Các câu hỏi về nét đẹp của người Hà Nội?
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Nhà văn Chu Lai khi nói về tiếng Hà Nội đã dành những lời văn ưu ái thế này: “Giọng nói con gái Hà Nội thật nhẹ, thật chuẩn, thoáng chút giận hờn, thoáng chút tinh nghịch, thoáng chút nhõng nhẽo như chưa lớn, như vừa mới lớn, như chưa yêu lại như vừa được yêu, đang yêu, ngọt lịm, tinh khiết, như hát như ru và như... có gió thổi vi vu ở đầu lưỡi”.
Còn NSND Doãn Châu lại ca ngợi sự nhẹ nhàng trong tiếng Hà Nội rằng: “Tiếng nói người Hà Nội không lên bổng, xuống trầm một quãng rộng trong một câu nói. Nếu vẽ đồ thị cho mỗi câu nói thì nếu đồ thị của câu nói là 10, người Hà Nội chỉ nói ở quãng từ 5 tới 7, mà không nói từ 2 rồi lên 9, 10 rồi lại xuống 1, 2...”.
Có được điều đó, theo GS.TS Trần Trí Dõi (Khoa Ngôn ngữ học, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội) là bởi phụ âm xát được người Hà Nội nói nhẹ như tiếng gió thổi. Tất cả những gì “nặng” đều bị người Hà Nội bỏ qua. Âm xát s thành x, âm quặt lưỡi tr thành ch, r thành d và không có âm rung r - sự khác biệt lớn nhất trong ngữ âm Hà Nội. Vì thế giọng người Hà Nội, nhất là phụ nữ, luôn dịu nhẹ, tình cảm.
Đàn ông thì trầm ấm. Ít có sự ồn ào trong cách nói của người Hà Nội gốc. Đặc biệt là chất giọng sang quý, tròn vành rõ chữ, không luyến láy, không lên giọng cuối câu, không nhấn nhá, không kéo rê, không âm thừa... vẫn còn tồn tại đâu đó trong lòng Hà Nội, nhất là ở khu phố cổ.
Thế nhưng, chất giọng chỉ giữ một vị trí nhất định, điều gây thiện cảm nhất đối với người nghe và khiến giọng Hà Nội trở nên dễ mến chính là cách nói năng, ứng xử hợp lý của người Hà Nội trong các bối cảnh giao tiếp khác nhau. Lời nói của người Hà Nội thường rõ ràng về ý tứ, thể hiện sự tôn trọng đối với người đối thoại, đặc biệt là họ không ưa cách nói cộc lốc, thô lỗ, luôn đệm từ “dạ”, “thưa”, “vâng”... trong câu nói của mình. Con cái, phận dưới bao giờ cũng khuôn phép với cha mẹ và bậc bề trên; ra đường, sự nhường nhịn được coi là phép xử thế chủ đạo. Bằng cảm nhận chung, ai cũng thừa nhận lối ứng xử tinh tế nhờ có lời ăn tiếng nói nhẹ nhàng, khéo léo đã làm nên bản tính thanh lịch của người Hà Nội.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |