Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết đoạn văn cảm nhận về con người lê hưu trác

3 trả lời
Hỏi chi tiết
321
1
0
httn
18/09/2020 20:44:07
+5đ tặng

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
httn
18/09/2020 20:44:35
+4đ tặng

day la ca bai
hok tot

1
0
Nguyễn Tuấn Anh
18/09/2020 21:25:47
+3đ tặng

Làm
Nhắc đến Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác là nhắc đến một nhà y giàu y đức, ông cũng là một nhà thơ, nhà văn lỗi lạc. Trong suốt cuộc đời, ông đã để lại vô vàn những tác phẩm, những cống hiến to lớn cho đất nước, và một trong số đó phải kể đến là cuốn  “Thượng kinh kí sự” được viết năm 1782, là thành quả của chuyến đi đến kinh đô Thăng Long chữa bệnh cho thế tử Trịnh Cán. Qua đoạn trích “Vào phủ chúa Trịnh”, ta thấy được cuộc sống xa hoa của bọn chúa phong kiến và nổi bật hơn hết là tâm hồn, nhân cách sáng ngời của một nhà y có tâm đức không ham tiền tài danh vọng.

Đoạn trích “Vào phủ chúa Trịnh” đã ghi lại chân thực toàn bộ những điều mà ông chính mắt thấy, tai nghe. Khi được tận mắt chứng kiến mọi thứ trong phủ chúa, ông lại không khỏi sững sờ, kinh ngạc bởi các vẻ quyền quý, cao sang. Mọi thứ còn hơn cả lời đồn mà ông đã nghe được ở bên ngoài.

Mở đầu tác phẩm ông đã lấy ngòi bút của mình để phác lại bức tranh rực rỡ ở phủ chúa. Từ ngoài vào trong không biết bao nhiêu kẻ hầu người hạ, những hàng cây um tùm nối đuôi nhau tít tắp, rồi có chỗ lại có những hòn đá hình thù kì lạ, nơi có những chiếc cột được dát vàng. Nghe tác giả kể mà ta như đi lạc vào một thế giới cổ tích nào đó, một thế giới sặc sỡ sắc màu và uy quyền không tưởng. Nhà y được đưa vào trong phủ bằng cửa sau, đi hết hành lang này đến hành lang kia rồi lại qua cửa lớn cửa nhỏ, bắt gặp những cung điện đài các nguy nga đến ngộp thở, đứng trước khung cảnh kiêu sa thế khiến cho ông trầm trồ nhưng cũng chỉ ngẩng đầu lên liếc vài cái rồi lại cúi gằm xuống đất. Dường như ngay từ khi bước chân vào trong phủ ông đã nhận ra đây không phải là thế giới dành cho mình, đó là cuộc sống đối nghịch với thực tại của hàng nghìn hàng vạn con người ngoài kia đang đầu sấp mặt tối chỉ mong có đủ cơm ăn, áo mặc. Có lẽ ông nhận ra đây là cái cao sang bất nhân, bất nghĩa có được bằng cách bóc lột, tước đoạt công sức của người khác.

Và con người nhân đức ấy cũng ngạc nhiên bởi cung cách sinh hoạt của phủ chúa. Trong phủ người hầu kẻ hạ tấp nập, lại thêm bữa ăn đầy sơn hào hải vị, của ngon vật lạ ở trên đời khiến ông ấn tượng không sao quên nổi. Đó là khi ông được mời một bữa cơm trong phủ, dù chỉ là cơm sẻ của quan nhưng với ông nó cũng quá xa xỉ, mâm vàng, chén bạc và mọi thứ tươm tất đến không tưởng. Đây chẳng còn là thế giới của con người mà là một thế giới thần tiên nào đó được tạo ra dành cho chúa trời.

Thật vậy, nhân cách sáng ngời của ông cũng bộc lộ rõ nét khi chuẩn bệnh cho thế tử. Đó là một đứa bé tầm năm, sáu tuổi bị mắc một căn bệnh mà nguyên nhân lại rất đơn giản. Đó là vì không vận động lại được ăn sung mặc sướng lâu ngày dẫn đến hại thân và mang bệnh. Sự phục vụ chu đáo của kẻ hầu người hạ khiến cho nó không phải động tay chân, mắc bệnh lâu ngày mà chưa khỏi khiến sinh khí khô héo, gầy guộc, gân xanh nổi lên khắp người. Chỉ cần nhìn sơ qua thôi, nhà y thông thái ấy cũng đã có thể chuẩn đoán ra được bệnh tình của đứa trẻ mang danh con trời kia nhưng rồi ông lại đắn đo, dằn vặt, đấu tranh tìm ra cách tốt nhất cho lựa chọn của mình. Và cuối cùng sau bao trăn trở ông đã chọn phương thuốc hòa hoãn để chữa bệnh cho thế tử mặc dù có khả năng chữa khỏi ngay lập tức. Ông trăn trở vì sợ tiền tài danh vọng sẽ cướp mất tự do, tự tại của cuộc đời, sợ chữa bệnh khỏi nhanh quá sẽ bị giữ lại. Qua chi tiết trên, có thể thấy Lê Hữu Trác là người không ham mê danh vọng, điều ông coi trọng hơn ca là cái y đức, cái đạo đức lẽ sống của mình. Không có gì quý giá hơn tự do tự tại của cuộc đời, và ông đã quyết định tránh xa nơi thị phi ganh đua để sống an nhàn. Ông thà làm lang y bình thường chứ nhất định không trở thành con chim quý trong lồng lúc nào cũng phải khom lưng quỳ gối trước kẻ lãnh chúa tàn bạo.

Kẻ có tài luôn là người có tâm. Thật vậy từ xưa đến nay, đã có biết bao nhân tài chọn cách buông bỏ triều chính vì nhận ra được cái bản chất, cái bộ mặt thật sự của triều đình. Luật lệ được đặt ra để đàn áp con người nghèo khổ, nó là công cụ để cướp bóc một cách hợp pháp. Cả một đất nước rộng lớn bị bao phủ bởi bóng tối đặc kịt, những tiếng khóc, tiếng kêu van thảm thiết. Con người cứ chìm trong đau khổ còn bọn thống trị thì cứ nhởn nhơ hưởng thụ. Một xã hội thối nát và vô nhân đạo làm sao. Thế nhưng sau tất cả ta vẫn còn hy vọng, niềm tin vẫn được tiếp nối bởi xã hội vẫn còn những người có tâm có đức như Lê Hữu Trác, ông là một người có tài, có tâm và mang trong mình nhân cách cao đẹp.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư