@Mon
Trong tất cả 6 bài thưởng thức mĩ thuật mà em đã học ở chương trình lớp 7, em thích nhất là bài: Sơ lược về mĩ thuật thời Lý. Bởi đó chính là bài có thể khái quát được tất cả các nét đẹp, nét hay, nét độc đáo đến lạ kì của mĩ thuật đương thời. Nghệ thuật kiến trúc : quy mô tương đối lớn, kiến trúc độc đáo, sáng tạo, mang màu sắc Phật giáo. Thêm vào đó là nghệ thuật điêu khắc phong phú, đa dạng với sự tinh vi, thanh thoát sống động của các bức tượng được tạo nên bởi những nghệ nhân đại tài.
Nghệ thuật thời Lý phát triển đa dạng, độc đáo, mang những nét riêng của dân tộc, phản ánh đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ta thời bấy giờ. Nhiều công trình nghệ thuật có giá trị như: Chùa Một Cột, tháp Báo Thiên (Thăng Long), tháp Chương Sơn (Nam Định), chuông chùa Trùng Quang (Bắc Ninh),… thể hiện trình độ khéo léo, tinh vi của bàn tay người nghệ nhân. Các loại hình nghệ thuật ca múa dân gian như: hát chèo, múa rối nước,… cùng nhiều nhạc cụ dân tộc đặc sắc cũng rất phổ biến, xuất hiện ở nhiều nơi. Như vậy, nghệ thuật thời Lý mang phong cách đa dạng, độc đáo, linh hoạt đã đánh dấu sự ra đời của một nền văn hóa riêng của dân tộc - văn hóa Thăng Long. Đây chính là thời kì định hình một nền văn hóa riêng, đậm đà bản sắc dân tộc.
Chúc bạn học tốt!