà ngoại là người mà tôi yêu thương nhiều nhất và cũng là người tốt nhất trong cuộc đời tôi.

Anh em chúng tôi lớn từ khi cai sữa mẹ đã chuyển đến sống với bà ngoại để bố mẹ đi làm xa. Bà ngoại chăm sóc những đứa cháu chúng tôi vô cùng chu đáo, tỉ mỉ dù bà đã già. Dáng người bà gầy gò, chiếc lưng còng vì vất vả nắng sương, nước da nhăn nheo, đôi tay thô ráp, sần sùi vì lam lũ. Ngón chân quặp và chồng lên nhau vì sự vất vả của thời trẻ phải đi hết quả đồi này đến ngọn núi kia chặt củi về bán lấy tiền nuôi gia đình; thêm vào đó là hai đầu gối sưng to vì bệnh khớp khiến việc đi lại vô cùng khó khăn. Tuy nhiên không vì thế mà làm bà bi quan hay cản trở cuộc sống của bà tôi. Bà tôi vẫn cố gắng làm mọi việc thật tốt y như không có chiếc chân đau vậy.

Bà là người hiền từ, có tấm lòng nhân hậu, luôn quan tâm, chia sẻ với những người xung quanh nên được mọi người yêu quý. Trong làng tôi ai cũng biết bà là người có công với cách mạng lại là người có đóng góp to lớn trọng việc xây dựng ngôi làng và tình làng nghĩa xóm nên người ta càng yêu quý và trọng vọng bà hơn. Bà cũng là một người mẹ, người bà hết lòng yêu thương con cháu, cả một đời hi sinh vì con vì cháu: những anh em chúng tôi ở với bà, một tay bà chăm sóc, nuôi nấng, dạy bảo để bố mẹ đi làm ăn ở xa. Chúng tôi được bà dạy dỗ chỉ bảo cách sống, cách làm người, cách cử xử để trở thành những con người có ích như hôm nay.

Bà cũng là người rất chăm chỉ, cần cù. Chưa một ngày nào tôi thấy bà nghỉ ngơi. Buổi sáng bà cũng dậy từ lúc gà chưa gáy để nấu cơm, đun nước, dọn dẹp, chăm sóc đàn gà. Trưa đến bà không ngủ mà ra vườn cuốc đất, chăm sóc khu vườn. Tối lại tất bật nhắc nhở các cháu học hành, ăn uống. Cuộc đời bà là thế, ngày nào cũng bận rộn với công việc và chăm sóc người khác mà chẳng bao giờ nghĩ đến bản thân hay dành thời gian cho mình. Bà lấy việc chăm sóc con cháu, nhà cửa, vườn tược làm niềm vui. Tôi nhớ những lần cây trái trong vườn được bà vun trồng ra quả bà lại vui mừng khôn siết đi khoe khắp xóm làng. Nhờ bà mà quanh năm suốt tháng anh em chúng tôi được ăn quả ngọt và khu vườn lúc nào cũng tràn ngập màu xanh tươi tốt của cây cối và tiếng chim ca.

Bà tôi lại không được may mắn như bao người khác. Bà mồ côi cha từ nhỏ phải sống với bà cố ngoại, từ lúc mấy tuổi đã theo bà cố ngoại đi hết nơi nọ đến nơi kia để mưu sinh. Khi lấy chồng lại lam lũ nuôi gia đình cùng bảy người con nhỏ và tham gia chiến tranh. Dù sức khỏe bị tàn phá bà vẫn luôn gắng gượng không chút kêu ca than phiền. Khi về già không được nghỉ ngơi lại tiếp tục chăm sóc những đứa cháu và căn nhà nhỏ.

Cuộc đời người tôi yêu thương nhất khép lại sau hơn hai năm chống chọi với bệnh tai biến và liệt nửa người. Sự ra đi của bà không chỉ là sự nuối tiếc, đau xót của gia đình mà ngay cả những người hàng xóm, những người biết đến con người bà cũng buồn đau trước sự ra đi của một con người nhân hậu, đầy đủ phẩm chất cao quý mà người ta kính trọng.

Bà đã không còn bên chúng tôi nữa nhưng hình dáng và những kỉ niệm cùng những lời dạy bảo của bà vẫn sẽ luôn bên tôi, theo tôi đến hết cuộc đời này và bà mãi luôn sống trong lòng anh em chúng tôi với hình ảnh đẹp đẽ nhất.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo