LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Nêu đặc điểm phân bố dân cư? Vì sao nước ta phân bố dân cư không đồng đồng đều?

1,đặc điểm phân bố dân cư?Vì sao nước ta phân bố dân cư khôg đồng đồng đều? 
2,Đặc điểm nguồn lao động nước?
3,Thục trạng của vấn đề làm việc và cách giải pháp?

4 trả lời
Hỏi chi tiết
614
1
1
Tra My Huynh
28/09/2020 23:08:51
+5đ tặng
1.- dân cư nước ta phân bố không đồng đều theo lãnh thổ
   - tập trun đông đúc ở vùng đồng bằng ven biển và các đô thị
   - ở miền núi dân cư thưa thớt
   - phân bố dân cư ở thành thị và nông thôn cũng chênh lệch nhau: nông thôn 66,9% thành thị 33,1% (năm 2014)
   - vì:
    + tính chất và trình độ phát triển kinh tế là nhân tố quyết định đến sự phân bố dân cư. Những nơi kinh tế phát triển dân cư tập trung đông đúc và ngược lại
2.-thuận lợi: 
    + nguồn lao động dồi dào, tăng nhanh, chất lượng đang được nâng cao 
    + có kinh nghiệm trong sản xuất nông-lâm-ngư nghiệp
   -hạn chế:
    + về thể lực, trình độ chuyên môn kĩ thuật, lao động thủ công còn phổ biến
3.- lực lượng lao động dồi dào, còn nhiều người lao động thiếu việc làm, đặc biệt là nông thôn
   - tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị cả nước khá cao khoảng 6%
   - giải pháp:
    + huy động mọi nguồn lực để tạo ra môi trường kinh tế phát triển nhanh có khả năng tạo ra nhiều chỗ làm việc mới thường xuyên và liên tục
  

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
1
Hà Minh Đức
28/09/2020 23:16:38
+4đ tặng

1.* Dân cư nước ta phân bố không đều.

- Không đều giữa đồng bằng với trung du, miền núi.

+ Dân cư tập trung đông đúc ở vùng đồng bằng và ven biển với mật độ rất cao (d/c)

+ Ở trung du, miền núi dân cư thưa thớt, mật độ dân số thấp (d/c)

- Không đều giữa thành thị và nông thôn (d/c)

- Không đều giữa đồng bằng phía Bắc và đồng bằng phía Nam (d/c)

- Không đều ngay trong nội bộ của các vùng dân cư (d/c: giữa ĐBSH và ĐBSCL)

* Nguyên nhân: Vùng đông dân hoặc thưa dân là kết quả tác động tổng hợp của nhiều nhân tố:

- Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên (d/c)

- Lịch sử định cư, khai thác lãnh thổ (d/c)

- Trình độ phát triển kinh tế - xã hội và mức độ khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên.

2
1
Hà Minh Đức
28/09/2020 23:17:24
+3đ tặng
2.Mặt mạnh:
+Nguồn lao động rất dồi dào; 42,53 triệu người, chiếm 51,2 % tổng số dân
+Mỗi năm tăng thêm một triệu lao động
+Người lao động cần cù, sáng tạo có kinh nghiệm sản xuất phong phú, tiếp thu nhanh khoa học kỉ thuật
+Chất luợng lao động ngày càng được nâng lên, lao động có kỉ thuật ngày càng đông

-Hạn chế:
+Lực luợng lao động có trình độ cao còn ít
+Nhiều lao động chưa qua đào tạo ( 75%)
+Thiếu tác phong CN
+Năng suất lao động vẫn còn thấp
+Phần lớn lao động có thu nhập thấp
+Phân công lao động XH còn chậm chuyển biến
+Quỹ thời gian lao động chưa sử dụng hết
2
1
Hà Minh Đức
28/09/2020 23:18:05
+2đ tặng
3.

Thực trạng vấn đề việc làm của nước ta hiện nay đó là:

  • Hiện nay, tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm ở nước ta đã giảm nhưng vẫn còn ca (2,4% năm 2014).
  • Tỉ lệ thiếu việc làm chủ yếu ở khu vực nông thôn (2,9% năm 2014)
  • Tỉ lệ thất nghiệp diễn ra chủ yếu ở thành thị (3,4% năm 2014)

Các giải pháp giải quyết vấn đề việc làm:

  • Phân bố lại dân cư và lao động giữa các vùng.
  • Đa dạng hoá các hoạt động kinh tế ở nông thôn. 
  • Phát triển hoạt động công nghiệp, dịch vụ ở các đô thị.
  • Đa dạng hoá các loại hình đào tạo, đẩy mạnh hoạt động hướng nghiệp, dạy nghề, giới thiệu việc làm.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Địa lý Lớp 9 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư