Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Trong đoạn trích "Chị em Thúy Kiều" Nguyễn Du đã chứng tỏ tài năng trong việc cá tính hóa nhân vật. Hãy viết một đoạn văn khoảng 10 câu theo mô hình tổng - phân - hợp để trình bày ý kiến của em về nhận xét trên

trong đoạn trích "Chị em Thúy Kiều" Nguyễn du đã chứng tỏ tài năng trong việc cá tính hóa nhân vật. Hãy viết một đoạn văn khoảng 10 câu theo mô hình tổng-phân-hợp để trình bày ý kiến của em về nhận xét trên.

6 trả lời
Hỏi chi tiết
1.578
0
0
Bruno
18/08/2020 06:40:07
+5đ tặng
Có thể nhận xét chung rằng trong đoạn trích "Chị em Thúy Kiều" Nguyễn du đã chứng tỏ tài năng trong việc cá tính hóa nhân vật vẻ  đẹp của Thúy Vân là một vẻ đẹp mang tính tiêu chuẩn trong xã hội phong kiến, là tiêu biểu cho vẻ ngoài của những con người có phúc tướng, số phận an nhàn, hiền hòa cuộc đời không chịu nhiều sóng gió. Có lẽ số phận Vân đã gắn với việc trở thành phu nhân quyền quý, thế nên Nguyễn Du mới miêu tả thần thái của nàng bằng mấy chữ “trang trọng khác vời” đó là vẻ kiêu sa, sang trọng mà không phải cô gái nào cũng có được. “Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang”, có lẽ rằng ngày nay người có khuôn mặt trong không phải là kiểu mặt được ưa thích thế nhưng trong quan niệm thẩm mỹ cũ, người có khuôn mặt tròn đầy như Thúy Vân lại là người có phúc khí, không chỉ vậy hình ảnh ước lệ “trăng” là ngụ ý chỉ sự thanh khiết, hiền hòa và nhã nhặn của người con gái. Bên cạnh khuôn mặt tròn, phúc hậu, Thúy Vân còn may mắn có được “nét ngài nở nang” là đôi chân mày đậm nét, rõ ràng và cách xa nhau, vốn là nét đẹp và cũng thể hiện tướng phúc trên khuôn mặt, cho thấy rằng Vân là người hiểu lễ nghĩa, rộng lượng và hiền hòa trong cuộc sống. Đó là về khuôn mặt và đôi mày, đối với nụ cười và giọng nói của Thúy Vân Nguyễn Du cũng dành cho nàng những cụm từ rất mỹ miều và thanh nhã “Hoa cười ngọc thốt đoan trang”. Nụ cười của nàng Vân tươi tựa như hoa nở, mang cảm giác vui mừng, sáng sủa, và dịu dàng. Còn giọng nói thì trong sáng, vừa thanh vừa ấm như ngọc, bởi thế có người nói rằng người con gái đẹp thì chắc chắn có giọng nói hay, nếu ứng với Thúy Vân thì quả thực chẳng thể nào sai. Và tổng kết lại với điệu cười, giọng nói ấy dành cho Thúy Vân hai chữ “đoan trang” quả thật là rất xứng. Vẻ đẹp của Thúy Vân tiếp tục được diễn tả bằng câu “Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da”, tóc tựa mây, là mái tóc dài, dài và đen nhánh, từ đó ta cũng có thể phần nào suy ra được tính cách của nàng Vân mặc dù Nguyễn Du không đề cập đến. Đó là biểu trưng cho người con gái hiền dịu, tính tình bình đạm, trọng tình nghĩa, và rất mực chung thủy. Còn ý “tuyết nhường màu da” thì có lẽ không cần phải bàn cãi, lấy màu tuyết để chỉ màu da, da trắng như tuyết, đó là vẻ đẹp tuyệt mỹ sánh ngang với thiên nhiên tạo hóa, là cái phúc của nàng Vân. Chung quy qua bốn câu thơ miêu tả vẻ đẹp của Thúy Vân, Nguyễn Du đã dùng bút pháp ước lệ tượng trưng thông qua các hình ảnh rất nhã nhặn, dịu dàng như trăng, hoa, ngọc, mây, tuyết để gợi ra nét đẹp của một người con gái có vẻ đẹp quý phái, không quá sắc sảo, nhưng khiến người ta dễ chịu và quý mến, điều này gợi ý cho người đọc, cũng như dự đoán trước về cuộc đời bình đạm và êm ấm của nàng Vân.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Bruno
18/08/2020 06:41:03
+4đ tặng

Thúy Kiều, nhân vật chính của tác phẩm xuất thân là con nhà danh giá, khuê các, “êm đềm trướng rủ màn che”, đoạn trích Chị em Thúy Kiều nằm ở phần đầu “Gặp gỡ và đính ước” của tác phẩm, giới thiệu về bối cảnh gia đình Kiều và mối duyên định mệnh của nàng với chàng Kim Trọng. 

Hai câu đầu của đoạn trích “Đầu lòng hai ả tố nga/Thúy Kiều là chị em là Thúy Vân” giới thiệu thân phận của hai chị em là hai cô con gái lớn của gia đình Vương viên ngoại, trong đó Thúy Kiều là chị cả, còn Thúy Vân là con thứ. Vẻ đẹp chung nhất của hai chị em được Nguyễn Du tóm gọn bằng một câu “Mai cốt cách, tuyết tinh thần”, tiêu biểu cho phong cách ước lệ gợi tả của tác giả. “Cốt cách” tức chỉ phẩm chất, tính cách của hai cô gái, được ví với cây hoa mai - một trong Tứ quân tử, tượng trưng cho vẻ đẹp thanh cao, phú quý, sự bền bỉ, kiên trì trong cuộc sống. Lại lấy tuyết, một thứ vừa mỏng manh, vừa trong trẻo, nhẹ nhàng để chỉ “tinh thần” ngụ ý diễn tả tâm hồn trong sáng, thanh khiết của Kiều và Vân, những cô gái mới ngấp nghé tuổi cập kê, hồng trần chưa chạm. Tuy có những vẻ đẹp chung nhất như thế nhưng Kiều và Vân vẫn có riêng cho mình những vẻ đẹp riêng đến từ ngoại hình, khí chất và tâm hồn được Nguyễn Du chỉ ra trong câu thơ “Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười”, muốn nói rằng khó có thể phân bì được tài sắc của hai chị em, dẫu rằng Kiều là nhân vật chính nên có phần nổi trội hơn. Để làm nổi bật cái vẻ đẹp của Thúy Kiều, Nguyễn Du đã rất tinh tế và khéo léo khi chọn miêu tả cô em là Thúy Vân trước. Điều này cũng khá tương tự với việc lựa chọn trong giới thời trang khi để vedette là người catwalk cuối cùng, nổi bật hẳn so với những người diễn mở màn.

3
0
18/08/2020 06:43:47
+3đ tặng
ND đã đặc tả được vẻ đẹp của Thuý Vân . Vân mới đẹp làm sao! Con người nàng toát lên vẻ trang trọng khỏc vời ,từng đường nét dường như đều là một kỳ công của tạo hoá : gương mặt trũn đầy ,tươi sáng như ánh trăng ,đôi mày dài thanh thoát,miệng cười tươi thắm như hoa ,tiếng nói trong như ngọc ,mái tóc mềm hơn mây ,làn da trắng mịn màng hơn tuyết …Cô gái ấy đó đẹp người lại ý nhị, đoan trang . Mỗi câu thơ thực sự là một nét vẽ tài hoa về bức chân dung của một giai nhân , tuyệt thế. Vẻ đẹp của nàng sánh ngang sự sáng trong của trăng, hoa, ngọc,mõy,tuyết - những báu vật tinh khôi trong trẻo của đất trời. Vẫn là bút pháp nghệ thuật ước lệ tryền thống với những hình tượng quen thuộc nhưng vẻ đẹp của TV lại hiện lên một cách cụ thể dưới ngòi bút của ND. Cụ thể trong thủ pháp liệt kê : Từ khuôn mặt, đôi mày, mái tóc, làn da, nụ cười đều được so sánh với trăng, hoa, mây, tuyết, ngọc. Cụ thể trong việc sử dụng từ ngữ để làm nổi bật vẻ đẹp riêng của Tv. Dường như phải tả như thế mới nói hết vẻ yêu kiều của một giai nhân. Vẻ đẹp của Thuý Vân đươc thiên nhiên ưu ái nhường nhịn nên có lẽ cuộc đời sẽ phẳng lặng ấm êm.
3
1
18/08/2020 06:44:52
+2đ tặng

Để tả từng nhân vật, Tố Như tiên sinh chọn Thúy Vân trước. Ông rất kĩ lưỡng trong việc lựa chọn từ ngữ và hình ảnh để miêu tả. Thúy Vân hiện lên với vẻ ddejp trang trọng, đài cát:

“Vân xem trang trọng khác vời,

Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang.

Hoa cười ngọc thốt đoan trang,

Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da.”

Bút pháp ước lệ thường không cho ta biết một cách cụ thể, tỉ mỉ nhưng lại giúp ta hình dung được cái cực điểm của nhan sắc vì nó mượn những cái đẹp tuyệt vời, vĩnh cửu của thiên nhiên để biểu hiện. Nhan sắc Thúy Vân thật tuyệt trần: Khuôn mặt đẹp và trong sáng như “trăng”, long mày thanh tú như mày “ngài”, miệng cười tươi như “hoa”, tiếng nói trong như “ngọc”, tóc mượt hơn “mây”,da trắng hơn cả “tuyết”. Tất cả đều trọn vẹn, đều đạt đến mức lí tưởng khiến thiên nhiên cũng phải “thua”, phải “nhường”. Tác giả đã khéo kết hợp những từ láy gợi tả “trang trọng”, “đầy đặn”, “nở nang”. Với lối tiểu đối trong câu để khắc họa bức chân dung đoan trang, phúc hậu của Thúy Vân. Và khi nói “khuôn” (trăng) thì nhan sắc của Thúy Vân đã nằm trong “khuôn khổ” mà chế độ phong kiến chấp nhận được. Phải chăng dưới ngòi bút đầy lòng nhân ái của Nguyễn Du, con người với vẻ đẹp ấy ắt hẳn sẽ có cuộc đời êm đềm, bình lặng, chẳng biết sóng gió là gì?

Nguyễn Du tả Thúy Vân trước với dụng ý cốt để làm nề.

3
0
*•.¸♡ლâγ♡¸.•*
18/08/2020 06:46:05
+1đ tặng

Người đọc có cảm tưởng đẹp như Thúy Vân là “tột đỉnh”, nhưng sau đó, đến Thúy Kiều mới thấy là “tuyệt đỉnh nhan sắc”:

“Kiều càng sắc sảo mặn mà

So bề tài sắc lại là phần hơn”

 

Cũng dùng bút pháp ước lệ như đã tả Thúy Vân, nhưng ngòi bút thiên tài của Tố Như không hề lặp lại một cách vụng về như một người thợ tầm thường. ông không tả tỉ mỉ nào khuôn mặt, nụ cười, tiếng nói, mái tóc , làn da mà chỉ phác thảo vài nét cốt nêu bật cái thần thái trong bức chân dung: “làn thu thủy, nét xuân sơn”. Hình ảnh ẩn dụ đó rất ấn tượng và gợi nhiều liên tưởng: từ dung nhan đến tâm hồn Kiều đang ở độ trong veo như nước mùa thu, không chút gợn , đang dạt dào sức sống thanh xuân như màu xanh của dáng núi mùa xuân. Cả vẻ đẹp của thiên nhiên, đất trời như hội tụ ở đây. Cái nhan sắc đến độ “nghiêng nước nghiêng thành” ấy lại kèm theo cái tài “so bề tài sắc lại là phần hơn” nên nó cao quá vượt lên cái khuôn khổ mà xã hội phong kiến có thể chấp nhận được, khiến “hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh”. Với Thúy Vân thì thiên nhiên “thua, nhường” vốn chỉ là sự hơn ém không tranh chấp, còn với Kiều thì “ghen , hờn” mới thực sự biểu hiện được cả lòng đố kị sâu cay của tạo hóa. Bởi vậy, tả bức chân dung “sắc sảo mặn mà” của Kiều, Nguyễn Du như dự báo trước tấm bi kịch “hồng nha bạc phận” của nàng sau này, vì ngay từ đầu tác giả đã khẳng định: “Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen”.

0
0
Đặng Thu Trang
18/08/2020 07:25:18


Có thể nhận xét chung rằng trong đoạn trích "Chị em Thúy Kiều" Nguyễn du đã chứng tỏ tài năng trong việc cá tính hóa nhân vật vẻ  đẹp của Thúy Vân là một vẻ đẹp mang tính tiêu chuẩn trong xã hội phong kiến, là tiêu biểu cho vẻ ngoài của những con người có phúc tướng, số phận an nhàn, hiền hòa cuộc đời không chịu nhiều sóng gió. Có lẽ số phận Vân đã gắn với việc trở thành phu nhân quyền quý, thế nên Nguyễn Du mới miêu tả thần thái của nàng bằng mấy chữ “trang trọng khác vời” đó là vẻ kiêu sa, sang trọng mà không phải cô gái nào cũng có được. “Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang”, có lẽ rằng ngày nay người có khuôn mặt trong không phải là kiểu mặt được ưa thích thế nhưng trong quan niệm thẩm mỹ cũ, người có khuôn mặt tròn đầy như Thúy Vân lại là người có phúc khí, không chỉ vậy hình ảnh ước lệ “trăng” là ngụ ý chỉ sự thanh khiết, hiền hòa và nhã nhặn của người con gái. Bên cạnh khuôn mặt tròn, phúc hậu, Thúy Vân còn may mắn có được “nét ngài nở nang” là đôi chân mày đậm nét, rõ ràng và cách xa nhau, vốn là nét đẹp và cũng thể hiện tướng phúc trên khuôn mặt, cho thấy rằng Vân là người hiểu lễ nghĩa, rộng lượng và hiền hòa trong cuộc sống. Đó là về khuôn mặt và đôi mày, đối với nụ cười và giọng nói của Thúy Vân Nguyễn Du cũng dành cho nàng những cụm từ rất mỹ miều và thanh nhã “Hoa cười ngọc thốt đoan trang”. Nụ cười của nàng Vân tươi tựa như hoa nở, mang cảm giác vui mừng, sáng sủa, và dịu dàng. Còn giọng nói thì trong sáng, vừa thanh vừa ấm như ngọc, bởi thế có người nói rằng người con gái đẹp thì chắc chắn có giọng nói hay, nếu ứng với Thúy Vân thì quả thực chẳng thể nào sai. Và tổng kết lại với điệu cười, giọng nói ấy dành cho Thúy Vân hai chữ “đoan trang” quả thật là rất xứng. Vẻ đẹp của Thúy Vân tiếp tục được diễn tả bằng câu “Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da”, tóc tựa mây, là mái tóc dài, dài và đen nhánh, từ đó ta cũng có thể phần nào suy ra được tính cách của nàng Vân mặc dù Nguyễn Du không đề cập đến. Đó là biểu trưng cho người con gái hiền dịu, tính tình bình đạm, trọng tình nghĩa, và rất mực chung thủy. Còn ý “tuyết nhường màu da” thì có lẽ không cần phải bàn cãi, lấy màu tuyết để chỉ màu da, da trắng như tuyết, đó là vẻ đẹp tuyệt mỹ sánh ngang với thiên nhiên tạo hóa, là cái phúc của nàng Vân. Chung quy qua bốn câu thơ miêu tả vẻ đẹp của Thúy Vân, Nguyễn Du đã dùng bút pháp ước lệ tượng trưng thông qua các hình ảnh rất nhã nhặn, dịu dàng như trăng, hoa, ngọc, mây, tuyết để gợi ra nét đẹp của một người con gái có vẻ đẹp quý phái, không quá sắc sảo, nhưng khiến người ta dễ chịu và quý mến, điều này gợi ý cho người đọc, cũng như dự đoán trước về cuộc đời bình đạm và êm ấm của nàng Vân.

Thúy Kiều, nhân vật chính của tác phẩm xuất thân là con nhà danh giá, khuê các, “êm đềm trướng rủ màn che”, đoạn trích Chị em Thúy Kiều nằm ở phần đầu “Gặp gỡ và đính ước” của tác phẩm, giới thiệu về bối cảnh gia đình Kiều và mối duyên định mệnh của nàng với chàng Kim Trọng. 

Hai câu đầu của đoạn trích “Đầu lòng hai ả tố nga/Thúy Kiều là chị em là Thúy Vân” giới thiệu thân phận của hai chị em là hai cô con gái lớn của gia đình Vương viên ngoại, trong đó Thúy Kiều là chị cả, còn Thúy Vân là con thứ. Vẻ đẹp chung nhất của hai chị em được Nguyễn Du tóm gọn bằng một câu “Mai cốt cách, tuyết tinh thần”, tiêu biểu cho phong cách ước lệ gợi tả của tác giả. “Cốt cách” tức chỉ phẩm chất, tính cách của hai cô gái, được ví với cây hoa mai - một trong Tứ quân tử, tượng trưng cho vẻ đẹp thanh cao, phú quý, sự bền bỉ, kiên trì trong cuộc sống. Lại lấy tuyết, một thứ vừa mỏng manh, vừa trong trẻo, nhẹ nhàng để chỉ “tinh thần” ngụ ý diễn tả tâm hồn trong sáng, thanh khiết của Kiều và Vân, những cô gái mới ngấp nghé tuổi cập kê, hồng trần chưa chạm. Tuy có những vẻ đẹp chung nhất như thế nhưng Kiều và Vân vẫn có riêng cho mình những vẻ đẹp riêng đến từ ngoại hình, khí chất và tâm hồn được Nguyễn Du chỉ ra trong câu thơ “Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười”, muốn nói rằng khó có thể phân bì được tài sắc của hai chị em, dẫu rằng Kiều là nhân vật chính nên có phần nổi trội hơn. Để làm nổi bật cái vẻ đẹp của Thúy Kiều, Nguyễn Du đã rất tinh tế và khéo léo khi chọn miêu tả cô em là Thúy Vân trước. Điều này cũng khá tương tự với việc lựa chọn trong giới thời trang khi để vedette là người  cuối cùng, nổi bật hẳn so với những người diễn mở màn.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo