Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Hãy làm rõ ý kiến trên qua truyện "Chiếc lá cuối cùng " của O - hen - ri

Bàn về truyện ngắn Nguyễn Minh Châu cho rằng:" Dựng được một tình huống đặc sắc là vấn đề sống còn với người viết truyện ngắn" 
Hãy làm rõ ý kiến trên qua truyện"  Chiếc lá cuối cùng " của O-hen-ri.

3 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
4.943
3
0
Dũng
19/08/2020 17:59:38
+5đ tặng

Nguyễn Minh Châu cho rằng: “Dựng được một tình huống đặc sắc là vấn đề sống còn với người viết truyện ngắn”. Thật vậy, tình huống truyện đối với mỗi tác phẩm truyện ngắn đều là đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc thể hiện tính cách nhân vật, gắn kết những sự việc, và cho thấy được những tư tưởng cũng như tài năng của người nghệ sĩ. Bằng việc phân tích cảm nhận tình huống truyện của Vợ nhặt, chúng ta sẽ có cơ hội hiểu rõ hơn vai trò của tình huống truyện trong truyện ngắn.

Trong truyện ngắn, vai trò của tình huống rất quan trọng, có nó thì truyện mới có chủ đề. Bởi vậy nhà văn Nguyễn Minh Châu mới cho rằng: "Dựng được một tình huống đặc sắc là vấn đề sống còn đối với người viết truyện ngắn". Theo Chu Văn Sơn "Tình huống là một sự kiện đặc biệt trong đó chứa đựng một tình thế bất thường của quan hệ đời sống". Bởi vậy một trong những đặc điểm của tình huống truyện đó là tính chất lạ hoá.

“Vợ nhặt” được coi như một truyện ngắn mẫu mực với một tình huống truyện duy nhất, tạo nên sự liên kết và chặt chẽ trong cốt truyện. Truyện ngắn "Vợ nhặt" có tiền thân từ tiểu thuyết "Xóm ngụ cư". Tác phẩm được viết ngay sau cách mạng tháng Tám nhưng còn dang dở và mất bản thảo. Sau hoà bình lập lại (1954) Kim Lân dựa vào phần cốt truyện cũ và viết lại thành truyện "Vợ nhặt". Tác phẩm được in trong tập truyện "Con chó xấu xí". Truyện tái hiện lại bức tranh nạn đói năm 1945, khi này, đất nước lầm than, dân tộc chìm trong đói khổ. “Vợ nhặt” được xây dựng xung quanh câu chuyện nhặt được vợ của anh Tràng giữa những ngày đói.

Đây là một tình huống độc đáo, lạ, bất ngờ. Một anh chàng xấu xí, nghèo, ế vợ, lại nhặt được vợ giữa lúc đói kém. Có thể nói cưới xin là một trong những chuyện trọng đại, quan trọng nhất trong cuộc đời của mỗi người. Vậy mà trong câu chuyện của Kim Lân, người đọc lại thấy một đám cưới được tổ chức trên nền cảnh của một đám ma, những hình ảnh của đám cưới ấy được hiện lên lên trông thật thảm hại. Một đêm tân hôn với tiếng quạ kêu, tiếng người khóc, bữa cơm đón nàng dâu mới thiếu thốn,... Tuy vậy đây cũng là một tình huống vô cùng cảm động. Dù trong cái nghèo cái đói cái khổ, con người ta vẫn luôn khát khao hạnh phúc gia đình. Những thay đổi trong tâm tư suy nghĩ và cả hành động của nhân vật Tràng, người vợ nhặt hay bà cụ Tứ đều thể hiện rất rõ điều đó. Nếu lúc đầu, Tràng có chút thấy chợn vì "thóc gạo này thân mình không lo nổi lại còn đèo bòng", sau hắn chậc lưỡi "chậc kệ" thì ngay sáng hôm sau, hắn lại thấy "...một niềm vui sướng, tràn ngập trong lòng. Bây giờ hắn mới thấy hắn nên người, hắn có bổn phận lo lắng cho vợ con sau này". Cô vợ nhặt ngày hôm trước lúc gặp Tràng hiện lên là một người phụ nữ chanh chua, đánh mất sĩ diện vì một miếng ăn nhưng dần dần xuất hiện với một hình ảnh nữ tính, đảm đang. Bà cụ Tứ lúc mói đầu vừa mừng vừa tủi nhưng sáng hôm sau trong bữa cơm đón nàng dâu mới, bà nói toàn những chuyện sung sướng về sau. Trong cái âm u của nạn đói, trong cái éo le của tình huống, người đọc thấy sáng lên những khát khao được sống, khát khao được hạnh phúc cháy bỏng. Vì khát khao ấy mà anh Tràng dù chợn nhưng cũng “Chặc, kệ”, cô vợ nhặt dù đánh mất sĩ diện nhưng khi nhìn thấy gia cảnh anh Tràng, cô vẫn chấp nhận ở lại, ghép cuộc đời mình với cuộc đời anh, bà cụ Tứ đã sống hơn nửa đời mình, nhân hậu, hiểu đời, chấp nhận nàng dâu với thái độ trân trọng, lạc quan. Có thể nói đây là tình huống rất hay, chỉ một tình huống mà tạo nên được cả một câu chuyện, một tình huống khiến cho người đọc nhớ mãi. Đó là thành công của Kim Lân.

Truyện ngắn rất quan trọng tình huống. Người viết truyện ngắn vì thế cũng cần đặt yếu tố này lên hàng đầu. Một nhà văn truyện ngắn thành công chính là nhà văn có thể ghi dấu tác phẩm trong lòng người đọc chỉ bằng một tình huống. Và có thể nói, Kim Lân là một nhà văn như vậy.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
3
0
Lương Phú Trọng
19/08/2020 18:15:08
+4đ tặng

Nguyễn Minh Châu cho rằng: “Dựng được một tình huống đặc sắc là vấn đề sống còn với người viết truyện ngắn”. Thật vậy, tình huống truyện đối với mỗi tác phẩm truyện ngắn đều là đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc thể hiện tính cách nhân vật, gắn kết những sự việc, và cho thấy được những tư tưởng cũng như tài năng của người nghệ sĩ. Bằng việc phân tích cảm nhận tình huống truyện của Vợ nhặt, chúng ta sẽ có cơ hội hiểu rõ hơn vai trò của tình huống truyện trong truyện ngắn.

Trong truyện ngắn, vai trò của tình huống rất quan trọng, có nó thì truyện mới có chủ đề. Bởi vậy nhà văn Nguyễn Minh Châu mới cho rằng: "Dựng được một tình huống đặc sắc là vấn đề sống còn đối với người viết truyện ngắn". Theo Chu Văn Sơn "Tình huống là một sự kiện đặc biệt trong đó chứa đựng một tình thế bất thường của quan hệ đời sống". Bởi vậy một trong những đặc điểm của tình huống truyện đó là tính chất lạ hoá.

“Vợ nhặt” được coi như một truyện ngắn mẫu mực với một tình huống truyện duy nhất, tạo nên sự liên kết và chặt chẽ trong cốt truyện. Truyện ngắn "Vợ nhặt" có tiền thân từ tiểu thuyết "Xóm ngụ cư". Tác phẩm được viết ngay sau cách mạng tháng Tám nhưng còn dang dở và mất bản thảo. Sau hoà bình lập lại (1954) Kim Lân dựa vào phần cốt truyện cũ và viết lại thành truyện "Vợ nhặt". Tác phẩm được in trong tập truyện "Con chó xấu xí". Truyện tái hiện lại bức tranh nạn đói năm 1945, khi này, đất nước lầm than, dân tộc chìm trong đói khổ. “Vợ nhặt” được xây dựng xung quanh câu chuyện nhặt được vợ của anh Tràng giữa những ngày đói.

Đây là một tình huống độc đáo, lạ, bất ngờ. Một anh chàng xấu xí, nghèo, ế vợ, lại nhặt được vợ giữa lúc đói kém. Có thể nói cưới xin là một trong những chuyện trọng đại, quan trọng nhất trong cuộc đời của mỗi người. Vậy mà trong câu chuyện của Kim Lân, người đọc lại thấy một đám cưới được tổ chức trên nền cảnh của một đám ma, những hình ảnh của đám cưới ấy được hiện lên lên trông thật thảm hại. Một đêm tân hôn với tiếng quạ kêu, tiếng người khóc, bữa cơm đón nàng dâu mới thiếu thốn,... Tuy vậy đây cũng là một tình huống vô cùng cảm động. Dù trong cái nghèo cái đói cái khổ, con người ta vẫn luôn khát khao hạnh phúc gia đình. Những thay đổi trong tâm tư suy nghĩ và cả hành động của nhân vật Tràng, người vợ nhặt hay bà cụ Tứ đều thể hiện rất rõ điều đó. Nếu lúc đầu, Tràng có chút thấy chợn vì "thóc gạo này thân mình không lo nổi lại còn đèo bòng", sau hắn chậc lưỡi "chậc kệ" thì ngay sáng hôm sau, hắn lại thấy "...một niềm vui sướng, tràn ngập trong lòng. Bây giờ hắn mới thấy hắn nên người, hắn có bổn phận lo lắng cho vợ con sau này". Cô vợ nhặt ngày hôm trước lúc gặp Tràng hiện lên là một người phụ nữ chanh chua, đánh mất sĩ diện vì một miếng ăn nhưng dần dần xuất hiện với một hình ảnh nữ tính, đảm đang. Bà cụ Tứ lúc mói đầu vừa mừng vừa tủi nhưng sáng hôm sau trong bữa cơm đón nàng dâu mới, bà nói toàn những chuyện sung sướng về sau. Trong cái âm u của nạn đói, trong cái éo le của tình huống, người đọc thấy sáng lên những khát khao được sống, khát khao được hạnh phúc cháy bỏng. Vì khát khao ấy mà anh Tràng dù chợn nhưng cũng “Chặc, kệ”, cô vợ nhặt dù đánh mất sĩ diện nhưng khi nhìn thấy gia cảnh anh Tràng, cô vẫn chấp nhận ở lại, ghép cuộc đời mình với cuộc đời anh, bà cụ Tứ đã sống hơn nửa đời mình, nhân hậu, hiểu đời, chấp nhận nàng dâu với thái độ trân trọng, lạc quan. Có thể nói đây là tình huống rất hay, chỉ một tình huống mà tạo nên được cả một câu chuyện, một tình huống khiến cho người đọc nhớ mãi. Đó là thành công của Kim Lân.

Truyện ngắn rất quan trọng tình huống. Người viết truyện ngắn vì thế cũng cần đặt yếu tố này lên hàng đầu. Một nhà văn truyện ngắn thành công chính là nhà văn có thể ghi dấu tác phẩm trong lòng người đọc chỉ bằng một tình huống. Và có thể nói, Kim Lân là một nhà văn như vậy.

Ngọc Ánh Lê
hình như cậu nhầm đề rồi,đâu phải vợ nhặt đâu,chiếc lá cuối cùng mà
3
3
dlinhh
19/08/2020 18:15:36
+3đ tặng

Truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng của nhà văn O.Henri kể về cuộc sống của những người họa sĩ nghèo có lòng yêu thương, nhân từ, độ lượng. Tác phẩm đã cho ta thấy những tình cảm cao thượng của những người họa sĩ với nhau.Trong truyện tác giả đã hai lần đảo ngược tình huống.
Truyện lấy bối cảnh ở khu Greenwich Village, Manhattan, thành phố New York, Hoa Kỳ. Xiu và Giôn -xi là hai nữ họa sĩ trẻ sống trong một khu nhà trọ. Cụ Bơ-men là một họa sĩ già cũng sống ở đó; cả đời cụ khao khát vẽ được một kiệt tác nhưng chưa thực hiện được.

Mùa đông năm ấy, Giôn -xi bị bệnh viêm phổi rất nặng. Bệnh tật khiến cô tuyệt vọng và nghĩ rằng khi chiếc lá thường xuân cuối cùng rụng xuống là sẽ là lúc cô lìa đời. Xiu vô cùng lo lắng và hết lòng chạy chữa cho bạn nhưng vô ích, Giôn -xi vẫn bi quan như vậy. Cô gái tội nghiệp âm thầm đếm từng chiếc lá thường xuân.

Biết được ý nghĩ điên rồ đó của Giôn -si, cụ Bơ-men ban đầu mắng um lên nhưng sau đó lại âm thầm thức suốt đêm mưa gió bão bùng để vẽ chiếc lá thường xuân. Chiếc lá cuối cùng giống như thật. Nó đã không rụng trong đêm bão lớn khiến Giôn -xi suy nghĩ lại, cô hi vọng và muốn được sống, được sáng tạo. Giôn -xi từ cõi chết trở về nhưng cụ Bơ-men lại chết vì bệnh viêm phổi sau đêm sáng tạo kiệt tác chiếc lá cuối cùng để cứu Giôn -xi. Xiu lặng lẽ đến bên Giôn -si báo cho bạn về cái chết của cụ Bơ-men và bí mật của chiếc lá cuối cùng.

Khi đọc hết truyện người đọc cảm nhận được nổi thất vong, chán đời của Giôn-xi ngày càng tăng. Giôn-xi nằm trên giường đếm những chiếc lá thường xuân đang rụng bên ngoài khung cửa sổ, cô nghĩ rằng khi chiếc lá cuối cùng rụng xuống thì cô cũng sẽ qua đời nhưng đến cuối chuyện thì Giôn-xi đã thay đổi bằng niềm vui yêu cuộc sống hơn.

Giôn-xi là hình ảnh của con người tuổi trẻ giàu ước mơ và khát vọng nhưng vướng phải nghịch cảnh trớ trêu: bệnh rất nặng và vô cùng tuyệt vọng. Chính hoàn cảnh đem lại sự thử thách rất lớn đối với bản thân cô và những người xung quanh. Trong tình thế ấy, Giôn-xi hòn toàn bất lực và buông xuôi cuộc đời cho số phận. Ngược lại, những người xung quanh cô (Xiu và Bơ-men) lại không đầu hàng. Họ không những yêu thương, tạo động lực mà còn âm thầm làm nhiều việc có ý nghĩa dành cho cô. Họ cũng không nghĩ rằng những việc làm ấy có thể giành lấy cô từ bản tay của thần chết nhưng ít ra là làm cho cô thấy thật thoải mái.

Trong chuyện, cụ Bơ-men mặc dù đã lớn tuổi nhưng cụ rất khỏe mạnh. Trong cuộc đời của cụ, cụ khao khát muốn vẽ cho mình một kiệt tác để đời nhưng đến năm cụ bốn mươi tuổi cụ vẫn chưa thật hiện được khao khát đó. Trong một đêm mưa bão, khi chiếc lá cuối cùng rụng xuống. Mặc cho thời tiết khắc nghiệt cụ Bơ-men vẫn tạo ra kiệt tác ” chiếc lá cuối cùng”. Bức tranh mà cụ đã bao ngày mơ ước, khao khát.

Bức tranh không chỉ mang những đường nét màu sắc đơn giản mà nó chứa đựng bao nhiêu tình cảm, sự hi sinh. Đó là lần đảo ngược tình huống thứ hai. Chiếc lá cuối cùng là tác phầm thành công cả nội dung và nghệ thuật. Tình yêu thương của cụ Bơ-men cũng chính là tình cảm của tác giả đối với những người nghèo khổ trong xã hội.

Giôn-xi từ tuyệt vọng với cái chết đang kề cận bỗng nhiên hồi sinh còn cụ Bơ-men đang khỏe mạnh đột ngột qua đời. Hai lần đảo ngược tình huống đã tạo ra sự hấp dẫn của tác phẩm, nó giống như một pháp màu, giống như một trò đùa của chúa. Chính điều đó đã khẳng định rằng đừng bao giờ chịu đầu hàng trước nghịch cảnh, mọi phép màu có thể xuất hiện ngay trong cuộc đời của mỗi chúng ta. Tác phẩm nghệ thuật đích thực được vẽ bằng trái tim giàu lòng hi sinh của người nghệ sĩ chứ không phải từ đôi bàn tay khéo léo và đôi mắt biết ngắm nhìn. nghệ thuật chân chính phải vì con người mà phục vụ, ngoài ra, không có mục đích nào khác.
Truyện với nhiều tình huống hấp dẫn, cách sắp xếp chặt chẽ, đặc biệt là đảo ngược tình huống lần lần tạo sự hứng thú cho người đọc. Chiếc lá cuối cùng chứa đựng giá trị nhân văn sâu sắc, câu chuyện nói về tình bạn, tình yêu thương giữa những con người với nhau. Qua đó nhà văn mang tới một bức thông điệp: Hãy luôn thắp sáng ngọn lửa của khát khao hi vọng hãy luôn yeu thương, mang nghệ thuật phục vụ con người, nghệ thuật chan chính lâu bền nhất là nghệ thuật hướng tới con người và vì con người.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×