Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Sau khi dẹp xong quần hùng, Tần vương Lý Thế Dân và Thái tử Lý Kiến Thành bắt đầu có xung đột. Kiến Thành đã hai lần mưu sát Thế Dân nhưng bất thành. Đến lần thứ 3 thì việc bị lộ, Lý Thế Dân lần này quyết định ra tay trước. Ngày mùng 4 tháng 6 năm 626, tức năm Vũ Đức thứ 9, Lý Thế Dân gây ra Sự biến Huyền Vũ môn giết chết Lý Kiến Thành và Lý Nguyên Cát. Đường Cao Tổ biết chuyện, đau buồn nhưng ông không xử phạt Lý Thế Dân. Sau đó không lâu, Đường Cao Tổ thoái vị về làm Thái thượng hoàng, nhường ngôi lại cho Lý Thế Dân, tức là Đường Thái Tông.[15]:41
Khi ông mới lên ngôi năm 626, Đông Đột Quyết đem quân đánh đến gần thành Trường An, cách thành 40 dặm ở về phía Kính Dương. Kinh thành chấn động. Lúc ấy, binh ở Trường An chỉ có vài vạn không thể đánh giao tranh được, vì vậy Thái Tông phải nghĩ ra kế, bèn đích thân suất lĩnh quân cùng Cao Sĩ Liêm (高士廉) và Phòng Huyền Linh gồm 6 kị mã đứng cách Vị Thủy đối thoại với Hiệt Lợi khả hãn (頡利可汗), Thái Tông trách Hiệt Lợi bội ước. Trong sách Đường ngữ lâm có nói rằng Thái Tông đưa phẩm vật trong kho phủ cho Đột Quyết để chúng rút quân. Sau đó, nhà Đường và Đột Quyết làm Lễ thề Vị Thủy (渭水之盟, Vị Thủy chi minh), Đột Quyết rút lui, và nhà Đường về sau đặt quan hệ với 2 khả hãn Hiệt Lợi và Đột Lợi, từ đó Đường Thái Tông chỉ còn chuyên tâm lo trị nước.
Năm 627, nội bộ của Đông Đột Quyết xung đột và tan rã. Những bộ lạc phản đối Hiệt Lợi khả hãn như Tiết Diên Đà, Hồi Hột, Bạt Dã Cổ (拔也古), Đồng La (同羅) nổi dậy tiêu diệt triều đình của Hiệt Lợi khả hãn, đưa thủ lĩnh Tiết Diên Đà lên làm Khả hãn. Hai khả hãn Đột Lợi và Hiệt Lợi chạy sang liên lạc với nhà Đường. Đúng lúc đó, ở Đông Đột Quyết xảy ra bão tuyết dẫn đến mất hết lương thực và thức ăn gia súc, nhiều người trong bộ lạc chết vì đói rét, Đông Đột Quyết dần dần suy yếu. Ngày 26 tháng 4 năm 628, tức năm Trinh Quán thứ 2, một người địa phương là Lương Lạc Nhân (梁洛仁) đã giết thủ lĩnh của Hạ Châu (夏州) là Lương Sư Đô, chấm hết các thế lực cát cứ. Năm 630, Lý Tĩnh suất quân Đường sang diệt Đông Đột Quyết.
Đường Thái Tông lo việc trị nước, trọng dụng kẻ can gián mình, khiến thời đại Đường triều đi lên sự thịnh thế, và ông trở thành bậc đế vương hiếm có một thời[16]. Trong việc nội chính, nhà vua thi hành chế độ quân điền, lại thi hành tô dung điều chế để lo về việc chia ruộng đất và đánh thuế.[17]:425 Về mặt đối ngoại, hoàng đế gả công chúa cho khả hãn Đột Quyết để giành lấy quyền cai quản đất cao nguyên Mông Cổ. Oai danh của Thái Tông khiến các dân tộc vùng tây bắc tôn kính, gọi ông là Thiên Khả Hãn (天可汗). Năm 641, tức năm Trinh Quán thứ 15, Thái Tông gả Văn Thành công chúa cho Tán phổ Thổ Phồn là Tùng Tán Cán Bố, ổn định việc quan hệ ngoại giao ở phía tây.[18]:75
Về quan chế, Đường Thái Tông noi theo chế độ tể tướng đời Tần Hán. Ông còn dựa theo chế độ nhà Tùy, phát triển hoàn thiện các cơ cấu tam tỉnh và lục bộ cùng với chế độ thi cử tuyển nhân tài. Thái Tông còn giảm bớt quyền hạn của hoàng tộc, đả phá sự thống trị thế tập rối ren của nhà Tùy. Ông trọng dụng người giỏi, bất kể giai cấp xuất thân, sử dụng hàng loạt những bậc đại thần có năng lực, sáng suốt và sẵn sàng biết can gián hoàng đế, tiêu biểu như Phòng Huyền Linh, Đỗ Như Hối (杜如晦), Trưởng Tôn Vô Kị, Ngụy Trưng, Mã Chu (馬周), Cao Sĩ Liêm (高士廉) và Tiêu Vũ (蕭瑀) là những bậc văn thần giỏi; còn như Uất Trì Kính Đức, Lý Tĩnh, Hầu Quân Tập (侯君集), Trình Tri Tiết, Lý Thế Tích và Tần Thúc Bảo là những võ tướng xuất chúng. Ngoài ra, Thái Tông còn lệnh cho các quan viên khắp nơi đều phải lắng nghe dân tình, cho trăm họ được quyền phát biểu kiến nghị, và phái một số người điều tra về sinh hoạt của các quan để theo dõi biết ai ngay ai gian mà xử lý.[8]:256
Suốt 23 năm thời Trinh Quán, xã hội trật tự, kinh tế ổn định, khôi phục thịnh thế, văn vật phát triển, sử gọi đó là "Trinh Quán chi trị" (Sự thịnh trị thời Trinh Quán). Tư trị thông giám của Tư Mã Quang đời nhà Tống có ghi lại, năm 630 thời Trinh Quán, giá 1 đấu gạo không quá 3, 4 tiền, cả năm tử hình không đến 29 người. Khi Thái Tông mất, thái tử Lý Trị lên ngôi, ban hành đại xá, thì thượng thư bộ Hình tâu rằng trong toàn quốc chỉ có 50 người bị tù và hai người bị xử tử.
Sử gia Trung Hoa khen đời Thái tông thịnh trị như đời vua Nghiêu, vua Thuấn. Ngay cả sự tổng kết chính trị trong Trinh Quán chính yếu sau này cũng được các đế vương Nhật Bản và Tân La mô phỏng theo.[15]:45
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |