viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với vấn đề bảo vệ an ninh hòa bình quốc gia trên thế giới
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Muốn thực hiện tốt trọng trách phát triển bền vững và hiện đại hóa đất nước, trí thức và đội ngũ trí thức nước ta, đặc biệt các trí thức lãnh đạo, quản lý cũng như thế hệ những trí thức trẻ, trưởng thành trong đổi mới tự ý thức sâu sắc sự thống nhất hữu cơ giữa quyền và nghĩa vụ, lợi ích và trách nhiệm, khoa học và chính trị, đạo đức và luật pháp,... không ngừng tu dưỡng, rèn luyện về chuyên môn, thực hành đạo đức cách mạng, lối sống giản dị, trung thực, khiêm tốn, nêu cao trách nhiệm trước nhân dân để hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân theo tấm gương mẫu mực của Bác Hồ.
Trách nhiệm vẻ vang nhưng cũng rất nặng nề đang đặt ra đối với đội ngũ trí thức Việt Nam trước yêu cầu phát triển bền vững và hiện đại hóa đất nước.
Hơn ba mươi năm đổi mới, nhân dân ta dưới sự lãnh đạo đúng đắn và sáng suốt của Đảng đã giành được những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử. Nước ta đã ra khỏi tình trạng lạc hậu, kém phát triển, đã trở thành nước phát triển trung bình trong tương quan với các nước trong khu vực, quốc tế và thế giới, đang nỗ lực nâng cao trình độ phát triển, phấn đấu sớm trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Đội ngũ trí thức đã có những đóng góp xứng đáng, cùng với nhân dân cả nước làm nên những thành tựu to lớn đó. Đại hội XII của Đảng (tháng 1-2016) với những tổng kết lý luận - thực tiễn sâu sắc về 30 năm đổi mới, với những quyết sách quan trọng được thông qua, được ghi trong Nghị quyết Đại hội đã mở ra một thời kỳ phát triển mới của đất nước.
Đại hội lần thứ XII của Đảng khẳng định quyết tâm của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta tận dụng thời cơ, vượt qua khó khăn, thách thức, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, hiệu lực, hiệu quả quản lý của nhà nước, phát huy sức mạnh toàn dân tộc và dân chủ xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh toàn diện và đồng bộ công cuộc đổi mới, phát triển đất nước nhanh và bền vững, thực hiện thắng lợi mục tiêu cao cả “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội”(1).
Trách nhiệm của mỗi người trí thức và của tất cả đội ngũ trí thức xã hội chủ nghĩa ở nước ta là phát huy lòng yêu nước và tinh thần dân tộc, ý thức sâu sắc về thiên chức sáng tạo, nghĩa vụ và bổn phận công dân, đồng hành cùng dân tộc, nhập cuộc cùng nhân dân trong đổi mới, đem tài năng và nhiệt huyết của mình đóng góp xứng đáng nhiều hơn nữa trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, góp phần thực hiện thắng lợi đường lối, nghị quyết của Đảng, xứng đáng với niềm tin cậy của Đảng và kỳ vọng của nhân dân đối với trí thức.
Thực hiện trách nhiệm vẻ vang và nặng nề ấy không chỉ là trách nhiệm chính trị trước Đảng, dân tộc và nhân dân của đội ngũ trí thức nước ta, nhất là trong bối cảnh thời cuộc hiện nay, khi phát triển đất nước, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ được đặt lên hàng đầu, là lợi ích tối cao của dân tộc mà còn là sự thôi thúc của tình cảm và đạo đức, của lương tâm, danh dự và phẩm giá nhân cách mà mỗi người trí thức chân chính yêu nước, thương dân coi đó là lý tưởng và lẽ sống của mình.
Bảy mươi năm về trước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết hai văn kiện nổi tiếng, “Lời kêu gọi thi đua yêu nước”, ngày 1-5-1948 và “Lời kêu gọi thi đua ái quốc”, 11-6-1948 kêu gọi toàn thể các giới đồng bào, trong đó có trí thức tham gia, làm cho phong trào thi đua lan tỏa rộng khắp trong cả nước với mục đích “diệt giặc đói, diệt giặc dốt, diệt giặc ngoại xâm”, thực hành ba chủ nghĩa mà nhà cách mạng Tôn Văn đã nêu ra: dân tộc độc lập, dân quyền tự do và dân sinh hạnh phúc.
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc là hệ giá trị cốt lõi của phát triển mà Chủ tịch Hồ Chí Minh suốt đời theo đuổi, phấn đấu, hy sinh vì Nước, vì Dân, Ái quốc - Ái dân. Đây cũng là những giá trị cao quý, kết tinh trong đó cả lý tưởng, lẽ sống, niềm tin và thể hiện thành hành động mà trí thức cùng với nhân dân mình, dân tộc mình phấn đấu thực hiện, để kháng chiến nhất định thắng lợi, kiến quốc nhất định thành công. Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh rằng, thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải thi đua, ai thi đua là người yêu nước nhất. Người là hiện thân sinh động và cảm động nhất, nêu lên một tấm gương cao quý về thực hành, tự thực hành thi đua ái quốc, một đời vì Nước, vì Dân, đặt lợi ích của Tổ quốc, của dân tộc và nhân dân lên cao nhất, trên hết, trước hết, dấn thân và dâng hiến trọn vẹn, toàn vẹn cho nền độc lập, tự do của Tổ quốc, cho hạnh phúc của dân tộc và nhân dân, hy sinh cả cuộc sống riêng tư của mình, tuyệt đối không màng danh lợi, đứng ngoài vòng danh lợi, để tận tâm và tận lực, để toàn tâm toàn ý phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Cho đến những năm tháng cuối đời, trong Di chúc để lại cho toàn dân, toàn Đảng mà Người khiêm nhường chỉ gọi là “một bức thư”, là “mấy lời để lại” cho đồng bào, đồng chí trước lúc đi xa, Người cũng chỉ nuối tiếc một điều, “chỉ tiếc là tiếc rằng không được phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân lâu hơn nữa, nhiều hơn nữa”.
Là nhà tư tưởng kiệt xuất của cách mạng Việt Nam, lãnh tụ vĩ đại và kính yêu của toàn dân, đồng thời là một trí thức lỗi lạc, uyên bác mà cả dân tộc tự hào, cả thế giới ngưỡng mộ, sự cao thượng và đức hy sinh của Người trở thành một tấm gương mẫu mực, một bài học lớn về nhân cách cho mỗi chúng ta noi theo, về trách nhiệm của trí thức trước dân tộc và thời đại, vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
Tư tưởng Hồ Chí Minh, trong đó có tư tưởng thi đua yêu nước của Người là nguồn sáng bền bỉ, thắp lên ngọn lửa của niềm tin và hy vọng cho đội ngũ trí thức nước nhà phát huy tài năng sáng tạo, rèn luyện bản lĩnh để cống hiến hết mình cho sự phát triển bền vững và nhanh chóng hiện đại hóa đất nước, cho sự trường tồn của dân tộc, đem tinh hoa trí tuệ Việt Nam, bản sắc tinh thần và tâm hồn Việt Nam như những giá trị nội sinh từ văn hóa đến với đông đảo bạn bè trên thế giới, thu hút thêm nhiều nguồn lực ngoại sinh, chuyển thành nội lực bảo đảm cho thành công của Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế. Trí thức Việt Nam, nhất là trí thức sáng tạo văn hóa nghệ thuật tự ý thức điều hệ trọng ấy.
Đạo đức Hồ Chí Minh, đạo đức cách mạng, đạo đức hành động cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư là cả một tài sản tinh thần vô giá, là sức mạnh hiện hữu mà cũng là giá trị vĩnh hằng của dân tộc, mà mọi thế hệ người Việt Nam ra sức phát huy và phát triển. Trí thức Việt Nam, nhất là trí thức khoa học xã hội - nhân văn, trí thức trong nghiên cứu tư tưởng lý luận, trí thức giáo dục, y tế, hơn ai hết phải ra sức truyền bá, bảo vệ và phát huy những giá trị cao quý đó trong xã hội, tạo động lực tinh thần cho đổi mới và hội nhập.
Phong cách Hồ Chí Minh, nơi kết tinh tư tưởng, đạo đức của Người, nơi thể hiện sự kết hợp hài hòa, nhuần nhuyễn giữa lý luận và thực tiễn, giữa khoa học với cách mạng và nhân văn, giữa truyền thống và hiện đại, giữa dân tộc với quốc tế và thời đại, tạo nên những dấu ấn đặc sắc của văn hóa Hồ Chí Minh, làm nên tầm vóc ảnh hưởng và hiệu ứng xã hội rộng lớn của Hồ Chí Minh không chỉ trong không gian dân tộc mà còn trong đời sống thế giới nhân loại, không chỉ ở thời gian đã qua, trong thế kỷ XX mà còn ở hiện tại ngày nay và chắc chắn còn lâu dài, mãi mãi. Bởi phong cách Hồ Chí Minh, nhất là sự tinh tế, sâu sắc và tinh thần khoan dung, hòa hợp trong văn hóa ứng xử của Người có sức hấp dẫn, thuyết phục, chinh phục lòng người đến kỳ diệu, được bao nhiêu học giả, chính khách tầm cỡ trên thế giới thừa nhận, được các tầng lớp dân chúng trong và ngoài nước ngưỡng mộ. Phong cách Hồ Chí Minh, bởi thế mà trở thành giá trị đặc trưng cho văn hóa Hồ Chí Minh, nhất là văn hóa chính trị, văn hóa đạo đức, văn hóa ứng xử của Người với những giá trị bền vững, sức sống bền bỉ và ý nghĩa rộng lớn: Dân chủ - Đoàn kết và Đồng thuận, Sáng tạo - Đổi mới và Phát triển, Vị tha - Nhân ái và Khoan dung. Vậy là trong chỉnh thể Tư tưởng - Đạo đức - Phong cách Hồ Chí Minh, thấm nhuần trong toàn bộ di sản của Người, nhất quán trong hoạt động và ứng xử của Người, trong mọi mối quan hệ mà Người nhận biết và xử lý,... chúng ta ngày càng thấy rõ hơn, giá trị, sức sống và ý nghĩa từ tất cả những gì Người đã cống hiến cho Đảng, cho Nước, cho Dân và cho cả Nhân loại. Đó là thời đại Hồ Chí Minh, thời đại của giải phóng, phát triển và hiện đại hóa của Việt Nam do chính người dẫn dắt, tạo dựng, thúc đẩy, cổ vũ nhân dân mình thực hiện. Trí thức Việt Nam, nhất là trí thức lãnh đạo và quản lý, trí thức sáng tạo khoa học và nghệ thuật phải nhận rõ trọng trách và sứ mệnh vinh quang của mình trong việc truyền lửa và giữ lửa, ngọn lửa thiêng của di sản mà Người để lại cho dân tộc ta hôm nay, mai sau và mãi mãi, từ Việt Nam đến với bạn bè quốc tế, vì hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |