LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Em hãy chép thuộc lòng 6 câu thơ đầu đoạn trích "Kiều ở lầu Ngưng Bích". Đoạn thơ trên cho thấy Thúy Kiều đang ở trong hoàn cảnh, tâm trạng như thế nào? Giải thích nghĩa của từ "khóa xuân"?

                                       ĐỌC HIỂU VÀ CẢM NHẬN CHỊ EM THÚY KIỀU
Bài 1:
a.Em hãy chép thuộc lòng 6 câu thơ đầu đoạn trích "Kiều ở lầu Ngưng Bích"
b.Đoạn thơ trên cho thấy Thúy Kiều đang ở trong hoàn cảnh, tâm trạng như thế nào?
c.Giải thích nghĩa của từ "khóa xuân"?
d.Vì sao tác giả lại viết "vẻ non xa, tấm trăng gần ở chung"? Theo em, những hình ảnh "cát vàng, cồn nọ, bụi hồng, dặm kia" là hình ảnh tả thực hay tưởng tượng? Nêu tác dụng của việc sử dụng các hình ảnh này?
Bài 2:
Tám câu thơ tiếp theo trực tiếp nói lên nỗi nhớ thương của Thúy Kiều.
a.Trong cảnh ngộ của mình Thúy Kiều đã nhớ tới ai? Nàng nhớ ai trước, ai sau? Nhớ như thế có hợp lý không, tại sao?
b.Vì sao khi nhớ đến Kim Trọng, tác giả dùng từ "tưởng" (Tưởng người dưới nguyệt chén đồng) còn khi nhớ đến cha mẹ tác giả lại dùng từ "xót"(Xót người tựa của hôm mai)?
c.Em có nhận xét gì về tấm lòng của Thúy Kiều qua nỗi nhớ thương của nàng?
d.Viết một đoạn văn dài từ 10 đến 12 câu theo lối quy nạp phân tích tâm trạng của nhân vật Thúy Kiều trong tám câu thơ. Đoạn văn có sử dụng một câu cảm thán và một tình thái từ.
Bài 3:
Tám câu thơ cuối miêu tả cảnh vật qua tâm trạng.
a.Cảnh vật ở đây là thực hay hư?Mỗi cảnh vật được miêu tả theo bút pháp "tả cảnh ngụ tình", đúng hay sai?
b.Em có nhận xét gì về cách dùng điệp ngữ của Nguyễn Du trong 8 câu thơ cuối? Cách dùng điệp ngũ ấy góp phần diễn tả tâm trạng như thế nào?
Cảm ơn mọi người nhiều ạ :3

3 trả lời
Hỏi chi tiết
1.727
2
0
Anh Thư
18/09/2020 16:30:50
+5đ tặng

a. Tám câu thơ tiếp theo trực tiếp nói lên nỗi nhớ thương của Kiều. Đầu tiên Kiều nhớ tới Kim Trọng. Trong xã hội phong kiến đề cao chữ hiếu, thế nhưng ở đây Nguyễn Du lại để cho Thuý Kiều nhớ Kim Trọng trước khi nhớ về cha mẹ, điều đó có lí do của nó. Với cha mẹ dẫu sao nàng cũng mới gặp gỡ trước lúc lên đường về với Mã Giám Sinh, thứ nữa hành động bán mình để lấy tiền cứu cha và em của nàng cũng là một phần nào làm nàng yên lòng. Còn đối với Kim Trọng kể từ ngày “ngộ biến” cả hai bên chưa ai nhận được tin gì của nhau. Hơn nữa, nàng cảm thấy mình có lỗi với Kim Trọng bởi vì hoàn cảnh của gia đình mà nàng đã không giữ đúng lời thề hẹn với chàng Kim.

b. Cách thể hiện nỗi nhớ của Kiều rất khác nhau:

  • Về nỗi nhớ Kim Trọng, nàng nhớ lời thề ước dưới trăng, thương chàng Kim Trọng đêm ngày đau đáu trông chờ uổng công vô ích “Tưởng người dưới nguyệt chén đồng”.
    • Nàng hình dung cảnh Kim Trọng đợi chờ tin nàng ở quê nhà. Đồng thời cũng thể hiện tấm lòng thuỷ chung:

Chân trời góc bể bơ vơ
Tấm son gột rửa bao giờ cho phai?

    • Câu thơ là một câu hỏi tu từ thể hiện sự dằn vặt, đau khổ của nàng khi phải chia tay với Kim Trọng. Dù mai sau có phiêu bạt chân trời góc bể nào thì tình cảm của nàng đối với Kim Trọng vẫn nồng thắm, bất biến với không gian và thời gian.
  • Nỗi nhớ cha mẹ
    • Nàng thương xót cha mẹ già yêu mà nàng không được chăm sóc. Nàng tưởng tượng cảnh nơi quê nhà tất cả đã đổi thay mà sự đổi thay lớn nhất là cha mẹ ngày một thêm già yếu.
    •  Lần nào khi nhớ về cha mẹ, Kiều cũng "nhớ ơn chín chữ cao sâu" và luôn ân hận mình đã phụ công sinh thành, phụ công nuôi dạy con cái của cha mẹ. Cũng là nỗi nhớ nhưng cách nhớ lại khác nhau với những lí do khác nhau nên cách thể hiện cũng khác nhau.
  • Nghệ thuật: trong đoạn trích, tác giả dùng rất nhiều từ ngữ hình ảnh có tính chất ước lệ: chén đồng, tin sương, tấm son, quạt nồng ấp lạnh, sân lai, gốc tử để nói về tình yêu và đạo hiếu. Nhịp thơ đều đều 2/2/2 và 4/4 đã góp phần diễn tả một cách sâu sắc tâm trạng buồn chán của nàng.

c. Như vậy, dù Kiều đã hi sinh thân mình vì đạo hiếu, khi lâm vào tình cảnh đáng thương, nàng lại một lòng nhớ đến Kim Trọng, nhớ thương cha mẹ, quên cả cảnh ngộ của mình. Trong đoạn trích này, Kiều hiện ra với đức hi sinh cao đẹp, một tình yêu thủy chung và lòng hiếu thảo của một người con.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
0
Anh Thư
18/09/2020 16:31:46
+4đ tặng
a. Tám câu thơ cuối đoạn trích, Nguyễn Du đã sử dụng  bút pháp tả cảnh ngụ tình đặc sắc. Cảnh vật được miêu tả qua tâm trạng, tâm trạng nhuốm lên cảnh vật, cảnh vật thể hiện tâm trạng:

Cánh buồm nhỏ cuối trời xa xăm vô định như cuộc đời nàng giữa biến đời mênh mông không biết đi đâu về đâu.
Buồn trông cửa bể chiều hôm
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồn xa xa?

Cánh hoa bị vùi dập tan tác như cuộc đời nàng đang bị vùi dập bởi sóng gió của cuộc đời.
Buồn trông ngọn nước mới sa,
Hoa trôi man mác biết là về đâu?

Nội cỏ tàn phai héo úa hay cuộc đời nàng từ nay bắt đầu bước vào chuỗi ngày héo úa tàn phai.
Buồn trông nội cỏ rầu rầu,
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh

Mặt duềnh cuộn sóng hay chính là sóng gió cuộc đời đen tối đang bủa vây người con gái nhỏ bé tội nghiệp.
Buồn trông gió cuốn mặt duềnh,
Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.

b.

Cụm từ Buồn trông lặp lại bốn lần trong tám câu thơ như những đợt sóng lòng trùng điệp, càng khiến nỗi buồn dằng dặc, mênh mông, kết hợp với cái nhìn từ xa đến gần, thu hẹp dần vào nội cảm con người để đến cuối đoạn thì tâm trạng cô đơn, sầu nhớ, cảm giác đau đớn trào lên.
Đoạn thơ còn sử dụng rất nhiều từ láy: xa xa, thấp thoáng, man mác, rầu rầu, xanh xanh, ầm ầm... Làm cho ý thơ trầm xuống, toả lan ra, như tô điểm thêm cho không gian mờ mịt, xa xăm. Kèm theo mỗi cặp từ láy đó là hình ảnh tăng tiến càng lúc càng dữ dội. Đặc biệt ở câu cuối, tiếng sóng ở đây không vỗ, không đập mà kêu ầm ầm, không đến từ một phía mà bủa vây lấy, mà từ nhiều phía kêu quanh ghế ngồi. Nó gợi lên sự hãi hùng, dự báo về cuộc đời đầy sóng gió đang chờ đợi Kiều ở phía trước.
2
0
Anh Thư
18/09/2020 16:36:49
+3đ tặng
Bị khoá kín tuổi xuân, tức bị cấm cung.
Một nền đồng tước khoá xuân hai Kiều. (Truyện Kiều) – hai cô gái đẹp bị cấm cung.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư