Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết báo cáo thực hành những cơ hội và thách thức của toàn cầu hóa đối với các nước đang phát triển

Địa lý lớp 11 Bài 4 Viết báo cáo thực hành những cơ hội và thách thức của toàn cầu hóa đối với các nước đang phát triển : ( Lấy ví dụ minh hoạ? Liên hệ Việt Nam?) 

6 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
730
1
4
Phạm Arsenal
04/10/2020 20:13:48
+5đ tặng

- Cơ hội:

+ Tự do hóa thương mại mở rộng, hàng rào thuế quan giữa các nước bị bãi bỏ hoặc giảm xuống, hàng hóa có điều kiện lưu thông rộng rãi.

Ví dụ : Kể từ ngày gia nhập WTO, Việt Nam đã có quan hệ buôn bán với hầu hết các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.Kim ngạch xuất nhập khẩu của nước ta không ngừng tăng lên. Năm 2007 đạt 111,4 tỉ USD.

+ Đón đầu được công nghiệp hiện đại, áp dụng ngay vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội

+ Chuyển giao những thành tựu mới về khoa học và công nghệ, về tổ chức và quản lí, về sản xuất và kinh doanh tới tất cả các nước.

Ví dụ : Nhiều nước đang phát triển trở thành nước công nghiệp mới (Hàn Quốc, Xin-ga-po, Bra-xin...) nhờ sớm hội nhập vào xu thế toàn cầu hoá.

+ Các nước thực hiện chủ trương đa phương hóa quan hệ quốc tế, chủ động khai thác các thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến của các nước khác.
 

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
4
Đỗ Chí Dũng
04/10/2020 20:14:02
+4đ tặng
I. Cơ hội và thách thức

1. Tự do hoá thương mại

- Cơ hội : hàng hóa tự do lưu thông -> thúc đẩy sản xuất phát triển.

- Thách thức:

    + Các nước đang phát triển trở thành thị trường tiêu thụ cho các cường quốc kinh tế.

    + Nạn buôn lậu.

2. Cách mạng khoa học công nghệ

- Cơ hội:

    + Tiếp cận nền khoa học công nghệ của thế giới.

    + Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ, hình thành và phát triển nền kinh tế tri thức.

- Thách thức: Nguy cơ tụt hậu về trình độ phát triển kinh tế

3. Sự áp đặt lối sống văn hoá của các siêu cường

- Cơ hội: Tiếp thu các văn hoá tinh hoa của nhân loại.

- Thách thức: Giá trị đạo đức bị biến đổi theo chiều hướng xấu, đánh mất bản sắc dân tộc.

4. Chuyển giao công nghệ vì lợi nhuận

- Cơ hội: Tiếp nhận đầu tư công nghệ hiện đại hoá cơ sở vật chất kĩ thuật.

- Thách thức: Trở thành bãi rác thải công nghệ lạc hậu cho các nước phát triển

5. Toàn cầu hoá trong công nghệ

- Cơ hội: tạo điều kiện đi tắt đón đầu thành tựu KHCN để phát triển.

- Thách thức: Gia tăng nhanh chóng nợ nước ngoài và nguy cơ tụt hậu.

6. Chuyển giao mọi thành tựu của nhân loại

- Cơ hội: Thúc đẩy nền kinh tế phát triển với tốc độ nhanh. Hoà nhập nhanh chóng vào nền kinh tế thế giới

- Thách thức: Sự cạnh tranh trở nên quyết liệt

7. Sự đa phương hoá và đa dạng hoá quan hệ quốc tế

- Cơ hội: Tận dụng tiềm năng thế mạnh của toàn cầu để phát triển kinh tế đất nước.

- Thách thức: Chảy máu chất xám, nguy cơ cạn kiệt tài nguyên.

II. Viết báo cáo

"Cơ hội và thách thức của toàn cầu hóa đối với các nước đang phát triển"

    Toàn cầu hóa là xu hướng tất yếu của nền kinh tế thế giới, làm cho các nền kinh tế ngày càng phụ thuộc lẫn nhau và thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế thế giới. Đối với các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam, toàn cầu hóa cũng mang lại nhiều cơ hội và thách thức.

    Về cơ hội, trước hết toàn cầu hóa thúc đẩy tự do hóa thương mại và sự phát triển sản xuất. Việt Nam gia nhập ASEAN và WTO đã mở ra nhiều thị trường mới và đẩy mạnh ngoại thương phát triển.

    Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ giúp các nước đang phát triển nhanh chóng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực, hoàn thành công nghiệp hóa. Là cơ hội để các nước nhanh chóng đón đầu công nghệ hiện đại, chuyển giao thành tựu mới về khoa học công nghệ, kinh nghiệm tổ chức và quản lí, tận dụng các tiềm năng của toàn cầu để phát triển KTXH đất nước. Các quốc gia đang phát triển như Hàn Quốc, Sin-ga-po…đã trở thành nước công nghiệp mới (NICs) nhờ sớm tận dụng cơ hội của xu thế toàn cầu hóa.

    Bên cạnh mặt kinh tế, toàn cầu hóa còn là cơ hội để các quôc gia quảng bá văn hóa đất nước và tiếp thu có chọn lọc các tinh hoa văn hóa nhân loại; là sự hợp tác liên kết để bảo vệ môi trường chung. Dự án hợp tác “Tiểu vùng sông Mê Công” là sự hơp tác về mọi mặt giữa Việt Nam va các nước trên tất cả các mặt từ kinh tế đến văn hóa xã hội và bảo vệ môi trường. Chương trình giao lưu văn hóa Việt - Hàn, Lễ hội Hoa anh đào… được tổ chức đều đặn hằng năm.

    Toàn cầu hóa cũng đem lại nhiều thách thức không thể tránh khỏi. Đó là sự cạnh tranh quyết liệt của các nước khi gia nhập vào thị trường chung thế giới, là nguy cơ tụt hậu và rủi ro cao trong quá trình phát triển. Sự mở rộng đầu tư và tiếp nhận thành tựu khoa học công nghệ cũng gia tăng các nguồn nợ nước nước ngoài, ô nhiễm môi trường, chảy máu chất xám, cạn kiệt tài nguyên. Theo thứ trưởng Bộ kế hoạch và đầu tư, thống kê cho thấy ở Việt Nam năm 2013 có trên 80% doanh nghiệp HDI sử dụng công nghệ trung bình của thế giới, 5 -6% sử dụng công nghệ cao, 14% ở mức thấp và lạc hậu.

    Về văn hóa, các giá trị đạo đức dễ bị suy thoái, du nhập nhiều lối sống xa hoa, thái quá của phương Tây ở một bộ phận giới trẻ hiện nay.

1
4
Phạm Arsenal
04/10/2020 20:14:12
+3đ tặng

- Thách thức:

+ Bị áp lực lớn trong cạnh tranh về giá cả và chất lượng sản phẩm hàng hoá.

Ví dụ: Hàng hoá các nước đang phát triển vẫn bị ngăn trở khi thâm nhập thị trường các nước lớn bằng một số biện pháp do các nước phát triển đặt ra: áp đặt luật chống bán phá giá (vụ cá tra, cá ba sa của Việt Nam khi nhập vào thị trường Hoa Kì); dựng các hàng rào kĩ thuật khắt khe về vệ sinh an toàn thực phẩm, về điều kiện sản xuất của các nước sở tại, tiếp tục trợ giá cho các mặt hàng nông sản trong nước....

+ Cần có vốn, có nguồn nhân lực kĩ thuật cao và làm chủ được các ngành kinh tế mũi nhọn.

+ Các siêu cường kinh tế tìm cách áp đặt lối sống và nền văn hóa của mình đối với các nước khác. Các giá trị đạo đức của nhận loại được xây dựng hàng chục thế kỉ nay đang có nguy cơ bị xói mòn.

+Toàn cầu hóa gây áp lực nặng nề đối với tự nhiên, làm cho môi trường suy thoái trên phạm vi toàn cầu và trong mỗi quốc gia. 
 

1
4
Phạm Arsenal
04/10/2020 20:15:59
+2đ tặng
Liên hệ Việt Nam
Toàn cầu hóa tạo ra cơ hội cho mọi quốc gia, đặc biệt là các quốc gia nghèo, chậm phát triển. Việt Nam, trong hơn 30 năm đổi mới vừa qua, thực hiện đường lối phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đã sớm chủ trương hội nhập quốc tế, bắt đầu từ hội nhập kinh tế quốc tế, từng bước mở rộng ra các lĩnh vực khác. Đến nay, Việt Nam đã hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, có quan hệ ngoại giao, kinh tế với gần 200 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới; tham gia, trở thành thành viên của nhiều tổ chức quốc tế có uy tín, toàn cầu và khu vực (Liên hợp quốc, Tổ chức thương mại quốc tế, Ngân hàng thế giới, Quỹ tiền tệ quốc tế, tổ chức ASEAN…), đã ký 16 hiệp định thương mại tự do song phương, đa phương, trong đó có những hiệp định thương mại tự do thế hệ mới. Nhờ hội nhập, Việt Nam đã mở rộng thị trường cho xuất, nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ; thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, các nguồn vốn, thành tựu khoa học – công nghệ, để đạt được những thành tựu phát triển như những năm qua.
0
4
Mai Thy
04/10/2020 20:16:00
+1đ tặng

- Cơ hội:

+ Tự do hóa thương mại mở rộng, hàng rào thuế quan giữa các nước bị bãi bỏ hoặc giảm xuống, hàng hóa có điều kiện lưu thông rộng rãi.

Ví dụ : Kể từ ngày gia nhập WTO, Việt Nam đã có quan hệ buôn bán với hầu hết các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.Kim ngạch xuất nhập khẩu của nước ta không ngừng tăng lên. Năm 2007 đạt 111,4 tỉ USD.

+ Đón đầu được công nghiệp hiện đại, áp dụng ngay vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội

+ Chuyển giao những thành tựu mới về khoa học và công nghệ, về tổ chức và quản lí, về sản xuất và kinh doanh tới tất cả các nước.

Ví dụ : Nhiều nước đang phát triển trở thành nước công nghiệp mới (Hàn Quốc, Xin-ga-po, Bra-xin...) nhờ sớm hội nhập vào xu thế toàn cầu hoá.

+ Các nước thực hiện chủ trương đa phương hóa quan hệ quốc tế, chủ động khai thác các thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến của các nước khác.
 

0
4
Phạm Mai Anh
04/10/2020 20:17:54

- Cơ hội:

+ Tự do hóa thương mại mở rộng, hàng rào thuế quan giữa các nước bị bãi bỏ hoặc giảm xuống, hàng hóa có điều kiện lưu thông rộng rãi.

Ví dụ : Kể từ ngày gia nhập WTO, Việt Nam đã có quan hệ buôn bán với hầu hết các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.Kim ngạch xuất nhập khẩu của nước ta không ngừng tăng lên. Năm 2007 đạt 111,4 tỉ USD.

+ Đón đầu được công nghiệp hiện đại, áp dụng ngay vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội

+ Chuyển giao những thành tựu mới về khoa học và công nghệ, về tổ chức và quản lí, về sản xuất và kinh doanh tới tất cả các nước.

Ví dụ : Nhiều nước đang phát triển trở thành nước công nghiệp mới (Hàn Quốc, Xin-ga-po, Bra-xin...) nhờ sớm hội nhập vào xu thế toàn cầu hoá.

+ Các nước thực hiện chủ trương đa phương hóa quan hệ quốc tế, chủ động khai thác các thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến của các nước khác.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×