Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Hãy kể một di tích hoặc danh lam thắng cảnh ở quê em

2 trả lời
Hỏi chi tiết
336
1
0
Quách Trinh
25/09/2020 20:57:42
+5đ tặng
Thuyết minh về Chùa Hương
Nói về văn hóa tâm linh của người Việt không thể không nhắc đến những đền chùa cổ kính, linh thiêng mang nét đẹp đặc trưng, trầm lắng, nơi bày tỏ niềm thành kính, biết ơn với người xưa, với tín ngưỡng tôn giáo. Một trong những ngôi chùa cổ, nổi tiếng của nước ta phải kể đến chùa Hương - danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử văn hóa và tín ngưỡng của Việt Nam.
 
Chùa Hương hay còn gọi là Hương Sơn là cả một quần thể văn hóa - tôn giáo Việt Nam, gồm hàng chục ngôi chùa thờ Phật, vài ngôi đền thờ thần, các ngôi đình, thờ tín ngưỡng nông nghiệp, nằm ở xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội, được xây dựng vào khoảng cuối thế kỷ 17 vào thời kỳ Đàng Trong - Đàng Ngoài, sau đó bị hủy hoại trong kháng chiến chống Pháp năm 1947, sau đó được phục dựng lại năm 1988 do Thượng Tọa Thích Viên Thành dưới sự chỉ dạy của cố Hòa thượng Thích Thanh Chân.
 
Nơi đây gắn liền với với tín ngưỡng dân gian thờ Bà Chúa Ba, theo phật thoại xưa kể lại rằng người con gái thứ ba của vua Diệu Trang Vương nước Hương Lâm tên là Diệu Thiện chính là chúa Ba hiện thân của Bồ Tát Quan Thế Âm, trải qua nhiều thử thách, gian nan với chín năm tu hành bà đã đắc đạo thành Phật để cứu độ chúng sinh.
 
Dưới đôi bàn tay khéo léo của người xưa cùng với những nét đẹp tạo hóa mà thiên nhiên ban tặng, mà vẻ đẹp của chùa Hương mang một dấu ấn rất riêng, đưa ta đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác. Quần thể chùa Hương có nhiều công trình kiến trúc rải rác trong thung lũng suối Yến.
 
Khu vực chính là chùa Ngoài, còn gọi là chùa Trò, tên chữ là chùa Thiên Trù. Chùa nằm không xa bến Trò nơi khách hành hương đi ngược suối Yến từ bến Đục vào chùa thì xuống đò ở đấy mà lên bộ. Tam quan chùa được cất trên ba khoảng sân rộng lát gạch. Sân thứ ba dựng tháp chuông với ba tầng mái.
 
Đây là một công trình cổ, dáng dấp độc đáo vì lộ hai đầu hồi tam giác trên tầng cao nhất. Tháp chuông này nguyên thủy thuộc chùa làng Cao Mật, tỉnh Hà Đông, năm 1980 được di chuyển về chùa Hương làm tháp chuông.Chùa Chính, tức chùa Trong không phải là một công trình nhân tạo mà là một động đá thiên nhiên.
 
Ở lối xuống hang động có cổng lớn, trán cổng ghi bốn chữ “Hương Tích động môn”. Qua cổng là con dốc dài, lối đi xây thành 120 bậc lát đá. Vách động có năm chữ Hán“Nam thiên đệ nhất động” là bút tích của Tĩnh Đô Vương Trịnh Sâm. Ngoài ra động còn có một số bia và thi văn tạc trên vách đá.
 
Lễ hội chùa Hương được tổ chức vào ngày mồng sáu tháng giêng, thường kéo dài đến hạ tuần tháng ba âm lịch. Vào dịp lễ, hàng triệu phật tử cùng du khách tứ phương lại nô nức trẩy hội chùa Hương.
 
Đỉnh cao của lễ hội là từ rằm tháng giêng đến 18 tháng hai âm lịch.Đây là ngày lễ khai sơn của địa phương nhưng ngày nay nghi lễ khai sơn được hiểu theo nghĩa mở- mở cửa chùa. Lễ hội chùa Hương trong phần lễ thực hiện rất đơn giản.
 
Một ngày trước khi khai hội, tất cả các đền, chùa, đình, miếu đều được thắp hương nghi ngút.Ở trong chùa Trong có lễ dâng hương, gồm hương, hoa, đèn, nến, hoa quả và thức ăn chay. Lúc cúng có hai tăng ni mặc áo cà sa mang đồ lễ chay đàn rồi mới tiến dùng đồ lễ lên bàn thờ.
 
Từ ngày mở hội cho đến hết hội, chỉ thỉnh thoảng mới có sư ở các chùa trên đến gõ mõ tụng kinh chừng nửa giờ tại các chùa, miếu, đền. Còn hương khói thì không bao giờ dứt. Về phần lễ có nghiêng về “thiền”. Nhưng ở chùa ngoài lại thờ các vị sơn thần thượng đẳng với đủ màu sắc của đạo giáo.
 
Đền Cửa Vòng là “chân long linh từ” thờ bà chúa Thượng Ngàn, người cai quản cả vùng rừng núi xung quanh với cái tên là “tì nữ tuý Hồng” của sơn thần tối cao. Chùa Bắc Đài, chùa Tuyết Sơn, chùa Cả và đình Quân thờ ngũ hổ và tín ngưỡng cá thần. Ta có thể thấy phần lễ là tổng hợp toàn thể hệ thống tín ngưỡng, gần như là tổng thể những tín ngưỡng tôn giáo của Việt Nam.
 
Trong lễ hội có rước lễ và rước văn. Người làng dinh kiệu tới nhà ông soạn văn tế, rước bản văn ra đền để chủ tế trịnh trọng đọc, điều khiển các bô lão của làng làm lễ tế rước các vị thần làng. Lễ hội chùa Hương còn là nơi hội tụ các sinh hoạt văn hóa dân tộc độc đáo như bơi thuyền, leo núi và các chiếu hát chèo, hát văn.
 
Không chỉ có vẻ đẹp độc đáo của kiến trúc, phong cảnh chùa cùng với nét đặc sắc của ngày lễ mà chùa Hương còn chứa đựng những giá trị sâu sắc về văn hóa tâm linh, lịch sử dân tộc và còn là giá trị sống của chuỗi phát triển con người từ xa xưa đến ngày nay, cần được bảo tồn, duy trì và gìn giữ di sản mà ông cha ta để lại.
 
Như vậy, với những giá trị đó, chùa Hương chính là niềm tự hào của người Hà Nội nói chung và người Việt Nam nói riêng, đến với chùa Hương là đến với không gian thanh tịnh, sống chậm lại để cảm nhận sự nhẹ nhõm trong tâm hồn, buông bỏ mọi áp lực, căng thẳng trong cuộc sống ngoài kia.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng ký tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Quách Trinh
25/09/2020 20:58:25
+4đ tặng
Thuyết minh về phố cổ Hội An
Cơn mưa lạnh đầu mùa trút xuống những mái hiên cổ kính khiến cho phố cổ Hội An nhỏ nhắn dường như co mình lại. Đâu đó tiếng rao đêm vang lên lanh lảnh làm xao động cả một khoảng trời: “Ai bánh chưng, bánh dày không?”.
 
Có lẽ, người dân trong nước cũng như nước ngoài không ai không biết đến Hội An: một khu phố cổ, đơn sơ, mộc mạc, nằm cách trung tâm thành phố Đà Nẵng khoảng ba mươi ki-lô-mét. Hội An đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới năm 1999.
 
Bước chân vào phố cổ, du khách sẽ thực sự ngạc nhiên trước một thế giới biệt lập. Không một tiếng gầm rú của xe cộ, tiếng ồn phát ra từ các nhà máy, xí nghiệp, hay ánh đèn rực rỡ sắc màu. Tất cả đã lùi xa, không gian và thời gian dường như lắng đọng trên mái ngói rêu phong cũ kĩ, những căn nhà gỗ từ xa xưa, chùa Cầu, quán hội Phúc Kiến, Quảng Đông, đang âm thầm, lặng lẽ tồn tại để người ta nhớ về một quá khứ đã qua. Ở đây, khách du lịch còn có thể thưởng thức những món ăn dân dã và đi thăm các làng nghề truyền thống, được gặp các con người “cổ”. Không những thế, du khách còn có thể tự tay làm cho mình một cái bình, ly, tách, bằng gốm để làm quà cho người thân.
 
Có lẽ, thời điểm phố cổ Hội An đẹp nhất là vào ban đêm. Khu phố nhỏ nhắn này trở nên lãng mạn và sâu lắng hơn, mang một nỗi niềm hoài cổ, khó có thể diễn tả được. Sáng kiến khôi phục đèn lồng vào mùa thu năm 1998 đã đem lại hiệu quả bất ngờ. Vào buổi tối, khoảng sau hai mươi giờ, mọi người dân trong phố cổ quay lại đời sống vào ba trăm năm trước. Họ tự nguyện tắt hết đèn ne-on, thay vào đó là ánh sáng mập mờ huyền ảo phát ra từ những chiếc đèn lồng. Những chiếc đèn tròn, lục lăng theo kiểu Trung Hoa treo ở cửa ra vào, đèn quả trám hay ống dài của Nhật Bản phất giấy trắng treo lơ lửng ở mái hiên. Vào đêm hội hoa đăng, tất cả mọi người phải tắt hết tất cả các thiết bị điện. Tuy nhiên họ không hề cảm thấy bất tiện vì việc này.
 
Cường độ ánh sáng có giảm đi, song ngọn lửa nhiệt huyết của mỗi con người vẫn bốc mạnh khi đi ngang phố cổ. Nhìn những mái nhà cũ kĩ, những người phụ nữ trong tà áo dài trắng đang cặm cụi làm việc dưới ánh đèn lồng, hay hai cụ già râu tóc bạc phờ so tài cờ tướng, nhâm nhi tách trà, cũng dưới ánh đèn lung linh, huyền ảo đó. Dường như con người đang đi ngược lại dòng thời gian để sống với những thứ đã từng hiện hữu.
 
Vào những đêm lễ hội, người ta thường tổ chức chơi đập niêu, kéo co, và nhiều trò chơi dân gian khác nữa. Khách du lịch cũng như người dân phố cổ tham gia rất hào hứng và nhiệt tình, tạo nên khung cảnh nhộn nhịp và sức sống tràn đầy cho thành phố. Những câu hò giã gạo, hò khoan, vang lên trên những chiếc thuyền trong đêm khuya thanh vắng. Các cô gái mặc áo bà ba, dịu dàng, thanh thoát làm rung động trái tim bao chàng lữ khách.
 
Hội An đã trở thành một huyền thoại, một dấu ấn khó phai nhòa của lịch sử, của những ai đã từng đặt chân đến nơi đây. Hội An sẽ mãi tồn tại trong tâm trí của chúng ta, để con người được sống với những cái đã qua, những vẻ đẹp giản dị của quá khứ.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Câu hỏi Ngữ văn Lớp 9 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo