1.
Áo rách cốt cách người thương.
Cốt cách là yếu tố số một, định hình trong con người từ lúc bé, đặc biệt từ tuổi thanh niên. Câu thơ nói lên lòng tự trọng của con người, dù cho áo có rách như lòng tự trọng vẫn còn đó thì người ta sẽ thương yêu.
2.
Ăn có mời, làm có khiến.
Đây là câu tục ngữ nói về tính phép tắc, hay chính là tính quy củ cần có của mỗi người trong văn hóa ứng xử trong cuộc sống. Dễ nhận thấy được câu nói này được thể hiện ngay trong những bữa ăn, đó chính là khi chúng ăn phải biết mời mọi người, khi làm việc gì dó cũng không nên tự ý quyết định một mình.
3.
Giấy rách phải giữ lấy lề.
Đây là câu tục ngữ về lòng tự trọng. Nghĩa đen là quyển sách dù có tờ bị rách mà còn giữ được lề thì vẫn còn là quyển sách, nếu để lề đứt thì tung hết.Nghĩa bóng : Dù sa sút nghèo khó cũng phải giữ nền nếp đạo đức gia phong.
4.
Đói cho sạch, rách cho thơm.
Câu này tức là dù có đói nghèo, khổ cực, dù vật chất có thiều thốn nhưng vẫn giữ được cái đạo làm người, vẫn giữ đc sự trong sạch, liêm khiết của đạo đức, phẩm chất của một con người. Câu này khuyên chúng ta dù hoàn cánh có khốn khó, éo le, đói khổ như thế nào đi nữa thì vẫn phải sống làm sao cho " sạch", cho " thơm".
5.
Cười người chớ vội cười lâu
Cười người hôm trước hôm sau người cười.
Câu tục ngữ mang ý nghĩa Ai cũng có điều hay, lẽ dở, điểm mạnh và điểm yếu. Đừng chủ quan cho rằng mình đã giỏi và hoàn thiện, hoàn mỹ rồi đi mỉa mai, coi thường người khác. Nếu coi thường người khác, rồi sẽ có lúc chúng ta rơi vào hoàn cảnh như của họ bây giờ, và sẽ bị người khác cười chê lại.
6.
Kính già yêu trẻ.
Yêu trẻ, kính già, trọng phụ nữ là đức tính lớn của Cụ Hồ. Trong truyền thống dân tộc Việt Nam, kính già là một điểm quan trọng của đạo đức, phong tục xưa nay không khác mấy. Còn yêu trẻ, thân mật với trẻ em, săn sóc tuổi trẻ, đặt hy vọng vào tuổi trẻ