DÀN Ý CHI TIẾT NHẤT GIỚI THIỆU VỀ CHIẾC NÓN LÁ VIỆT NAM
I. Mở bài
– Trong lao động sản xuất cũng như trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày, chiếc nón lá luôn gắn bó với người Việt Nam.
– Nón có rất nhiều tác dụng đối với cuộc sống của con người.
II. Thân bài
1. Lịch sử về chiếc nón lá
– Nón lá xuất hiện đã rất lâu. Nó đã được chạm khắc trên trống đồng Ngọc Lũ và trống đồng Đông Sơn từ mấy ngàn năm về trước.
– Tuy đã có sự thay đổi ít nhiều nhưng nón lá vẫn giữ được hình dáng và công dụng của nó.
2. Cấu tạo
– Nón lá được làm bằng nhiều loại lá khác nhau nhưng chủ yêu là lá cọ, lá nón, lá kò, lá dừa,…
– Nón gồm phần nón và phần quai.
– Nón có nhiều hình dáng nhưng ở việt Nam thì nón lá thường có hình chóp nhọn hay hơi tù.
– Người ta làm một cái khung hình chóp nhọn hay hình chóp hơi tù. Sau đó chuốt từng thanh tre tròn nhỏ rồi uốn thành các vòng tròn có đường kính to nhỏ khác nhau.
– Một cái nón để người lớn đội đầu có 16 vòng tròn xếp cách đều nhau trên khung. Vòng tròn to nhất có đường kính là 50cm. Vòng tròn nhỏ nhất có đường kính khoảng 1cm.
– Lá nón được phơi khô, là (ủi) phẳng bằng khăn nhúng nước nóng hoặc bằng cách đặt một miêng sắt trôn lò than. Khi là lá, một tay người là cầm từng lá nón đặt lên thanh sắt. Một tay cầm một bọc vải nhỏ vuốt, cho lá thẳng. Điều quan trọng là độ nóng của miếng sắt phải đủ độ để lá nón không bị cháy và cũngkhông bị quăn.
– Người làm nón cắt chéo góc những lá nón đã được chọn. Dùng chỉ thắt thật chặt đầu lá vừa cắt chéo.
– Đặt lá lôn khung rồi dàn đều sao cho khít khung nón.
– Dùng chỉ (hoặc sợi nilông, sợi móc) may lá chặt vào khung.
– Người ta thường dùng hai lớp lá để nước không thấm vào đầu.
– Có khi người ta dùng bẹ tre khô để lót vào giữa hai lớp lá. Nón tuy không thanh thoát nhưng bù lại nó vừa cứng vừa bền.
– Vành nón được làm bằng những thanh tre khô vót tròn.
– Quai nón thường được làm bằng dây hoặc các loại vải mềm. Quai nón buộc vào nón đủ vòng vào cổ đồ giữ nón khỏi bị bay khi trời gió và không bị rơi xuống khi cúi người.
3. Các loại nón
Nón lá có nhiều loại, nhưng chủ yếu người Việt Nam thường dùng các loại nón có tôn như sau:
– Nón Ngựa (còn có tôn là Gò Găng). Loại nón này được sản xuất ở Bình Định. Nón được làm bằng lá dứa và thường được đội đầu khi cưỡi ngựa.
– Nón Bài thơ. Nón bài thơ được sản xuất ở Huế. Nón có lá trắng và mỏng. Giữa hai lớp lá được lồng tranh phong cảnh hoặc mấy câu thơ.
– Nón Chuông (nón làng Chuông – huyện Thanh Oai, Hà Tây – nay là Hà Nội). Nón Chuông thanh, nhẹ, đọp bền nổi tiếng.
– Nón Quai thao. Loại nón này không có hình chóp mà bằng. Phía vòng ngoài được lượn cụp xuống. Phía trong lòng nón có khâu một vòng tròn đan bằng nan của cây giang, vừa đầu người đội. Người ta còn gọi là “nón thúng quai thao vì trông hơi giông hình cái thúng. Ca dao có câu:
Ai làm nón thúng quai, thao
Để cho anh thấy cô nào cũng xinh.
- Hiện nay, nón quai thao chỉ được sử dụng trong các ngày hội. Người đã có công lưu giữ loại nón này chính là nghệ nhân Trần Canh.
4. Công dụng của nón
– Nón dùng để đội đầu che mưa, che nắng.
– Nón được dùng làm quạt khi trời nóng.
– Nón được dùng làm đạo cụ khi biểu diễn nghệ thuật như múa nón.
– Nón được dùng làm quà lưu niệm cho du khách đến Việt Nam…
III. Kết bài
– Chiếc nón lá không chỉ là đồ vật có nhiều công dụng mà còn góp phần thể hiện vẻ đẹp duyên dáng của người phụ nữ Việt Nam.
– Chiếc nón lá còn là nguồn đề tài phong phú cho các văn nghệ sĩ. Một trong những bài hát nói về chiếc nón được mọi người yêu thích là Chiếc nón bài thơ.
– Chiếc nón lá sẽ mãi mãi tồn tại trong đời sống, trong nền văn hóa của người Việt Nam.