Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết một đoạn văn diễn dịch trình bày suy nghĩ của em về việc quan tâm, chăm sóc, bảo vệ của đảng và nhà nước hiện nay

2 trả lời
Hỏi chi tiết
343
1
0
thảo
31/08/2020 16:31:07
+5đ tặng

Chinhphu.vn) - Không có chiếc "đũa thần" nào thay thế sự đồng tâm, hiệp lực của các tầng lớp nhân dân ta sát cánh cùng Đảng, Nhà nước trong cuộc chiến đẩy lùi đại dịch. Hơn bao giờ hết, lòng yêu nước, tính năng động, sáng tạo, trí tuệ và bản lĩnh của con cháu Lạc Hồng cần được phát huy cao nhất trong thời kỳ đầy cam go, thử thách này, nhưng sẽ mở ra tiền đồ tươi sáng của dân tộc Việt Nam ta!

Dưới sự lãnh đạo sát sao của Bộ Chính trị, Ban Bí thư; sự chỉ đạo điều hành quyết liệt của Thường trực Chính phủ và Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch quốc gia, từ ngày 01/04 đến nay, cả nước ta bước sang một giai đoạn mới với nhiệm vụ hàng đầu là thực hiện giãn cách xã hội nhằm kiểm tra và ngăn chặn quyết liệt sự lây lan của dịch COVID-19; kèm theo đó là hàng loạt chủ trương, biện pháp rất cụ thể để thực hiện mục tiêu cao cả nói trên. Một giai đoạn mới của cuộc chiến với bao nhiệm vụ cam go, đã và đang được triển khai mạnh mẽ!

Với tinh thần bình tĩnh, tự tin, các bộ, ban, ngành và cả hệ thống chính trị, các tầng lớp nhân dân ta từ nông thôn đến thành thị, trong ba tháng qua đã khẩn trương "vào cuộc"; và đã đạt được những kết quả bước đầu quan trọng: Tính đến ngày 7/4, Việt Nam có 249 ca mắc nhiễm (xếp thứ 96 trong số hơn 200 quốc gia có người bị nhiễm virus corona); trong đó có 122 người đã được chữa khỏi, trở về với người thân sum họp. Điều đặc biệt là, Việt Nam là một trong ba nước chưa có ca nào tử vong. Lý giải nguyên nhân thành công quan trọng này, rất nhiều tờ báo lớn ở châu Âu đã quan sát, phân tích nhiều khía cạnh để đưa ra mấy nhận xét cơ bản sau đây: Thứ nhất, Việt Nam đã thực hiện chiến lược "cách ly tập trung" (tờ Financial Time gọi là chiến lược "chi phí thấp", "nghiêm ngặt" và "tấn công"). Theo tờ báo, khác với nhiều nước, Việt Nam mở rộng tìm tất cả những người tiếp xúc ở vòng hai, vòng ba, vòng bốn để cách ly hoặc hạn chế tiếp xúc. Mọi trường học, các khu du lịch, giải trí... đều được đóng cửa.

Thứ hai, tăng cường giám sát ở mọi cấp độ với phương châm "đi từng ngõ, gõ từng nhà" để phát hiện, sàng lọc những người bị lây nhiễm.

Thứ ba, Việt Nam đã nêu những khẩu hiệu có tính hiệu triệu, động viên, phổ biến chủ trương, biện pháp, hướng dẫn nhân dân tự nguyện làm theo. Trong việc này, chiếc loa ở các phường, xã có tác dụng cao. Họ nhấn mạnh, truyền thông Nhà nước có vai trò đặc biệt quan trọng trong hoạt động thông tin, tuyên truyền, khơi dạy lòng yêu nước của nhân dân, biểu dương kịp thời những tấm gương tập thể, cá nhân tham gia hỗ trợ chống dịch.

Thứ tư, sự đồng lòng của các tầng lớp nhân dân thực hiện nghiêm các chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ. Theo họ, sự thành công bước đầu này, đã làm tăng thêm lợi thế chính trị của đảng cầm quyền. Nhiều báo ca ngợi ý thức tự giác của các doanh nghiệp, các đơn vị kinh tế... đã tự nguyện chấp nhận thiệt hại lợi ích trước mắt để phục vụ nhiệm vụ chống dịch. Nhân dân cả nước hưởng ứng mạnh mẽ Lời kêu gọi quyên góp của Chính phủ để mua sắm thêm thiết bị y tế chữa bệnh cũng như trợ giúp cuộc sống khó khăn của những đối tượng yếu thế trong xã hội.

Thứ năm, ít có nước nào, các lực lượng quân đội, công an tự nguyện, dũng cảm chấp hành Chỉ thị của Thủ tướng, huy động tối đa lực lượng và phương tiện hậu cần phục vụ có kết quả nhiệm vụ chống dịch. Ngành Y tế Việt Nam có đội ngũ thầy thuốc tâm huyết với trình độ chuyên môn cao, đã cứu chữa nhiều người khỏi bệnh.

Thứ sáu, Việt Nam đã làm tốt việc chủ động công khai, minh bạch số người bị nhiễm và phân loại cụ thể; đồng thời tăng cường hợp tác quốc tế, nhất là hỗ trợ một nước láng giềng các thiết bị y tế phục vụ chống dịch.

Trên cơ sở những bài học thành công nêu trên, không chủ quan, tự mãn, cả nước đang bước vào giai đoạn quyết định nhằm đánh bại đại dịch với tinh thần và ý chí Việt Nam, sử dụng các biện pháp tổng hợp về chính trị, kinh tế, an ninh, quốc phòng, đối ngoại... Ngày 05/4 vừa qua, Thủ tướng đã chủ trì cuộc họp Chính phủ nêu nhiều giải pháp về an sinh xã hội đi liền phát triển kinh tế - xã hội, thông qua những kịch bản rất cụ thể cần thực hiện song song với nhiệm vụ chống dịch. Chính phủ đã thông qua gói hỗ trợ chống dịch với số tiền là 62 nghìn tỷ, kịp thời hỗ trợ 20 triệu người thuộc sáu nhóm đối tượng đang gặp đời sống khó khăn do dịch bệnh; trong đó dành sự ưu tiên các đối tượng người nghèo, cận nghèo, người có công, lao động có hợp đồng bị nghỉ việc không lương, lao động tự do không có việc làm...

Thủ tướng nhấn mạnh, một mặt tập trung cứu chữa người bệnh; mặt khác đồng thời chăm lo duy trì, ổn định đời sống các tầng lớp nhân dân; giao các bộ, ngành trình các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội ngay trong và sau kết thúc dịch bệnh.

Không có chiếc "đũa thần" nào thay thế sự đồng tâm, hiệp lực của các tầng lớp nhân dân ta sát cánh cùng Đảng, Nhà nước trong cuộc chiến đẩy lùi đại dịch. Hơn bao giờ hết, lòng yêu nước, tính năng động, sáng tạo, trí tuệ và bản lĩnh của con cháu Lạc Hồng cần được phát huy cao nhất trong thời kỳ đầy cam go, thử thách này, nhưng sẽ mở ra tiền đồ tươi sáng của dân tộc Việt Nam ta!

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng ký tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Quốc Minh
31/08/2020 16:37:02
+4đ tặng

Năm 2004, Quốc hội đã ban hành Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, quy định các quyền cơ bản, bổn phận của trẻ em đồng thời nêu trách nhiệm của gia đình, Nhà nước và xã hội trong việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Điều 4 của Luật này quy định “Không phân biệt đối xử với trẻ em” với những nội dung rất tiến bộ: “Trẻ em, không phân biệt gái, trai, con trong giá thú, con ngoài giá thú, con đẻ, con nuôi, con riêng, con chung; không phân biệt dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội, chính kiến của cha mẹ hoặc người giám hộ, đều được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục, được hưởng các quyền theo quy định của pháp luật”.

Luật nêu 10 quyền của trẻ, trong đó có quyền được khai sinh và có quốc tịch, quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng, quyền sống chung với cha mẹ, quyền được tôn trọng, bảo vệ tính mạng, thân thể, nhân phẩm và danh dự, quyền được chăm sóc sức khỏe, quyền được học tập, quyền vui chơi, giải trí, hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao, du lịch, quyền được phát triển năng khiếu, quyền có tài sản, quyền được tiếp cận thông tin, bày tỏ ý kiến và tham gia hoạt động xã hội…

Trên cơ sở của Luật này, cùng với những vận động của đời sống, xã hội, năm 2016, Quốc hội đã ban hành Luật Trẻ em, quy định về quyền, bổn phận của trẻ em; nguyên tắc, biện pháp bảo đảm thực hiện quyền trẻ em; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục, gia đình, cá nhân trong việc thực hiện quyền và bổn phận của trẻ em.

Luật này có nhiều điểm tiến bộ, trong đó đã nêu đến 25 quyền của trẻ em và được tách thành một mục riêng, với những quyền cơ bản như quyền sống, quyền được khai sinh và có quốc tịch, quyền được chăm sóc sức khỏe, quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng, quyền được giáo dục, học tập và phát triển năng khiếu, quyền vui chơi, giải trí, quyền giữ gìn, phát huy bản sắc, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, quyền về tài sản, quyền bí mật đời sống riêng tư, quyền được sống chung với cha, mẹ, quyền được đoàn tụ, liên hệ và tiếp xúc với cha, mẹ, quyền được chăm sóc thay thế và nhận làm con nuôi, quyền được bảo vệ để không bị xâm hại tình dục, quyền được bảo vệ để không bị bóc lột sức lao động, quyền được bảo vệ để không bị bạo lực, bỏ rơi, bỏ mặc, quyền được bảo vệ để không bị mua bán, bắt cóc, đánh tráo, chiếm đoạt, quyền được bảo vệ khỏi chất ma túy, quyền được bảo vệ trong tố tụng và xử lý vi phạm hành chính, quyền được bảo vệ khi gặp thiên tai, thảm họa, ô nhiễm môi trường, xung đột vũ trang, quyền được bảo đảm an sinh xã hội, quyền được tiếp cận thông tin và tham gia hoạt động xã hội, quyền được bày tỏ ý kiến và hội họp, quyền của trẻ em khuyết tật, quyền của trẻ em không quốc tịch, trẻ em lánh nạn, tị nạn...

Với những quy định khá cụ thể này, việc thực thi các quyền trẻ em được quan tâm trên thực tế, trong đó, trẻ em được quyền bày tỏ ý kiến, được lắng nghe, được tôn trọng… Công tác trẻ em dần trở thành là một hoạt động thường xuyên của tất cả các tổ chức trong hệ thống chính trị, dù tổ chức đó không có chức năng về việc chăm sóc, bảo vệ trẻ em.

Tuy nhiên, hiện vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập trong công tác chăm sóc, bảo vệ, giáo dục trẻ em. Đó đây, nạn bạo hành trẻ em vẫn diễn ra thường xuyên, đáng ngại là do chính những người có trách nhiệm nuôi, dạy trẻ với tâm lý “con tôi tôi đánh”, “thương cho roi cho vọt”, “có đánh mới nên người”… Nhiều trường hợp bạo hành rất dã man, gây cho trẻ nhiều thương tích, thậm chí mất mạng. Hay nạn xâm hại tình dục trẻ em vẫn diễn biến phức tạp, với khoảng 7 vụ mỗi ngày, là con số nhức nhối toàn xã hội.

Đó là chưa kể nhiều trường hợp trẻ bị xâm hại nhưng không được phát hiện hoặc có phát hiện nhưng không được xử lý đến nơi đến chốn. Hay nạn mua bán trẻ em, bóc lột sức lao động trẻ em, chăn dắt trẻ em để ăn xin… vẫn còn diễn ra không phải cá biệt, thậm chí có nơi còn hình thành đường dây với quy mô không nhỏ. Điều đáng nói là hành vi này nhiều trường hợp lại có sự tổ chức, tiếp tay của chính cha mẹ, người thân của trẻ. Hay việc chăm sóc, giáo dục trẻ lại có những biểu hiện chưa phù hớp, như bắt trẻ học nhồi nhét, cho trẻ sử dụng các thiết bị công nghệ như là một cách “giữ trẻ”, cho trẻ tiêu tiền quá sớm mà không có biện pháp quản lý đúng cách… Các biểu hiện sai lầm này đáng tiếc là ít được người thân của trẻ nhận ra mà vẫn cho đó là một cách thương con của người lớn…

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Câu hỏi Ngữ văn Lớp 9 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo