Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết một đoạn văn nêu cảm nhận về bài 'Áo đỏ' của nhà thơ Vũ Quần Phương (vận dụng kiến thức về trường từ vựng để cảm nhận)

2 trả lời
Hỏi chi tiết
2.583
3
0
Elon Musk
25/09/2020 11:54:12
+5đ tặng

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
3
0
Tú Uyên
25/09/2020 12:20:32
+4đ tặng

Bài thơ tứ tuyệt Áo đỏ của nhà thơ Vũ Quần Phương.

“Áo đỏ em đi giữa phố đông

Cây xanh như cũng ánh theo hồng

Em đi lửa cháy trong bao mắt

Anh đứng thành tro em biết không?”

Câu thơ đầu tiên “Áo đỏ em đi giữa phố đông” như một lời giới thiệu nhân vật, một cô gái mặc áo đỏ trong môi trường là “giữa phố đông”. Đề tài của bài thơ được tập trung ngay từ câu đầu tiên là “áo đỏ”. Tuy nhiên, mạch chuyển sang câu thơ thứ hai đã được mở rộng thêm sang phía thiên nhiên với “Cây xanh như cũng ánh theo hồng”. Cây xanh ở đây đại diện cho thiên nhiên, và cây vốn dĩ có màu xanh, nhưng rồi khi cô gái mặc áo đỏ đi qua, ta thấy, cái cây ấy, cũng là cái thiên nhiên ấy đã bị chi phối bởi màu áo đỏ ra sao. Đến câu thơ thứ ba, ta thấy “tầm ảnh hưởng” của cái màu áo đỏ ấy đã tiếp tục lan rộng từ thiên nhiên tới con người nói chung: “Em đi lửa cháy trong bao mắt”. Ở đây, ta cần lưu ý thêm một chút về bối cảnh ra đời của bài thơ Áo đỏ. Bài thơ này ra đời sau chiến tranh, khi đất nước đã hoàn toàn thống nhất, nhưng tất cả đều còn đang rất ngổn ngang, bề bộn. Và trên phố Khâm Thiên, trong một trưa ngày thường, giữa những màu áo xanh cỏ úa của quần áo bộ đội, màu xanh của quần áo người thợ và màu ka ki của quần áo cán bộ, bỗng nhiên có một cô áo đỏ xuất hiện, và điều đó không thể không gây chú ý với tất cả mọi người. Và và màu đỏ cũng rất gần với màu lửa nên “em đi lửa cháy trong bao mắt” là vì thế. Cho đến cuối cùng, tốc độ câu thơ lại chuyển tiếp tới một nấc nữa là chuyển sang tâm trạng tác giả. Người viết đã dụng ý miêu tả sự chuyển biến cảm xúc với một ấn tượng về cô áo đỏ từ hàng cây (thiên nhiên) đến con người nói chung, và sau cùng là đến tác giả: “Anh đứng thành tro em biết không?” Ở đây, có thể thấy, bên cạnh một mạch thơ xuyên suốt, người làm thơ tứ tuyệt còn phải dụng công để tạo nên một cái tứ đặc trưng, cô đọng trong bài thơ. Nhà thơ Vũ Quần Phương đã nhìn ra cái tứ đó từ cái mạch tăng tiến của độ ảnh hưởng. Từ hình ảnh của cô gái mặc áo đỏ đi giữa phố đông, hàng cây thì “ánh theo hồng”, những người khác thì “lửa cháy trong mắt”, còn tác giả, cái tôi trữ tình phải ở một cấp độ cao hơn nữa: “thành tro”. Chính các tầng bậc trong cấp độ “ảnh hưởng” của cảm xúc đó đã làm nên sự thú vị của bài thơ. Tuy nhiên, các tầng bậc này cũng phải được xây dựng trên một sự tương hợp về hình ảnh. Phải là áo đỏ thì mới có sự liên hệ với ngọn lửa, tiếp đó mới có “ánh”, mới có “lửa cháy” và sau cùng, mới có “thành tro”.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Ngữ văn Lớp 8 mới nhất
Trắc nghiệm Ngữ văn Lớp 8 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k