Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Tái sao phải đào tạo cán bộ nhân viên chuyên môn kĩ thuật cho nhà nước

tái sao phải đào tạo cán bộ nhân viên chuyên môn kĩ thuật cho nhà nước.

2 trả lời
Hỏi chi tiết
469
1
0
Thời Phan Diễm Vi
24/09/2020 20:35:27
+5đ tặng
Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ là một trong những khâu quan trọng trong công tác cán bộ của Đảng ta. Đây là một công tác rất khó khăn, phức tạp, đòi hỏi phải có tính khoa học và nghệ thuật. Ngay từ những ngày đầu thành lập Chính quyền Xô-viết, V.I. Lê-nin đã rất coi trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và cho rằng công tác này có tính chất quyết định đối với sự thành công hay thất bại trong việc thực hiện đường lối, chủ trương của một đảng, một nhà nước. V.I. Lê-nin từng viết trong bài “Những nhiệm vụ bức thiết của phong trào chúng ta” (năm 1900): “Trong lịch sử, chưa hề có một giai cấp nào giành được quyền thống trị, nếu nó không đào tạo ra được trong hàng ngũ của mình những lãnh tụ chính trị, những đại biểu tiền phong có đủ khả năng tổ chức và lãnh đạo phong trào”(1). 

Vận dụng một cách sáng tạo và phát triển những quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lê-nin về công tác cán bộ nói chung, công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nói riêng vào điều kiện của Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn cho rằng: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc”(2); “Muôn việc thành công hoặc thất bại, đều do cán bộ tốt hoặc kém. Đó là một chân lý nhất định”(3); đồng thời Người cũng rất coi trọng vai trò của người cán bộ: “Cán bộ là những người đem chính sách của Đảng, của Chính phủ giải thích cho dân chúng hiểu rõ và thi hành. Đồng thời đem tình hình của dân chúng báo cáo cho Đảng, cho Chính phủ hiểu rõ, để đặt chính sách cho đúng. Vì vậy, cán bộ là cái gốc của mọi công việc. Vì vậy, huấn luyện cán bộ là công việc gốc của Đảng”(4). 

Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng đấu tranh giành chính quyền và sau khi giành được chính quyền, Chủ tịch Hồ Chí Minh thường xuyên nhấn mạnh: “Đảng phải nuôi dạy cán bộ, như người làm vườn vun trồng những cây cối quý báu. Phải trọng nhân tài, trọng cán bộ, trọng mỗi một người có ích cho công việc chung của chúng ta”(5). Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, cán bộ, nhân tài chính là tài sản quốc gia. Người viết: “Cán bộ là tiền vốn của Đoàn thể”(6). Cán bộ tốt chính là những hạt nhân của hoạt động cách mạng, không có cán bộ, nhân tài thì chắc chắn sẽ không thực hiện được công tác chung. Để có cán bộ tốt, theo Người, trước hết, cần phải chú trọng khâu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, cụ thể là bồi dưỡng đạo đức và năng lực của cán bộ. Người nhấn mạnh: “Có tài phải có đức. Có tài không có đức, tham ô hủ hóa có hại cho nước. Có đức không có tài như ông bụt ngồi trong chùa, không giúp ích gì được ai”(7). Trong hai tiêu chuẩn căn bản để định hướng công tác đào tạo, bồi dưỡng, Người đặc biệt quan trọng vấn đề đạo đức của người cán bộ, coi đạo đức là cái gốc của mọi phẩm chất nhân cách khác. Tài năng phải gắn liền với đạo đức cách mạng, là “hoa thơm” nở trong “vườn” đạo đức. Người ví đạo đức cách mạng cũng như “sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân”(8). 

Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, khi đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, trước hết, cần bảo đảm nguyên tắc “thực tiễn sâu sắc”. Người cho rằng, phương thức đào tạo, huấn luyện phải cụ thể, thiết thực, phải căn cứ vào đặc điểm, yêu cầu của nghề nghiệp, trình độ cán bộ để tiến hành. Hồ Chí Minh chỉ thị học lý luận phải gắn liền với thực tiễn, tránh đào tạo chung chung, học “vẹt”, học thuộc lòng, “người biết lý luận mà không thực hành thì cũng vô ích”. Người rất quan tâm đến “lý luận phải liên hệ với thực tế”(9), Người viết: “Học tập lý luận thì nhằm mục đích học để vận dụng chứ không phải học lý luận vì lý luận”(10). Thực tiễn không ngừng vận động, biến đổi, do vậy lý luận (nội dung đào tạo) càng phải thường xuyên đổi mới, bổ sung, phát triển, và như thế, cán bộ phải thương xuyên “học, học nữa, học mãi” (theo cách nói của V.I. Lê-nin).

Chủ tịch Hồ Chí Minh từng khẳng định: “Khi vận dụng thì bổ sung, làm phong phú thêm lý luận bằng những kết luận mới rút ra từ trong thực tiễn cách mạng của ta”(11). Nguyên tắc tính thực tiễn của Người còn thể hiện việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ phải xuất phát từ đòi hỏi của thực tiễn, lấy thực tiễn làm mục đích của công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Từ thực tiễn công tác đào tạo, bồi dưỡng, không chỉ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cho đủ đòi hỏi trong hiện tại mà công tác “huấn luyện” còn phải “nhìn xa, trông rộng” đón bắt được xu thế của cách mạng, chủ động tạo nguồn, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cho phù hợp với tình hình. Người viết: “Huấn luyện cán bộ là cốt để cung cấp cán bộ cho các ngành công tác: Đoàn thể, Mặt trận, Chính quyền, Quân đội.”(12). Trong Di chúc thiêng liêng để lại, Người rất quan tâm đến việc bồi dưỡng những thế hệ cách mạng cho đời sau, Người quan tâm đến thanh niên và nhắc nhở Đảng phải chú ý đến tầng lớp này, đào tạo, bồi dưỡng họ thành những người làm cách mạng chân chính. 

Thứ hai, bên cạnh tính thực tiễn trong công tác “huấn luyện”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đề cao tính chủ thể và đối tượng trong “huấn luyện”. Khi huấn luyện cán bộ, cần phải nắm bắt được “ai huấn luyện” và “huấn luyện ai”. Theo Người không phải ai cũng có thể tham gia công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ được, người làm công tác này phải thực sự là một tấm gương về đạo đức và chuyên công tác, đồng thời phải là người không ngừng học hỏi, tu dưỡng. “Người huấn luyện đào tạo phải làm kiểu mẫu về mọi mặt... Người huấn luyện nào mà cho mình biết đủ cả rồi thì người đó dốt nhất”. Mặt khác, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ mà không biết “huấn luyện ai” thì sẽ không có hiệu quả, “huấn luyện thì phải hiểu rõ người học để nâng cao khả năng và tẩy rửa khuyết điểm cho họ”(13).

Thứ ba, không ngừng đổi mới phương pháp công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh đến mối quan hệ giữa phương pháp với mục tiêu, nội dung, các hình thức tổ chức huấn luyện và tính thực tiễn của công tác huấn luyện. Theo Người, trong huấn luyện là “việc cốt yếu là làm cho người học hiểu thấu vấn đề. Nhưng hiểu thấu cũng có nhiều cách: có cách hiểu thật tỉ mỉ, nhưng dạy theo cách đó thì phải tốn nhiều thì giờ”... “Trái lại, nếu thì giờ ít, trình độ còn kém, mà cứ cặm cụi lo nghiên cứu tỉ mỉ..., không có ích lợi gì cả”(14). Trong công tác huấn luyện cần phải chú ý “cốt thiết thực, chu đáo hơn tham nhiều” hay là “quý hồ tinh, bất quý hồ đa”(15). Người rất phê phán kiểu làm qua loa, đại khái trong huấn luyện. Khi bàn về các hình thức tổ chức huấn luyện, theo Người, cần “mở lớp nào cho ra lớp ấy. Lựa chọn người dạy, người học cho cẩn thận. Đừng mở lung tung.”(16). Người cho rằng việc mở lớp “quá đông” dẫn đến trình độ học viên quá chênh lệch nhau, hoặc mở quá nhiều lớp sẽ không có hiệu quả, việc huấn luyện sẽ theo kiểu “bắt phu”, việc dạy và học sẽ theo kiểu “chuồn chuồn đạp nước”, người dạy theo kiểu “bịt lỗ”, năng lực kém “nói sai, có hại cho học sinh, nghĩa là có hại cho Đoàn thể”(17).

Thứ tư, quán triệt tinh thần học tập “học, học nữa, học mãi” của V.I. Lê-nin, theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, việc học tập cần được thực hiện suốt đời, người dạy cũng như người học phải không ngừng học tập; đã làm cán bộ cách mạng là phải học và không ngừng học; đồng thời học phải đi đôi với “hành”; “hành” là để học. Người lấy gương của Khổng Tử để nói về tinh thần học tập, rèn luyện khẩu hiệu “Học không biết chán, dạy không biết mỏi” treo trong phòng họp chính là của Khổng Tử. Tuy Khổng Tử là phong kiến và tuy trong học thuyết của Khổng Tử có nhiều điều không đúng, song những điều hay trong đó thì chúng ta nên học”(18). Người cho rằng phương châm học tập suốt đời là “Học ở trường, học ở sách vở, học lẫn nhau và học nhân dân, không học nhân dân là một thiếu sót lớn”(19).

Thứ năm, đánh giá, sử dụng cán bộ đúng với trình độ, năng lực của cán bộ. Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh rằng, trong vấn đề hiểu biết cán bộ (tức là đánh giá đúng cán bộ), tự mình phải hiểu mình, nếu không như thế thì không thể nhận rõ cán bộ tốt hay xấu. Hồ Chí Minh chỉ ra 4 căn bệnh mà con người ta hay phạm phải: “1. Tự cao tự đại; 2. Ưa người ta nịnh mình; 3. Do lòng yêu, ghét của mình mà đối với người; 4. Đem một cái khuôn khổ nhất định, chật hẹp mà lắp vào tất cả mọi người khác nhau. Phạm một trong bốn bệnh đó thì cũng như mắt đã mang kính có màu, không bao giờ thấy rõ cái mặt thật của những cái mình trông”(20). Người cho rằng cần “phải trước hết sửa chữa khuyết điểm của mình. Nhìn người phải biện chứng, “biến hóa”, xem toàn diện, “ai mà hay khoe công việc, hay a dua, tìm việc nhỏ mà làm, trước mặt thì theo mệnh lệnh, sau lưng thì trái mệnh lệnh, hay công kích người khác, hay tự tâng bốc mình, những người như thế, tuy họ làm được việc, cũng không phải cán bộ tốt”(21). Theo Người: “Ai cứ cắm đầu làm việc, không ham khoe khoang, ăn nói ngay thẳng, không che giấu khuyết điểm của mình, không ham việc dễ, tránh việc khó, bao giờ cũng kiên quyết làm theo mệnh lệnh của Đảng, vô luận hoàn cảnh thế nào, lòng họ cũng không thay đổi, những người như thế, dù công tác kém một chút cũng là cán bộ tốt”(22).

Trong việc dùng cán bộ, Người cho rằng, “dùng người như dùng gỗ”; tùy tài mà dùng người; đừng ham dùng người bà con, anh em quen biết, bầu bạn; chớ ham dùng những kẻ khéo nịnh hót mình mà chán ghét những người chính trực; chớ ham dùng những người tính tình hợp với mình mà không có năng lực... “Vì những bệnh đó, kết quả những người kia đã làm bậy, mình cũng cứ bao dung, che chở, bảo hộ, khiến cho chúng ngày càng hư hỏng. Đối với những người chính trực thì bới lông tìm vết để trả thù. Như thế là cố nhiên là hỏng danh giá của người lãnh đạo”(23). Dùng cán bộ đúng, theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, là:

- Độ lượng, không thành kiến, phải chí công vô tư.

- Tinh thần rộng rãi, gần gũi cả những người mình không ưa

- Phải sáng suốt. Có như vậy mới khỏi bị bọn vu vơ bao vây mà xa cách cán bộ tốt.

- Phải có thái độ vui vẻ, thân mật, các đồng chí mới vui lòng gần gũi mình.

- Để cho mọi người cả gan nói, cả gan đề ra ý kiến; nếu “chỉ cho họ tâng bốc mình, là một hiện tượng rất xấu”, như thế là “nội bộ Đảng âm u”, cán bộ trong lòng uất ức, oán ghét, chán nản.

- Để cho mọi người có gan phụ trách. Nếu lãnh đạo khéo thì sẽ biến tài nhỏ hoá ra tài to; lãnh đạo không khéo thì tài to cũng hóa ra tài nhỏ.

- Không bao biện, không làm thay, phải để cán bộ tùy cơ ứng biến trên nhiệm vụ đã quyết định, làm cho họ không ỷ lại. “Nếu đào tạo một mớ cán bộ nhát gan, dễ bảo, “đập đi, hò đứng”, không dám phụ trách. Như thế là một việc thất bại cho Đảng”(24).

Như vậy, có thể thấy tư tưởng Hồ Chí Minh đã thể hiện một sự quan tâm đặc biệt đến công tác cán bộ. Toàn bộ tư tưởng của Người đã thể hiện một cách đầy đủ và sâu sắc từ việc xác định vị trí, tầm quan trọng của công tác cán bộ đến tính cụ thể, từ quá trình “huấn luyện” cán bộ đến đánh giá và sử dụng cán bộ. Đó đang là vấn đề rất thiết thực mà mỗi cán bộ, đảng viên cần quán triệt, vận dụng vào thực tiễn tự rèn luyện đạo đức và năng lực.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Nguyễn Tuấn Anh
24/09/2020 20:52:26
+4đ tặng
Làm 
Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ là một trong những khâu quan trọng trong công tác cán bộ của Đảng ta. Đây là một công tác rất khó khăn, phức tạp, đòi hỏi phải có tính khoa học và nghệ thuật. Ngay từ những ngày đầu thành lập Chính quyền Xô-viết, V.I. Lê-nin đã rất coi trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và cho rằng công tác này có tính chất quyết định đối với sự thành công hay thất bại trong việc thực hiện đường lối, chủ trương của một đảng, một nhà nước. V.I. Lê-nin từng viết trong bài “Những nhiệm vụ bức thiết của phong trào chúng ta” (năm 1900): “Trong lịch sử, chưa hề có một giai cấp nào giành được quyền thống trị, nếu nó không đào tạo ra được trong hàng ngũ của mình những lãnh tụ chính trị, những đại biểu tiền phong có đủ khả năng tổ chức và lãnh đạo phong trào”(1). 

Vận dụng một cách sáng tạo và phát triển những quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lê-nin về công tác cán bộ nói chung, công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nói riêng vào điều kiện của Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn cho rằng: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc”(2); “Muôn việc thành công hoặc thất bại, đều do cán bộ tốt hoặc kém. Đó là một chân lý nhất định”(3); đồng thời Người cũng rất coi trọng vai trò của người cán bộ: “Cán bộ là những người đem chính sách của Đảng, của Chính phủ giải thích cho dân chúng hiểu rõ và thi hành. Đồng thời đem tình hình của dân chúng báo cáo cho Đảng, cho Chính phủ hiểu rõ, để đặt chính sách cho đúng. Vì vậy, cán bộ là cái gốc của mọi công việc. Vì vậy, huấn luyện cán bộ là công việc gốc của Đảng”(4). 

Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng đấu tranh giành chính quyền và sau khi giành được chính quyền, Chủ tịch Hồ Chí Minh thường xuyên nhấn mạnh: “Đảng phải nuôi dạy cán bộ, như người làm vườn vun trồng những cây cối quý báu. Phải trọng nhân tài, trọng cán bộ, trọng mỗi một người có ích cho công việc chung của chúng ta”(5). Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, cán bộ, nhân tài chính là tài sản quốc gia. Người viết: “Cán bộ là tiền vốn của Đoàn thể”(6). Cán bộ tốt chính là những hạt nhân của hoạt động cách mạng, không có cán bộ, nhân tài thì chắc chắn sẽ không thực hiện được công tác chung. Để có cán bộ tốt, theo Người, trước hết, cần phải chú trọng khâu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, cụ thể là bồi dưỡng đạo đức và năng lực của cán bộ. Người nhấn mạnh: “Có tài phải có đức. Có tài không có đức, tham ô hủ hóa có hại cho nước. Có đức không có tài như ông bụt ngồi trong chùa, không giúp ích gì được ai”(7). Trong hai tiêu chuẩn căn bản để định hướng công tác đào tạo, bồi dưỡng, Người đặc biệt quan trọng vấn đề đạo đức của người cán bộ, coi đạo đức là cái gốc của mọi phẩm chất nhân cách khác. Tài năng phải gắn liền với đạo đức cách mạng, là “hoa thơm” nở trong “vườn” đạo đức. Người ví đạo đức cách mạng cũng như “sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân”(8). 

Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, khi đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, trước hết, cần bảo đảm nguyên tắc “thực tiễn sâu sắc”. Người cho rằng, phương thức đào tạo, huấn luyện phải cụ thể, thiết thực, phải căn cứ vào đặc điểm, yêu cầu của nghề nghiệp, trình độ cán bộ để tiến hành. Hồ Chí Minh chỉ thị học lý luận phải gắn liền với thực tiễn, tránh đào tạo chung chung, học “vẹt”, học thuộc lòng, “người biết lý luận mà không thực hành thì cũng vô ích”. Người rất quan tâm đến “lý luận phải liên hệ với thực tế”(9), Người viết: “Học tập lý luận thì nhằm mục đích học để vận dụng chứ không phải học lý luận vì lý luận”(10). Thực tiễn không ngừng vận động, biến đổi, do vậy lý luận (nội dung đào tạo) càng phải thường xuyên đổi mới, bổ sung, phát triển, và như thế, cán bộ phải thương xuyên “học, học nữa, học mãi” (theo cách nói của V.I. Lê-nin).

Chủ tịch Hồ Chí Minh từng khẳng định: “Khi vận dụng thì bổ sung, làm phong phú thêm lý luận bằng những kết luận mới rút ra từ trong thực tiễn cách mạng của ta”(11). Nguyên tắc tính thực tiễn của Người còn thể hiện việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ phải xuất phát từ đòi hỏi của thực tiễn, lấy thực tiễn làm mục đích của công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Từ thực tiễn công tác đào tạo, bồi dưỡng, không chỉ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cho đủ đòi hỏi trong hiện tại mà công tác “huấn luyện” còn phải “nhìn xa, trông rộng” đón bắt được xu thế của cách mạng, chủ động tạo nguồn, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cho phù hợp với tình hình. Người viết: “Huấn luyện cán bộ là cốt để cung cấp cán bộ cho các ngành công tác: Đoàn thể, Mặt trận, Chính quyền, Quân đội.”(12). Trong Di chúc thiêng liêng để lại, Người rất quan tâm đến việc bồi dưỡng những thế hệ cách mạng cho đời sau, Người quan tâm đến thanh niên và nhắc nhở Đảng phải chú ý đến tầng lớp này, đào tạo, bồi dưỡng họ thành những người làm cách mạng chân chính. 

Thứ hai, bên cạnh tính thực tiễn trong công tác “huấn luyện”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đề cao tính chủ thể và đối tượng trong “huấn luyện”. Khi huấn luyện cán bộ, cần phải nắm bắt được “ai huấn luyện” và “huấn luyện ai”. Theo Người không phải ai cũng có thể tham gia công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ được, người làm công tác này phải thực sự là một tấm gương về đạo đức và chuyên công tác, đồng thời phải là người không ngừng học hỏi, tu dưỡng. “Người huấn luyện đào tạo phải làm kiểu mẫu về mọi mặt... Người huấn luyện nào mà cho mình biết đủ cả rồi thì người đó dốt nhất”. Mặt khác, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ mà không biết “huấn luyện ai” thì sẽ không có hiệu quả, “huấn luyện thì phải hiểu rõ người học để nâng cao khả năng và tẩy rửa khuyết điểm cho họ”(13).

Thứ ba, không ngừng đổi mới phương pháp công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh đến mối quan hệ giữa phương pháp với mục tiêu, nội dung, các hình thức tổ chức huấn luyện và tính thực tiễn của công tác huấn luyện. Theo Người, trong huấn luyện là “việc cốt yếu là làm cho người học hiểu thấu vấn đề. Nhưng hiểu thấu cũng có nhiều cách: có cách hiểu thật tỉ mỉ, nhưng dạy theo cách đó thì phải tốn nhiều thì giờ”... “Trái lại, nếu thì giờ ít, trình độ còn kém, mà cứ cặm cụi lo nghiên cứu tỉ mỉ..., không có ích lợi gì cả”(14). Trong công tác huấn luyện cần phải chú ý “cốt thiết thực, chu đáo hơn tham nhiều” hay là “quý hồ tinh, bất quý hồ đa”(15). Người rất phê phán kiểu làm qua loa, đại khái trong huấn luyện. Khi bàn về các hình thức tổ chức huấn luyện, theo Người, cần “mở lớp nào cho ra lớp ấy. Lựa chọn người dạy, người học cho cẩn thận. Đừng mở lung tung.”(16). Người cho rằng việc mở lớp “quá đông” dẫn đến trình độ học viên quá chênh lệch nhau, hoặc mở quá nhiều lớp sẽ không có hiệu quả, việc huấn luyện sẽ theo kiểu “bắt phu”, việc dạy và học sẽ theo kiểu “chuồn chuồn đạp nước”, người dạy theo kiểu “bịt lỗ”, năng lực kém “nói sai, có hại cho học sinh, nghĩa là có hại cho Đoàn thể”(17).

Thứ tư, quán triệt tinh thần học tập “học, học nữa, học mãi” của V.I. Lê-nin, theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, việc học tập cần được thực hiện suốt đời, người dạy cũng như người học phải không ngừng học tập; đã làm cán bộ cách mạng là phải học và không ngừng học; đồng thời học phải đi đôi với “hành”; “hành” là để học. Người lấy gương của Khổng Tử để nói về tinh thần học tập, rèn luyện khẩu hiệu “Học không biết chán, dạy không biết mỏi” treo trong phòng họp chính là của Khổng Tử. Tuy Khổng Tử là phong kiến và tuy trong học thuyết của Khổng Tử có nhiều điều không đúng, song những điều hay trong đó thì chúng ta nên học”(18). Người cho rằng phương châm học tập suốt đời là “Học ở trường, học ở sách vở, học lẫn nhau và học nhân dân, không học nhân dân là một thiếu sót lớn”(19).

Thứ năm, đánh giá, sử dụng cán bộ đúng với trình độ, năng lực của cán bộ. Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh rằng, trong vấn đề hiểu biết cán bộ (tức là đánh giá đúng cán bộ), tự mình phải hiểu mình, nếu không như thế thì không thể nhận rõ cán bộ tốt hay xấu. Hồ Chí Minh chỉ ra 4 căn bệnh mà con người ta hay phạm phải: “1. Tự cao tự đại; 2. Ưa người ta nịnh mình; 3. Do lòng yêu, ghét của mình mà đối với người; 4. Đem một cái khuôn khổ nhất định, chật hẹp mà lắp vào tất cả mọi người khác nhau. Phạm một trong bốn bệnh đó thì cũng như mắt đã mang kính có màu, không bao giờ thấy rõ cái mặt thật của những cái mình trông”(20). Người cho rằng cần “phải trước hết sửa chữa khuyết điểm của mình. Nhìn người phải biện chứng, “biến hóa”, xem toàn diện, “ai mà hay khoe công việc, hay a dua, tìm việc nhỏ mà làm, trước mặt thì theo mệnh lệnh, sau lưng thì trái mệnh lệnh, hay công kích người khác, hay tự tâng bốc mình, những người như thế, tuy họ làm được việc, cũng không phải cán bộ tốt”(21). Theo Người: “Ai cứ cắm đầu làm việc, không ham khoe khoang, ăn nói ngay thẳng, không che giấu khuyết điểm của mình, không ham việc dễ, tránh việc khó, bao giờ cũng kiên quyết làm theo mệnh lệnh của Đảng, vô luận hoàn cảnh thế nào, lòng họ cũng không thay đổi, những người như thế, dù công tác kém một chút cũng là cán bộ tốt”(22).

Trong việc dùng cán bộ, Người cho rằng, “dùng người như dùng gỗ”; tùy tài mà dùng người; đừng ham dùng người bà con, anh em quen biết, bầu bạn; chớ ham dùng những kẻ khéo nịnh hót mình mà chán ghét những người chính trực; chớ ham dùng những người tính tình hợp với mình mà không có năng lực... “Vì những bệnh đó, kết quả những người kia đã làm bậy, mình cũng cứ bao dung, che chở, bảo hộ, khiến cho chúng ngày càng hư hỏng. Đối với những người chính trực thì bới lông tìm vết để trả thù. Như thế là cố nhiên là hỏng danh giá của người lãnh đạo”(23). Dùng cán bộ đúng, theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, là:

- Độ lượng, không thành kiến, phải chí công vô tư.

- Tinh thần rộng rãi, gần gũi cả những người mình không ưa

- Phải sáng suốt. Có như vậy mới khỏi bị bọn vu vơ bao vây mà xa cách cán bộ tốt.

- Phải có thái độ vui vẻ, thân mật, các đồng chí mới vui lòng gần gũi mình.

- Để cho mọi người cả gan nói, cả gan đề ra ý kiến; nếu “chỉ cho họ tâng bốc mình, là một hiện tượng rất xấu”, như thế là “nội bộ Đảng âm u”, cán bộ trong lòng uất ức, oán ghét, chán nản.

- Để cho mọi người có gan phụ trách. Nếu lãnh đạo khéo thì sẽ biến tài nhỏ hoá ra tài to; lãnh đạo không khéo thì tài to cũng hóa ra tài nhỏ.

- Không bao biện, không làm thay, phải để cán bộ tùy cơ ứng biến trên nhiệm vụ đã quyết định, làm cho họ không ỷ lại. “Nếu đào tạo một mớ cán bộ nhát gan, dễ bảo, “đập đi, hò đứng”, không dám phụ trách. Như thế là một việc thất bại cho Đảng”(24).

Như vậy, có thể thấy tư tưởng Hồ Chí Minh đã thể hiện một sự quan tâm đặc biệt đến công tác cán bộ. Toàn bộ tư tưởng của Người đã thể hiện một cách đầy đủ và sâu sắc từ việc xác định vị trí, tầm quan trọng của công tác cán bộ đến tính cụ thể, từ quá trình “huấn luyện” cán bộ đến đánh giá và sử dụng cán bộ. Đó đang là vấn đề rất thiết thực mà mỗi cán bộ, đảng viên cần quán triệt, vận dụng vào thực tiễn tự rèn luyện đạo đức và năng lực.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Giáo dục Quốc phòng và An ninh Lớp 11 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư