Góc nhìn khác về toàn cầu hoá
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Xét đến các yếu tố chính của toàn cầu hóa phải để đến tính dịch chuyển xuyên biên giới với khối lượng lớn hơn của hàng hóa, nhân công và nguồn vốn, trong đó mỗi thành phần đều hứa hẹn khả năng mang lại lợi ích tổng thể đáng kể cho nền kinh tế. Thương mại tự do cho phép các quốc gia tận dụng lợi thế so sánh của mình, thúc đẩy hiệu suất kinh tế và triển vọng của các bên tham gia. Ví dụ, người di cư có thể mang đến sự đa dạng và năng động cho một xã hội già hóa, đồng thời giúp giảm nghèo ở quê hương họ, có thể thông qua kiều hối. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) cũng có thể tạo việc làm, thúc đẩy nghiên cứu và phát triển, tạo ra doanh thu thuế và tăng cường cạnh tranh.
Tuy nhiên, toàn cầu hoá cũng kéo theo nhiều tác động khác. Chẳng hạn như, người di cư có thể gây ra áp lực tiền lương đối với những công nhân có tay nghề thấp ở các nước mà họ đến. Bằng cách cho phép các công ty chuyển hoạt động sang các thị trường có mức lương thấp hơn, việc loại bỏ các rào cản thương mại có thể có tác dụng tương tự. Ngay cả đầu tư xuyên biên giới cũng có những nhược điểm của nó, vì các nhà đầu tư trong nước có thể phải vật lộn để cạnh tranh với người nước ngoài.
Những yếu tố này đã góp phần làm tăng sự bất bình đẳng ở nhiều nước. Ví dụ, ở Mỹ, các công nhân có kỹ năng thấp ở Vành đai Rust - khu vực sản xuất trải dài từ bang Michigan đến phía đông Pennsylvania - đã phải đối mặt với hàng thập kỷ trì trệ, trong khi người lao động có tay nghề cao trong lĩnh vực tài chính và công nghệ cao - ở Phố Wall và Thung lũng Silicon - lại được hưởng lợi rất nhiều. Trong khi sự cởi mở kinh tế thúc đẩy nền kinh tế nói chung, thì rõ ràng các lợi ích cần đảm bảo phải được phân phối công bằng hơn, hoặc ít nhất, một số nhóm cũng không bị tổn thương một cách bất thường.
Nhiều nhà kinh tế cho rằng, chìa khóa để thành công trên mặt trận này là áp dụng các chính sách phân phối lại, thường là thông qua hệ thống thuế. Nhưng về mặt chính trị, chính sách như vậy được cho là rất khó, nếu không muốn nói là không thể.
Dưới quan điểm của những người theo chủ nghĩa dân túy như Tổng thống Donald Trump, toà cầu hoá được đánh giá có hiệu quả về mặt chính trị, nhưng lại gây tổn hại về mặt kinh tế và xã hội. Tổng thống Trump đổ lỗi cho tình trạng khó khăn của công nhân ở Vành đai Rust là do sự cạnh tranh quốc tế.
Tương tự như vậy, ở nhiều nước châu Âu, việc chống lại toàn cầu hóa đã chuyển thành những phản ứng tiêu cực gây hại cho người di cư, đồng thời cũng làm tăng sự kháng cự đối với quá trình hội nhập châu Âu. Nhiều cử tri ở Áo, Hungary và Italy đã bỏ phiếu ủng hộ các chính trị gia vận động chống lại việc nhập cư. Tại Vương quốc Anh, cuộc trưng cầu dân ý Brexit năm 2016 phần nào phản ánh sự từ chối phong trào tự do của người dân trong Liên minh châu Âu.
Theo tờ ASEAN Post, bằng cách khuyến khích chủ nghĩa đơn phương, các phản ứng chống lại toàn cầu hóa không chỉ đe dọa nhiều nước thu được lợi ích kinh tế từ sự cởi mở mà còn phá hoại các cấu trúc hợp tác quốc tế vốn đã đóng góp cho tình trạng tương đối hòa bình gần 3/4 thế kỷ qua, kể từ sau Thế chiến II.
Giới chuyên gia nhận định rằng, thế giới toàn cầu hóa ngày nay vẫn chưa được hoàn hảo. Nhưng các chính sách bảo hộ và cô lập sẽ chỉ làm mọi thứ trở nên tồi tệ hơn, đặc biệt nếu chúng được sử dụng như một cái cớ để phủ nhận nhân quyền cơ bản cho người nhập cư, bên cạnh những vấn đề khác. Các chính sách cân bằng nhằm gặt hái những lợi ích từ sự cởi mở, và đảm bảo rằng những lợi ích đó được chia sẻ rộng rãi, có thể không phải là lựa chọn chính trị thiết thực nhất hiện nay, nhưng nó sẽ mang lại nhiều lợi ích cho nền kinh tế và xã hội trong tương lai, ASEAN Post nhận định.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |