Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Từ nội dung ngữ liệu, hãy viết một đoạn văn khoảng 150 chữ nêu lên truyền thống yêu nước quý báu của nhân dân

6 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
1.908
1
3
Lương Phú Trọng
22/08/2020 13:25:25
+5đ tặng
Tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc là giá trị cơ bản trong hệ giá trị truyền thống của các dân tộc trên thế giới không riêng gì Việt Nam. Song, tư tưởng ấy được hình thành sớm hay muộn, đậm hay nhạt, nội dung cụ thể, hình thức và mức độ biểu hiện cũng như chiều hướng phát triển của nó lại tùy thuộc vào điều kiện lịch sử đặc thù của từng dân tộc.

Ảnh minh họa.
Đối với dân tộc Việt Nam, lòng yêu nước, tự hào dân tộc không chỉ là một tình cảm tự nhiên, mà nó còn là sản phẩm của lịch sử được hun đúc từ chính lịch sử đau thương mà hào hùng của dân tộc Việt Nam. Lịch sử mấy nghìn năm của dân tộc Việt Nam là lịch sử đấu tranh giành lại và bảo vệ nền độc lập từ tay kẻ thù xâm lược. Chính vì vậy mà tinh thần yêu nước đã ngấm sâu vào tình cảm, vào tư tưởng của mỗi người dân Việt Nam qua tất cả các thời đại, làm nên một sức mạnh kỳ diệu, giúp cho dân tộc ta đánh thắng hết kẻ thù này đến kẻ thù khác cho dù chúng có hùng mạnh đến đâu. Điều này đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh tổng kết: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta…”, được tiếp nối từ đời này sang đời khác, từ thế hệ đi trước đến thế hệ sau.

Khác với thời thời cha ông, thời cả dân tộc đồng lòng quyết tâm chung một lý tưởng đánh giặc cứu nước, giữ nước và bảo vệ đất nước thì yêu nước được thể hiện ở tinh thần chiến đấu, hi sinh bản thân để cống hiến cho nền hòa bình, độc lập  của Tổ Quốc. Ngày nay, trong thời bình, quá trình hội nhập kinh tế, văn hóa, chính trị thì tinh thần yêu nước được thể hiện ở nhiều khía cạnh, lĩnh vực khác nhau. Mỗi người đều có một lý tưởng sống riêng, yêu nước trước hết là làm tròn nghĩa vụ của riêng bản thân, tôn trọng văn hóa, ngôn ngữ dân tộc. Mỗi người cũng lựa chọn riêng cho mình một cách riêng để thể hiện lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc: có người đi nghĩa vụ canh giữ biên cương, có người lựa chọn cống hiến về tri thức, có người lại chọn cống hiến trên lĩnh vực thể thao, những trận bóng đá đẹp nhất và ý nghĩa nhất cho người hâm mộ, làm rạng danh quê hương, đất nước.

Trong một bài viết ngắn, tôi không thể viết hết mọi biểu hiện về tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc của tất cả chúng ta. Tôi chỉ dừng lại và mượn những cảm xúc mà đội bóng đá U23 Việt Nam đã dành cho người hâm mộ và tình cảm, lòng tự hào dân tộc của toàn thể người dân Việt Nam trên cả nước đã dành cho đội tuyển U23 Việt Nam tại giải vô địch bóng đá U23 châu Á để nói về tinh thần yêu nước, lòng tự hào của dân tộc Việt Nam.

Có thể nói, niềm tự hào đó được khơi dậy một cách mạnh mẽ sau chiến thắng của đội tuyển U.23 Việt Nam trước Iraq và Qatar khi hàng triệu người trên cả nước vỡ òa trong niềm vui sướng tột cùng, họ đổ ra đường hò reo, ăn mừng. Các tuyến đường ở trung tâm nhiều thành phố rợp cờ đỏ sao vàng. Đã lâu, rất lâu rồi người ta mới cảm nhận được khí thế hừng hực, sôi sục đến thế.

Ở trận tứ kết rồi bán kết, mỗi lần tôi vào mạng xã hội facebook thì ở đó có rất nhiều dòng chia sẻ về cảm xúc không thể tả nổi, những dòng tâm sự “ôi, khó thở quá”, rồi hét lên “Tự hào quá Việt Nam ơi”… Tôi biết rằng, nỗi lo lắng, hồi hộp đến tột cùng hiện rõ trên khuôn mặt của từng người rồi tất cả vỡ òa khi Văn Thanh thực hiện thành công quả penalty cuối cùng đưa đội tuyển U.23 Việt Nam vào chung kết.

Chúng ta dễ dàng nhận thấy, ở từng quán cà phê, trong từng xóm nhỏ, từng ngôi nhà như nổ tung trong tiếng hò reo của hàng chục người. Họ - những con người xa lạ, ôm chầm lấy nhau rồi nhảy cẫng lên như vừa tìm thấy máu mủ của mình sau nhiều năm xa cách. Nhiều người đã khóc. Có lẽ, thứ xúc cảm đó được hun đúc, kìm nén trong suốt một thời gian dài để rồi hôm nay mọi thứ thực sự bùng cháy trong nỗi sung sướng, khoan khoái đến cùng tận. Bởi lúc này, tất cả họ có chung một lý tưởng, có chung một khẩu hiệu: “Việt Nam vô địch”. Đó chính là tinh thần dân tộc. Đó là niềm tự hào Việt Nam.
Và trong trận chung kết với với đội tuyển U.23 Uzbekistan vào ngày 27.1, dù đội tuyển U.23 Việt Nam không được nhận cúp vô địch nhưng toàn thể người hâm mộ bóng đá Việt Nam vẫn cháy lên niềm tự hào về các em đội tuyển U23 Việt Nam, vì chính chiến công của các em đã thúc đẩy tình đoàn kết, khơi dậy tinh thần dân tộc của hơn 90 triệu người dân Việt Nam. Với tôi, đó là những giá trị đáng trân quý!

Tôi thiết nghĩ, bóng đá là môn thể thao Vua và khi môn thể thao Vua ấy còn gắn liền với niềm tự hào dân tộc thì nó mang một sức mạnh to lớn. Và hẳn ai là người Việt Nam, trong thời khắc ấy, đều cảm thấy yêu thương và tự hào.

Tôi rất xúc động và khó diễn tả cảm xúc của mình khi thấy dòng người hâm mộ hân hoan chào đón đội tuyển U23 Việt Nam về nước. Có lẽ từ lúc sinh ra đến giờ, tôi mới chứng kiến được tinh thần người Việt Nam trỗi dậy mạnh mẽ như thế, các tuyến đường ở Hà Nội rực rỡ cờ đỏ sao vàng mừng chiến tích của U23 Việt Nam. Chính tinh thần yêu nước, lòng quả cảm và tự hào dân tộc đã giúp các cầu thủ chiến thắng chình mình, lập nên những kỳ tích. Chính bóng đá đã khơi dậy niềm tự hào dân tộc đầy thiêng liêng của người dân Việt Nam. Chính các cầu thủ là tấm gương truyền cảm hứng cho thế hệ trẻ về ý thức vươn lên, khát khao chinh phục những đỉnh cao.

Như vậy, có thể khẳng định tinh thần yêu nước vẫn được kế thừa và phát huy, được biểu hiện một cách đa dạng trên nhiều bình diện. Tất cả đều đang cố gắng tiếp nối bước cha anh, luôn nỗ lực cống hiến để đưa đất nước sánh ngang với các cường quốc năm châu. Thế hệ ngày nay vẫn đang làm tốt nhiệm vụ bảo vệ và phát triển đất nước một cách tận tụy và cống hiến nhất.

Trong niềm tự hào đó, bản thân tôi cũng như các bạn trẻ trên mọi miền của Tổ quốc luôn nhận thức rõ vai trò, trách nhiệm của tuổi trẻ với tinh thần “Đâu cần thanh niên có - việc gì khó có thanh niên”. Là một cán bộ Đoàn, tôi nhận thức sâu sắc hơn về vai trò, trách nhiệm của bản thân với Ban và cơ quan, không ngừng rèn luyện, tư dưỡng đạo đức, nỗ lực trong công tác tham mưu, nhiệt tình, tâm huyết và có trách nhiệm đối với các hoạt động của cơ quan và không quên nuôi dưỡng cho mình một ước mơ, lý tưởng sống đúng đắn như một động lực cho bản thân cố gắng phát triển, cống hiến và trưởng thành. Nhớ ơn Bác, thực hiện lời dạy của Bác, bản thân tôi nguyện suốt đời trung thành với lý tưởng cách mạng cao đẹp mà Đảng và Bác Hồ đã lựa chọn./.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
3
Lương Phú Trọng
22/08/2020 13:26:10
+4đ tặng

Trong chương trình Văn học lớp 6, em đã được học rất nhiều chuyên cổ. tích và truyền thuyết hay. Nhưng em thích nhất là truyện truyền thuyết Thánh Gióng. Câu chuyện đã kể về một người anh hùng đánh giặc giữ nước.

Đời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng có hai vợ chồng ông lão nghèo. Họ rất chăm chỉ làm ăn nhưng lại hiếm con. Tuổi đã cao mà vẫn chưa có được một mụn con. Một hôm, bà vợ đi ra đồng, nhìn thấy một vết chân to, bà bèn đặt chân mình vào ướm thử. Nào ngờ, về nhà bà thụ thai. Đến tháng thứ mười hai, bà sinh được một cậu bé mặt mũi khôi ngô, tuấn tú. Hai vợ chồng vui mừng, đặt tên đứa bé là Gióng. Nhưng niềm vui của ông bà trở thành nỗi lo khi thấy Gióng lên ba tuổi mà vẫn chưa biết nói, biết cười, đặt đâu nằm đó.

Bấy giờ có giặc n đến xâm phạm bờ cõi nước ta. Vua vô cùng lo lắng, cho sứ giả đi khắp nơi rao tìm người tài giỏi cứu nước. Vừa nghe thấy tiếng sứ giả loa truyền, chú bé Gióng bỗng cất tiếng nói đòi mẹ cho gọi sứ giả vào gặp. Mẹ Gióng thấy con mình cất tiếng nói thì vô cùng mừng rỡ, chạy đi mời sứ giả. Khi gặp sứ giả, Gióng bèn bảo sứ giả về tâu vua, làm cho một áo giáp sắt, một con ngựa sắt và một cái roi sắt. Nhà vua mừng rỡ, truyền cho thợ làm gấp ngày đêm.

Kỳ lạ hơn, từ sau hôm gặp sứ giả, chú bé Gióng lớn nhanh như thổi. Ăn bao nhiêu cũng không thấy no. Cả làng cùng góp gạo nuôi Gióng. Ai cũng mong chú bé lớn nhanh, khỏe mạnh để giúp vua đánh gặp cứu nước. Giặc đã đến chân núi Trâu, thế nước rất nguy, ai cũng hoảng sợ, hoảng hốt. Đúng lúc đó, sứ giả đem những thứ Gióng yêu cầu đến. Chú bé vùng dậy, vươn vai trở thành tráng sĩ, nhảy lên lưng ngựa. Ngựa hí dài mấy tiếng vang dội, phun lửa, lao thẳng vào đám giặc. Quân giặc hoảng sợ. Tráng sĩ phi ngựa đến đâu, dẹp tan quân giặc đến đó. Roi sắt gãy, Gióng nhổ tre làm vũ khí. Lũ giặc giẫm đạp lên nhau mà chạy. Tráng sĩ đuổi đến chân núi Sóc. Đến đây, một mình một ngựa, tráng sĩ lên đỉnh núi, cởi bỏ áo giáp, cả người và ngựa bay về trời.

Vua nhớ công ơn, phong Gióng làm Phù Đổng Thiên Vương và lập đền thờ tại quê nhà. Những nơi ngựa phi qua để lại ao hồ. Rặng tre bị ngựa phun lửa cháy trở nên vàng óng còn có một làng bị ngựa phun lửa cháy được gọi là làng Cháy.

1
3
Lương Phú Trọng
22/08/2020 13:26:21
+3đ tặng

Vào thời Hùng Vương có một đôi vợ chồng tuy đã già nhưng mãi chưa có con. Vào một buổi sáng sớm khi lên nương làm rẫy, chợt thấy một dấu chân rất to in trên mặt đất, bà sửng sốt kêu lên:
- Ôi! Dấu chân của ai mà to thế này!

Thấy kì lạ, bà đưa chân mình vào ướm thử, về nhà bà liền có thai. Chẳng giống như bình thường, bà mang thai 12 tháng mới sinh ra một bé trai và đặt tên là Gióng. Gióng lên ba tuổi mà chẳng biết nói biết cười. Hàng xóm láng giềng xung quang bắt đầu dị nghị, lời ra tiếng vào, bàn tán về đứa trẻ kì lạ. Họ cho rằng bà thụ thai kì lạ nên đứa trẻ sinh ra cũng không được bình thường. Vào năm ấy, giặc Ân xâm lược nước ta. Quân giặc rất đông và hung hãn, đi đến đâu, chúng cướp bóc, tàn phá đến đấy. Quân của vua Hùng nhiều lần xuất trận nhưng không thể đánh thắng số lượng áp đảo của quân địch. Trước tình hình ấy, vua Hùng rất lo lắng, cử sứ thần đi khắp các vùng miền tìm người tài. Đến làng Phù Đổng, với lòng căm thù quân giặc sục sôi, ý chí bảo vệ đất nước mãnh liệt, người dân cả làng xin vua cho được đi đánh giặc. Không khí đánh giặc cứu nước lan tỏa khắp nơi nơi, mẹ Gióng vô cùng buồn rầu ao ước rằng giá như Gióng cũng bình thường như những người khác thì đã có thể xung quân đánh giặc. Lời ru của mẹ cất lên đầy tha thiết nhưng cũng đầy giục giã: “Làm trai đứng ở trên đời/ Sao cho xứng đáng giống nòi rồng tiên”. Những đứa trẻ khác thấy Gióng vẫn ngủ thì nói: “Gióng ơi dậy đi thôi! Cả làng Phù Đổng ta xin vua cho đi đánh giặc rồi đấy!”. Những lời nói ấy như có sức mạnh làm thức tỉnh con người ngủ quên trong Gióng, Gióng bỗng cất tiếng gọi mẹ xin cho đi đánh giặc: “ Mẹ ơi! Xin mẹ cho gọi sứ giả vào đây”. Mẹ Gióng vô cùng bất ngờ, chuyện quốc gia đại sự đâu phải trò đùa của trẻ con, nhưng Gióng vẫn cương quyết: “Xin mẹ hãy tin con, con có thể ra trận đánh giặc”. Mẹ Gióng đến gặp trưởng làng và mời sứ thần đến gặp Gióng. Gióng nói với sứ giá bằng giọng rõ ràng, dứt khoát: “Xin hãy nói với nhà vua làm cho ta một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một cái áo giáp sắt”. Sứ giả ban đầu cũng hoài nghi, dù sao Gióng cũng chỉ là một đứa trẻ. Nhưng lúc ấy, có một con rồng không biết từ đâu bay đến rồi vút cao lên trời xanh, biết là điểm báo của trời, vội vàng về tâu lại với nhà vua. Từ hôm ấy, Gióng bỗng lớn nhanh như thổi, ăn bao nhiêu cũng không đủ, vươn vai trở thành một chàng trai khỏe mạnh, khôi ngô, tuấn tú. Những vật dụng cần thiết được mang đến, Gióng cùng trai tráng làng Phù Đổng ra trận đánh giặc. Đánh đến đâu, quân giặc khiếp sợ bỏ chạy đến đấy. Khí thế đang mạnh mẽ thì ngờ đâu kiếm gãy, Gióng nhanh trí nhổ một bụi tre bên đường, quật vào quân giặc tới tấp. Tướng giặc cùng đường phải giơ tay xin hàng, chiến thắng thuộc về nhân dân của nước Văn Lang. Lúc bấy giờ ngựa Gióng đã tiến đến chân núi Sóc Sơn. Gióng bèn cởi toàn bộ giáp rồi cả người lẫn ngựa bay thẳng lên trời.

Để tưởng nhớ công ơn của Gióng, vua Hùng cho lập đền thờ ở quê nhà và phong Gióng là Phù Đổng Thiên Vương. Hàng năm, nhân dân vẫn tổ chức lễ hội để du khách thập phương tìm về bái lễ.

1
3
Lương Phú Trọng
22/08/2020 13:26:54
+2đ tặng

Đó là vào thời Vua Hùng thứ sáu. Đất nước thật thanh bình, mọi người đều hưởng ấm no hạnh phúc. Thế nhưng vợ chồng già chúng tôi chứ cui cút trong gian nhà tranh vắng tiếng trẻ con. Một hôm, tôi đi ra đồng thấy một dấu chân khác lạ. Phần thì tò mò, phần thì vừa thấy thần báo mộng trong đêm, tôi đặt chân ướm thử. Không ngờ về nhà thụ thai.

Chờ hết chín tháng mười ngày vẫn chưa sanh, ông nhà tôi lo quá. Nhưng đến tháng mười hai thì vợ chồng tôi đã có con. Chao ôi, một đứa bé mặt mũi khôi nhô như một tiên đồng. Chúng tôi mừng lắm. Nhưng chăm chút hoài mà thằng bé vẫn cứ như lúc lọt lòng. Đã ba năm tuổi mà nó không biết đi, không biết nói, biết cười.

Rồi một hôm loa sứ giả truyền tin giặc Ân đã đến xâm phạm bờ cõi, vua Hùng đang kén chọn người tài giỏi ra công giết giặc. Thằng bé nhà tôi bỗng níu tay áo, và nó cất tiếng: "Mẹ ơi, mẹ ra mời sứ giả vô đây cho con". Hai vợ chồng tôi bàng hoàng nhìn nhau, tôi vội chạy ra mời sứ giả vào nhà. Thằng bé mắt long lanh và nói sang sảng như phán truyền: "Ông về tâu với vua sắm cho ta một con ngựa sắt, một cái roi sắt, áo giáp sắt, ta sẽ phá tan giặc!". Sứ giả sửng sốt rồi kính cẩn chào chúng tôi ra về. Tôi và chồng tôi chạy lại ôm con mà mừng khôn xiết. Từ đó thằng bé lớn nhanh như thổi, cơm ăn mấy cũng không no, áo vừa mặc xong đã đứt chỉ. Bà con lối xóm biết chuyện họ rất phấn khởi ngày đêm tấp nập nấu cơm, đội cà, may vá cho thằng bé rất chu đáo. Ai cũng hi vọng Gióng sớm ra giết giặc trừ họa cho mọi người.

Giặc đã đến chân núi Châu Sơn. Mọi người hoảng hốt nhìn Gióng như cầu cứu. Cũng may nhà vua đã cho đưa đến con ngựa sắt, áo giáp sắt và roi sắt. Thằng bé bỗng đứng dậy vươn vai một cái, nó to lớn và mạnh mẽ khác thường. Nó mặc giáp sắt, cầm roi sắt và leo lên ngựa sắt. Nó vỗ vào mông ngựa, ngựa hét vang phun một luồng bão lửa về phía trước. Trông thằng Gióng giờ đây oai phong lẫm liệt như tướng nhà Trời. Nó khẽ gật đầu chào mọi người rồi phi như bay ra nơi có giặc.

Nghe mấy người đi theo Gióng, cùng Gióng giết giặc kể lại thì nó đã cầm roi sắt tả xung hữu đột vào giặc chết như rạ. Đang xông xáo như vậy thì roi sắt va vào núi và bị gãy. Gióng nhà tôi mới nhổ bụi tre bên đường quật một đám tan quân còn lại. Nó truy đuổi giặc đến núi Minh Sóc và tại đây có cởi áo giáp sắt để ngay ngắn trên tảng đá rồi cùng ngựa sắt bay về Trời.

Mọi người đã lập đền thơ ngay trong làng. Và vua Hùng cũng phong cho tôi là Phù Đổng Thiên Vương.

Nghe nói ở Gia Bình có những bụi tre đằng ngà màu vàng óng. Chính ngựa Gióng đã phun lửa mà nó cháy sém như vậy đấy.

Và bà con có biết không? Những ao hồ chi chít ở địa phương ta là dấu chân của con ngựa sắt ghê gớm mà Gióng cưỡi đấy. Tôi cũng muốn lưu ý mọi người cái làng Cháy hiện nay sở dĩ có tên gọi như vậy là do ngựa Gióng phun lựa và đốt trụi cả một làng. Cũng may là bà con đã chạy giặc hết rồi không thì thật là thảm họa.

Vợ chồng ta rất tự hào vì đã có một đứa con dũng cảm giết giặc bảo vệ cuộc sống ấm no cho mọi người. Chúng tôi thật tự hào bởi mỗi lúc ra đường mọi người đều kính nể và nói: "Hai người ấy là cha mẹ của Phù Đổng Thiên Vương đó". Đó bà con hãy chờ coi, thằng Gióng nhà tôi trước lúc bay về trời có nhắm rằng khi nào cha mẹ già yếu nó sẽ trở lại chăm sóc chúng tôi. Chúng tôi đang chờ và cái ngày ấy rồi sẽ đến thôi phải không bà con?

3
1
*•.¸♡ლâγ♡¸.•*
22/08/2020 13:33:02
+1đ tặng
Bài 1

Thấm nhuần sâu sắc rằng, lòng yêu nước là một giá trị truyền thống quý báu của dân tộc, được sinh dưỡng bởi những cư dân một nước nông nghiệp luôn gắn bó, cố kết, đùm bọc, che chở và giúp đỡ lẫn nhau để chống lại thiên tai, địch họa và cả dịch bệnh, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh rằng: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”[1] và "chủ nghĩa dân tộc là động lực lớn của đất nước". Trong tất cả những con dân đất Việt đó, chỉ “trừ một bọn rất ít đại Việt gian, đồng bào ta ai cũng có lòng yêu nước”[2]…

Vì thế, trên những chặng đường cách mạng, Người luôn khơi dậy và  phát huy nguồn sức mạnh của lòng yêu nước đó để lãnh đạo nhân dân ta từng bước giành thắng lợi trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Không phải ngẫu nhiên, vấn đề tập hợp lực lượng cách mạng trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng lại được ghi rõ: “Đảng phải hết sức liên lạc với tiểu tư sản, trí thức, trung nông, Thanh niên, Tân Việt, v.v.) để kéo họ đi vào phe vô sản giai cấp. Còn đối với bọn phú nông, trung tiểu địa chủ và tư bản An Nam mà chưa rõ mặt phản c.m thì phải lợi dụng, ít lâu mới làm cho họ đứng trung lập. Bộ phận nào đã ra mặt phản c.m (Đảng Lập hiến,v.v.) thì phải đánh đổ”[3]; đồng thời, nhấn mạnh “trong cuộc cách mạng tư sản dân quyền, vô sản giai cấp và nông dân là hai động lực chánh, nhưng vô sản có cầm quyền lãnh đạo thì cách mạng mới thắng lợi được”[4]. Sau đó, vấn đề tập hợp lực lượng được thể hiện trong việc thành lập và phát huy vai trò của Mặt trận Việt Minh, nhằm đoàn kết mọi người dân Việt Nam yêu nước trong một mặt trận dân tộc thống nhất rộng rãi để cùng tranh đấu vì độc lập, tự do đã góp phần to lớn vào thành công của Tổng khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945, sáng lập nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa; đưa nhân dân ta từ thân phận nô lệ trở thành người làm chủ…

1
0
Đặng Thu Trang
22/08/2020 14:48:33
Tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc là giá trị cơ bản trong hệ giá trị truyền thống của các dân tộc trên thế giới không riêng gì Việt Nam. Song, tư tưởng ấy được hình thành sớm hay muộn, đậm hay nhạt, nội dung cụ thể, hình thức và mức độ biểu hiện cũng như chiều hướng phát triển của nó lại tùy thuộc vào điều kiện lịch sử đặc thù của từng dân tộc.

Ảnh minh họa.
Đối với dân tộc Việt Nam, lòng yêu nước, tự hào dân tộc không chỉ là một tình cảm tự nhiên, mà nó còn là sản phẩm của lịch sử được hun đúc từ chính lịch sử đau thương mà hào hùng của dân tộc Việt Nam. Lịch sử mấy nghìn năm của dân tộc Việt Nam là lịch sử đấu tranh giành lại và bảo vệ nền độc lập từ tay kẻ thù xâm lược. Chính vì vậy mà tinh thần yêu nước đã ngấm sâu vào tình cảm, vào tư tưởng của mỗi người dân Việt Nam qua tất cả các thời đại, làm nên một sức mạnh kỳ diệu, giúp cho dân tộc ta đánh thắng hết kẻ thù này đến kẻ thù khác cho dù chúng có hùng mạnh đến đâu. Điều này đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh tổng kết: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta…”, được tiếp nối từ đời này sang đời khác, từ thế hệ đi trước đến thế hệ sau.

Khác với thời thời cha ông, thời cả dân tộc đồng lòng quyết tâm chung một lý tưởng đánh giặc cứu nước, giữ nước và bảo vệ đất nước thì yêu nước được thể hiện ở tinh thần chiến đấu, hi sinh bản thân để cống hiến cho nền hòa bình, độc lập  của Tổ Quốc. Ngày nay, trong thời bình, quá trình hội nhập kinh tế, văn hóa, chính trị thì tinh thần yêu nước được thể hiện ở nhiều khía cạnh, lĩnh vực khác nhau. Mỗi người đều có một lý tưởng sống riêng, yêu nước trước hết là làm tròn nghĩa vụ của riêng bản thân, tôn trọng văn hóa, ngôn ngữ dân tộc. Mỗi người cũng lựa chọn riêng cho mình một cách riêng để thể hiện lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc: có người đi nghĩa vụ canh giữ biên cương, có người lựa chọn cống hiến về tri thức, có người lại chọn cống hiến trên lĩnh vực thể thao, những trận bóng đá đẹp nhất và ý nghĩa nhất cho người hâm mộ, làm rạng danh quê hương, đất nước.

Trong một bài viết ngắn, tôi không thể viết hết mọi biểu hiện về tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc của tất cả chúng ta. Tôi chỉ dừng lại và mượn những cảm xúc mà đội bóng đá U23 Việt Nam đã dành cho người hâm mộ và tình cảm, lòng tự hào dân tộc của toàn thể người dân Việt Nam trên cả nước đã dành cho đội tuyển U23 Việt Nam tại giải vô địch bóng đá U23 châu Á để nói về tinh thần yêu nước, lòng tự hào của dân tộc Việt Nam.

Có thể nói, niềm tự hào đó được khơi dậy một cách mạnh mẽ sau chiến thắng của đội tuyển U.23 Việt Nam trước Iraq và Qatar khi hàng triệu người trên cả nước vỡ òa trong niềm vui sướng tột cùng, họ đổ ra đường hò reo, ăn mừng. Các tuyến đường ở trung tâm nhiều thành phố rợp cờ đỏ sao vàng. Đã lâu, rất lâu rồi người ta mới cảm nhận được khí thế hừng hực, sôi sục đến thế.

Ở trận tứ kết rồi bán kết, mỗi lần tôi vào mạng xã hội facebook thì ở đó có rất nhiều dòng chia sẻ về cảm xúc không thể tả nổi, những dòng tâm sự “ôi, khó thở quá”, rồi hét lên “Tự hào quá Việt Nam ơi”… Tôi biết rằng, nỗi lo lắng, hồi hộp đến tột cùng hiện rõ trên khuôn mặt của từng người rồi tất cả vỡ òa khi Văn Thanh thực hiện thành công quả penalty cuối cùng đưa đội tuyển U.23 Việt Nam vào chung kết.

Chúng ta dễ dàng nhận thấy, ở từng quán cà phê, trong từng xóm nhỏ, từng ngôi nhà như nổ tung trong tiếng hò reo của hàng chục người. Họ - những con người xa lạ, ôm chầm lấy nhau rồi nhảy cẫng lên như vừa tìm thấy máu mủ của mình sau nhiều năm xa cách. Nhiều người đã khóc. Có lẽ, thứ xúc cảm đó được hun đúc, kìm nén trong suốt một thời gian dài để rồi hôm nay mọi thứ thực sự bùng cháy trong nỗi sung sướng, khoan khoái đến cùng tận. Bởi lúc này, tất cả họ có chung một lý tưởng, có chung một khẩu hiệu: “Việt Nam vô địch”. Đó chính là tinh thần dân tộc. Đó là niềm tự hào Việt Nam.
Và trong trận chung kết với với đội tuyển U.23 Uzbekistan vào ngày 27.1, dù đội tuyển U.23 Việt Nam không được nhận cúp vô địch nhưng toàn thể người hâm mộ bóng đá Việt Nam vẫn cháy lên niềm tự hào về các em đội tuyển U23 Việt Nam, vì chính chiến công của các em đã thúc đẩy tình đoàn kết, khơi dậy tinh thần dân tộc của hơn 90 triệu người dân Việt Nam. Với tôi, đó là những giá trị đáng trân quý!

Tôi thiết nghĩ, bóng đá là môn thể thao Vua và khi môn thể thao Vua ấy còn gắn liền với niềm tự hào dân tộc thì nó mang một sức mạnh to lớn. Và hẳn ai là người Việt Nam, trong thời khắc ấy, đều cảm thấy yêu thương và tự hào.

Tôi rất xúc động và khó diễn tả cảm xúc của mình khi thấy dòng người hâm mộ hân hoan chào đón đội tuyển U23 Việt Nam về nước. Có lẽ từ lúc sinh ra đến giờ, tôi mới chứng kiến được tinh thần người Việt Nam trỗi dậy mạnh mẽ như thế, các tuyến đường ở Hà Nội rực rỡ cờ đỏ sao vàng mừng chiến tích của U23 Việt Nam. Chính tinh thần yêu nước, lòng quả cảm và tự hào dân tộc đã giúp các cầu thủ chiến thắng chình mình, lập nên những kỳ tích. Chính bóng đá đã khơi dậy niềm tự hào dân tộc đầy thiêng liêng của người dân Việt Nam. Chính các cầu thủ là tấm gương truyền cảm hứng cho thế hệ trẻ về ý thức vươn lên, khát khao chinh phục những đỉnh cao.

Như vậy, có thể khẳng định tinh thần yêu nước vẫn được kế thừa và phát huy, được biểu hiện một cách đa dạng trên nhiều bình diện. Tất cả đều đang cố gắng tiếp nối bước cha anh, luôn nỗ lực cống hiến để đưa đất nước sánh ngang với các cường quốc năm châu. Thế hệ ngày nay vẫn đang làm tốt nhiệm vụ bảo vệ và phát triển đất nước một cách tận tụy và cống hiến nhất.

Trong niềm tự hào đó, bản thân tôi cũng như các bạn trẻ trên mọi miền của Tổ quốc luôn nhận thức rõ vai trò, trách nhiệm của tuổi trẻ với tinh thần “Đâu cần thanh niên có - việc gì khó có thanh niên”. Là một cán bộ Đoàn, tôi nhận thức sâu sắc hơn về vai trò, trách nhiệm của bản thân với Ban và cơ quan, không ngừng rèn luyện, tư dưỡng đạo đức, nỗ lực trong công tác tham mưu, nhiệt tình, tâm huyết và có trách nhiệm đối với các hoạt động của cơ quan và không quên nuôi dưỡng cho mình một ước mơ, lý tưởng sống đúng đắn như một động lực cho bản thân cố gắng phát triển, cống hiến và trưởng thành. Nhớ ơn Bác, thực hiện lời dạy của Bác, bản thân tôi nguyện suốt đời trung thành với lý tưởng cách mạng cao đẹp mà Đảng và Bác Hồ đã lựa chọn.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
Gửi câu hỏi
×