Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Chọn một vấn đề mang tính toàn cầu. Nêu nguyên nhân, biểu hiện, hậu quả, biện pháp cho vấn đề đó

1 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
200
1
0
Hà Minh Đức
01/10/2020 12:24:00
+5đ tặng

Trong 100 năm qua, xu thế nóng lên của trái đất ngày càng thể hiện rõ nét, gây quan ngại lớn trong giới nghiên cứu khí hậu trên toàn cầu. Trong tương lai thì nhiệt độ Trái Đất cũng sẽ tăng lên hơn nữa và để lại hậu quả vô cùng to lớn. Vậy nguyên nhân Trái Đất nóng lên là do đâu?

Nguyên nhân khiến cho Trái Đất nóng lên bao gồm 2 nguyên nhân chính: nguyên nhân tự nhiên và nguyên nhân nhân tạo

Nguyên nhân tự nhiên

Trái Đất nóng lên toàn cầu là do việc phát thải lượng lớn khí metan quá mức cho phép ở ngưỡng giới hạn nhất định từ Bắc Cực và các vùng đất ẩm ướt. Khí metan chính là loại khí nhà kính giữ nhiệt.

Hiện tượng núi lửa phun trào với khối lượng hàng tấn tạo thành tro bụi cũng chính là 1 trong những nguyên nhân làm cho khí hậu nóng lên toàn cầu

Khi nhiệt độ trung bình của Trái Đất nóng lên thì sẽ làm cho lượng băng ở Nam Cực và Bắc Cực tan ra. Khi lượng băng tan thì sẽ làm lộ ra lớp băng CO2 vĩnh cửu, lớp băng này sẽ tham gia vào quá trình tuần hoàn CO2 trên Trái Đất nên khi cây xanh ở trên Trái Đất ngày càng ít đi, không có khả năng để điều hòa lượng khí CO2. Vì lượng khí lúc này đã quá tải, vượt quá mức giới hạn của tự nhiên nên Trái Đất càng ngày càng nóng lên.

 

Nguyên nhân nhân tạo

Nhân tạo đó chính là nguyên nhân do con người gây ra do tác động trong hoạt động sản xuất và sinh hoạt của con người lên môi trường tự nhiên.

Hiện tại, Trái Đất nóng lên chủ yếu là do con người tạo ra thông qua các hoạt động đốt cháy nhiên liệu hóa thạch (dầu, khí đốt, than đá…) cùng các loại khí thải khác nên lượng nhiệt bị giữ lại ở bầu khí quyển.

Một số hoạt động chính là nguyên nhân khiến cho Trái Đất nóng lên:

  • Hiệu ứng nhà kính
    • Các hiện tượng hiệu ứng nhà kính tăng lên rõ rệt trong thời gian gần đây đã làm thủng tầng ozon. Tầng ozon trải lên bề mặt hành tinh vô cùng mỏng manh nhưng lại có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự sống trên Trái Đất.
    • Những nơi bị thủng hoặc mất đi tầng ozon thì nơi đó đất đai sẽ bị sa mạc hóa không còn tác dụng cân bằng hệ sinh thái như hiện tại (giảm nhiệt độ ban ngày, tăng nhiệt độ ban đêm) thành ra ban ngày nóng, ban đêm lạnh.
  • Quá trình công nghiệp hóa
    • Do sự phát triển nhanh chóng như vũ bão của khoa học công nghệ cùng sự phát triển của nền kinh tế nên nhiều nhà máy xả thải trực tiếp và phun khí thải vào môi trường. Số lượng phương tiện từ xe cộ (xe máy, xe đạp, ô tô…) cũng đã thải ra một lượng lớn khí CO2.
    • Khi lượng khí CO2 có nhiều trong bầu khí quyển do ánh nắng Mặt Trời chiếu vào làm tăng nhiệt độ của bề mặt Trái Đất.
  • Rừng bị tàn phá
    • Nếu như khí CO2 thải ra thì theo quy luật tự nhiên sẽ được cây xanh quang hợp để cung cấp lượng oxi cần thiết cho con người. Tuy nhiên, số lượng cây xanh đã bị tàn phá hết nên đã không thể phân giải hết lượng khí CO2 trong môi trường khiến cho Trái Đất càng ngày càng nóng lên rõ rệt.
    • Diện tích rừng bị tàn phá ngày càng rộng nên tia nắng Mặt Trời chiếu xuống Trái Đất không có tầng lá xanh của cây chặn lại nên khi chiếu xuống mặt đất sẽ hình thành nên những vùng đất khô cằn, nóng như hoang mạc. Mùa mưa không có rừng để giữ nước lại nên sẽ gây lũ lụt còn mùa khô thì xảy ra hạn hán.
    • Hiện tại thì không còn cách nào để có thể khắc phục nữa vì thời gian chờ đợi số cây xanh trồng mới và phục hồi cũng khó có thể điều hòa lượng CO2 quá tải ở bầu khí quyển hiện nay.

Hậu quả của việc Trái đất tiếp tục nóng lên 

Nắng nóng kéo dài

Các đợt nắng nóng kéo dài khiến đất đai khô cằn, gây ra tình trạng khan hiếm nước sạch, cháy rừng lan rộng mất kiểm soát, bão bụi và lũ quét. Ở nhiều nơi trên thế giới, việc thiếu nước dẫn tới bệnh dịch nghiêm trọng. Trái lại, mưa lớn khiến sông hồ tràn nước, phá hủy nhà cửa, làm nguồn nước uống nhiễm bẩn, rác thải lan tràn và không khí ô nhiễm. Đồng thời, điều kiện nóng ẩm cũng tạo thuận lợi cho bệnh dịch lây lan qua nước và thức ăn phát triển, cũng như các loài côn trùng truyền bệnh như muỗi, rận... sinh trưởng.

Các nhà khoa học cũng chỉ ra rằng, biến đổi khí hậu (BĐKH) là mối đe dọa sức khỏe toàn cầu lớn nhất thế kỷ 21 và tác động mạnh mẽ nhất tới trẻ em, người lớn tuổi, các cộng đồng nghèo đói, dân tộc thiểu số. Với số ngày nóng tăng lên ở những khu vực trước đây chưa từng xảy ra điều này, người dân không có điều hòa hoặc không đủ điều kiện chi trả, các đợt nóng kéo dài sẽ dẫn tới hậu quả nghiêm trọng, xuất hiện những bệnh nguy hiểm như đột quỵ, say nắng, ảnh hưởng tới tim mạch, thận...

Không khí bẩn hơn

Nhiệt độ tăng cao cũng khiến tình trạng ô nhiễm không khí trầm trọng hơn do tầng ozone mặt đất dày lên (khi khí thải từ xe cộ, nhà máy, các nguồn khác phản ứng với ánh sáng mặt trời và nhiệt độ). Tầng ozone mặt đất là nhân tố chính gây sương mù quang hóa và nhiệt độ càng tăng thì lớp sương mù càng dày. Không khí bẩn khiến tỷ lệ nhập viện và tử vong ở bệnh nhân hen suyễn tăng lên, làm tình trạng người bị bệnh tim hay phổi trầm trọng hơn.

Tỷ lệ tuyệt chủng tăng lên

Khi mặt đất và đại dương trải qua những biến đổi nhanh chóng và mạnh mẽ, các loài động, thực vật sẽ biến mất nếu không kịp thích nghi. Nhiều loài động vật trên cạn và dưới nước đã di chuyển tới các vùng mát hơn hoặc lên độ cao lớn hơn để thoát khỏi tình trạng nóng lên toàn cầu. Chúng cũng thay đổi hành vi theo mùa và quy luật di cư.

Tuy nhiên, nhiều loài vẫn phải đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng. Một nghiên cứu năm 2015 cho thấy các loài có xương sống (cá, chim, động vật có vú, bò sát, lưỡng cư) đang biến mất với tốc độ nhanh hơn 114 lần so với thông thường - một hiện tượng có liên hệ mật thiết với BĐKH, ô nhiễm và phá rừng.

Băng tan khiến nước biển dâng cao

Các vùng cực đặc biệt nhạy cảm với hiện tượng nóng lên toàn cầu. Nhiệt độ trung bình ở Bắc Cực tăng nhanh gấp đôi các vùng khác và băng cũng đang tan rất nhanh. Điều này không chỉ gây ảnh hưởng nặng nề tới con người và hệ động, thực vật khu vực mà còn khiến mực nước biển dâng cao. Dự kiến đến năm 2.100, nước biển sẽ dâng lên khoảng 30 - 130 cm, đe dọa hệ san hô và các khu vực thấp của thế giới. Các quốc đảo và những thành phố lớn như New York, Los Angeles, Mumbai, Sydney, Rio de Janeiro... sẽ chìm dưới nước.

Bên cạnh đó, nước biển cũng có độ axit cao hơn, phần lớn là do hấp thụ khí thải. Nếu nồng độ này tiếp tục tăng lên, hệ sinh vật dưới biển sẽ phải đối mặt với nguy cơ diệt vong lớn, nhất là các loài có vỏ hoặc xương như thân mềm, cua và san hô.

Rõ ràng, BĐKH khiến tương lai loài người trở nên mong manh. Điều đáng sợ là đã quá muộn để quay ngược chiều kim đồng hồ, khi chúng ta thải vào không trung lượng khí thải khổng lồ. Dù có ngừng mọi hoạt động tạo ra CO2, con người cũng sẽ vẫn phải đối mặt với hậu quả. Tuy nhiên, nếu tích cực giảm lượng khí thải toàn cầu, hậu quả của BĐKH sẽ nhẹ hơn.

Sự nóng lên toàn cầu chủ yếu là do tác động của con người, có ảnh hưởng vô cùng lớn đến đời sống và sức khỏe của con người. Nhận thức đúng đắn trong vấn đề bảo vệ môi trường để sớm hành động để bảo vệ ngôi nhà chung luôn xanh. 

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
Gửi câu hỏi
×