1. Kiến thức cơ bản– Dương Khuê (1839 – 1902) quê ở làng Vân Đình, tỉnh Hà Đông, nay là huyện Ứng Hòa, Hà Tây, Hà Nội. Ông đỗ tiến sĩ vào năm 1868 cùng khoa với Nguyễn Khuyến, hai người trở thành bạn tâm đầu ý hợp và có lòng yêu nước nhưng hai người lại có hai con đường khác nhau.
2. Tác phẩm+ Bài thơ “Khóc Dương Khuê” được Nguyễn Khuyến viết để khóc bạn, đầu tiên bài thơ có nhan đề là “Vãn đồng niên Vân Đình tiến sĩ Dương thượng thư”. Sau đó Nguyễn Khuyến đã tự dịch sang chữ Nôm và đặt nhan đề là “Khóc bạn”, ngày nay quen gọi là “Khóc Dương Khuê”.
– Bài thơ đã thể hiện chân thực cảm xúc và tâm tư của tác giả trước sự ra đi mãi mãi của người bạn thân tri kỉ.
+ Bố cục: gồm 3 phần
– Phần 1: Hai câu thơ đầu: Nỗi đau đột ngột khi mất bạn
– Phần 2: Từ câu thứ 3 đến câu 22: Những kỉ niệm về tình bạn được tác giả hồi tưởng lại
– Phần 3: Đoạn còn lại: Thể hiện sự đạu đớn, hụt hẫng khi đối diện với hiện thực phũ phàng.
Đọc hiểu tác phẩm
1. Nỗi đau đột ngột khi mất bạn– Chỉ với hai câu thơ đầu tác giả đã diễn tả được nỗi đau, sự xót thương tột cùng khi mất đi người bạn tri âm của mình. Tác giả sử dụng cách gọi “bác” dành cho người bạn của mình, điều đó thể hiện sự tôn trọng đúng mực mà lại vô cùng thân mật.
– Từ láy “man mác” mà tác giả sử dụng khiến người đọc cảm nhận sâu sắc hơn về nỗi đau của mình, dường như nỗi buồn đó thấm sâu vào cả khung cảnh. Mặc dù nỗi đau quá lớn nhưng nó lại không ồn ào mà lại rất kín đáo, da diết và sâu lắng.
2. Những kỉ niệm về tình bạn được tác giả hồi tưởng lại– Tác giả khóc bạn bằng cách kể lại những kỉ niệm cũ của hai người, chúng được bắt đầu từ khi họ gặp nhau, tác giả đã cho sự gặp mặt đó là duyên trời. Điều đó cho người đọc cảm nhận được sự gắn bó sâu sắc giữa hai con người.
– Tác giả nhớ về những kỷ niệm ngọt ngào, sự chia sẻ với biện pháp lặp từ “cùng”, chính điều đó đã càng làm tăng thêm cảm xúc cho tác giả trước tin bạn mất.
– Với ba từ “thôi” trong đoạn thơ này đã làm rõ hơn về nỗi đau xót, sự thương tiếc của người bạn già. Đồng thời, câu thơ đó cũng là tác giả tự khóc thương mình, thương cho người ở lại mất đi người bạn tri âm.
– Tác giả sử dụng biện pháp nói giảm nói tránh để giảm giảm bớt đi sự đau thương và cũng khiến người đọc liên tưởng đến các sắc thái biểu cảm khác, đó là nỗi đau thời thế.
– Mặc dù họ là người không đi cùng một con đường nhưng họ lại có cùng nỗi đau trong thời thế hỗn loạn và khi mà những giá trị đạo đức, văn hóa truyền thống của dân tộc đang bị hủy hoại.
3. Nỗi đau của tác giả trước sự thật phũ phàng– Trong đoạn thơ cuối cùng tác giả đã sử dụng một loạt các điển tích về tình bạn, điều này cho thấy được nỗi buồn đau sâu sắc khi mất bạn.
– Tình bạn qua bài thơ được diễn tả vô cùng chân thực, khi một người mất đi người ở lại sẽ rơi vào cảnh cô đơn, không còn ai để tâm sự và giãi bày. Lời khóc của tác giả – một người già lại hoàn toàn khác với nỗi đau của người trẻ tuổi, đó là nỗi đau cố kìm nén và nước mắt ngược vào trong.
Tổng kết– Bài thơ giúp chúng ta có thể hiểu rõ hơn về tình bạn thủy chung và gắn bó, đồng thời nó cũng làm nổi bật thêm nhiều điểm khác trong nhân cách cao đẹp của Nguyễn Khuyến.