Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Thuyết trình về Mị Châu

Thuyết trình về NV Mị Châu văn bản ADV-MC-TT lớp 10

2 trả lời
Hỏi chi tiết
581
1
1
Nguyễn Minh Vũ
05/10/2020 21:06:09
+5đ tặng

Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam, đã từng xuất hiện những tích, những con người thần thánh khiến biết bao thế hệ tôn thờ như Thánh Gióng, Sơn Tinh, thế như cũng có những truyền thuyết, những câu chuyện đầy đau thương, bi kịch, không chỉ để lại cho người đọc nhiều băn khoăn, trăn trở mà đó còn là những bài học sâu sắc và quý giá mà cha ông ta từ thuở xa xưa muốn con cháu không bao giờ được quên. Truyền thuyết An Dương Vương, Mị Châu - Trọng Thủy chính là một trong số ấy. Ba nhân vật chính mỗi người đều có những sai lầm, những ngu muội ích kỷ riêng, người thì đắc thắng, quên đề phòng, kẻ tin người, mê muội trong tình yêu, kẻ lại ác tâm dối gạt lợi dụng tình yêu và niềm tin của người khác. Mỗi nhân vật đều có những khía cạnh tính cách và tâm hồn đáng khai thác và tìm hiểu, trong đó nhân vật Mị Châu chính là một nhân vật có nhiều nét đặc sắc đồng thời cũng để lại cho nhân thế nhiều bài học sâu sắc, trong đó đặc biệt nhất là bài học về việc cân bằng giữa tình cảm cá nhân và lợi ích dân tộc.

Mị Châu là con gái duy nhất của An Dương Vương, từ nhỏ cuộc sống của nàng vốn dĩ đã sung sướng, được bảo bọc và nhận đủ tình yêu thương cưng chiều của vua cha. Nhưng có lẽ An Dương Vương đã quá chủ quan, lơ là hoặc là thật sự tự tin vào tài cán bảo vệ đất nước thế nên người đã bỏ qua việc chỉ dạy cho Mị Châu những bài học về trách nhiệm của một công dân đối với đất nước, đặc biệt nàng lại còn là một công chúa. Vua cha vì sự tự tin và kiêu ngạo của mình đã dễ dàng gả con gái cho Trọng Thủy, con trai của Triệu Đà, kẻ mới trước đây đã dẫn quân sang với ý đồ xâm lược u Lạc, nhưng thất bại, mà không một chút mảy may nghi ngờ về sự lợi hại trong ấy. Cho đến bây giờ người ta vẫn không thể lý giải được, tại sao đường đường là một vị vua anh minh lỗi lạc như An Dương Vương mà lại cũng có những lúc hồ đồ, thiếu sáng suốt đến bực ấy, gả con gái yêu của mình cho con trai của kẻ thù và cuối cùng chính tay đẩy nàng, mình và cả đất nước vào bi kịch diệt vong không lối thoát. Có thể nói rằng, bi kịch của Mị Châu đều bắt nguồn từ người cha của mình, nàng không có lỗi gì trong việc trở thành vợ của Trọng Thủy, thậm chí ngay lúc đó nàng còn là người có công bình ổn và tham gia vào mối quan hệ "hòa bình" giữa hai quốc gia. Thế nhưng sau tất cả nàng vẫn phải chấp nhận cái danh tội nhân của bi kịch mất nước. Cuộc sống được bảo bọc, yêu thương và chăm sóc đã dưỡng ra một nàng công chúa ngây thơ, không thấu hiểu sự đời cũng như thờ ơ với lợi ích của quốc gia dân tộc, mà thay vào đó là sự say đắm trong tình yêu, hạnh phúc với người chồng mới cưới là Trọng Thủy. Thú thật rằng, quan niệm xuất giá tòng phu, lấy chồng thì phải theo chồng vốn dĩ đã có từ bao đời nay, kể từ khi con người chuyển từ chế độ Mẫu hệ sang Phụ hệ và trở thành một quy tắc bất thành văn ăn sâu vào bản tính của nhiều người phụ nữ Việt Nam. Tuy nhiên bản thân Mị Châu lại là một công chúa, cái sự phục tùng và nghe lời chồng trở thành lưỡi dao giết chết nàng và cả đất nước, thành một mối họa mà nàng không thể tưởng tượng được. Dẫu bản thân Mị Châu không tham gia quốc sự, chỉ phụ trách việc sống trong nhung lụa và hưởng thụ thế nhưng không lẽ nào nàng không biết được sự lợi hại của nỏ thần và tầm quan trọng của nó với sự tồn vong của đất nước? Ấy thế mà nàng công chúa ngây thơ đã dễ dàng lén lấy nó đem ra cho chồng mình là Trọng Thủy xem trộm mà không một chút nghi ngờ hay đề phòng. Hành động vô phép này của nàng quả thực là một sự ngu muội khó chấp nhận, nàng chỉ biết đến việc Trọng Thủy là chồng mình, mà không hề nghĩ đến Trọng Thủy với cha chồng đồng thời cũng là kẻ thù dạo trước, là kẻ vẫn thường nhăm nhe xâm lược đất nước mình để mà đề phòng. Lấy trộm nỏ thần cho chồng xem lại là một chuyện, đến cả cái việc đáng ngờ khi Trọng Thủy xin về nước thăm cha mà Mị Châu cũng vẫn không hề nhận thức được sự kỳ lạ trong lời nói của chàng ta rằng "Tình vợ chồng không thể lãng quên, nghĩa mẹ cha không thể dứt bỏ, ta nay trở về thăm cha, nếu như đến lúc hai nước thất hòa, Bắc Nam cách biệt, ta lại tìm nàng lấy gì làm dấu?". Nếu tỉnh táo và chịu suy nghĩ thấu đáo, thì rõ ràng người ta đã nhận ra được ẩn ý về một cuộc xung đột sắp xảy ra giữa hai nước. Thế nhưng không, Mị Châu trẻ dại và quá chìm đắm trong tình yêu cũng như nỗi buồn sắp ly biệt đã không đủ tỉnh táo để nhận ra được điều đơn giản ấy, mà vẫn một mực đợi chờ Trọng Thủy trở về. Và chồng nàng cũng trở về thật, tuy nhân là trở về với một cuộc xâm lược tàn khốc, biến đất nước vốn đang yên bình thành một mảnh hỗn loạn, nhân dân lầm than. Mị Châu phải theo vua cha chạy trốn trên một con ngựa, tình cảnh thảm hại vô cùng, ấy vậy mà người ta vẫn không hiểu nổi rốt cuộc vì nguyên do gì mà Mị Châu lại vẫn tin tưởng Trọng Thủy đến thế, khi mà bi kịch mất nước đã diễn ra ngay trước mặt. Nàng ta một mặt theo vua cha chạy trốn, một mặt rải áo lông ngỗng làm dấu cho Trọng Thủy đuổi theo, một sự ngu muội và phản bội chính cha mình trong vô thức. Cuối cùng với tất cả những ngu muội và tội lỗi tày đình của mình, Mị Châu đã phải trả một cái giá quá đắt, nước mất, nhà tan, tình thân chấm hết, nàng đã chết dưới lưỡi kiếm của cha để đền tội, nhưng vẫn mãi mãi ôm trong mình nỗi oán hận và day dứt khôn nguôi.

Nhưng bên cạnh bi kịch tội nhân phản quốc, thì Mị Châu cũng phải gánh chịu một bi kịch khác ấy chính là bi kịch trong tình yêu. Như đã nói, Mị Châu sống mười mấy năm trong bảo bọc, nhung gấm sau lại được gả cho Trọng Thủy, hoàng tử của nước láng giềng. Truyện không nói nhiều về nhân vật Trọng Thủy, thế nhưng đoán chắc rằng đây cũng là một người tài hoa, diện mạo sáng sủa và có lẽ cũng biết cách yêu thương thế nên nàng Mị Châu mới có thể một lòng si mê và dành hết tình yêu cả đời mình cho hắn như thế. Tình yêu của Mị Châu là tình yêu thuần nhất và chung thủy, không hề vụ lợi hay suy tính thiệt hơn, nàng giống như một con chiên hết lòng phục đạo, hết lòng tin tưởng và dâng toàn bộ trái tim cho Trọng Thủy mà chưa một lần suy nghĩ cho bản thân hay suy nghĩ cho quốc gia dân tộc. Thú thật rằng, đối với một cô gái còn gì hạnh phúc sung sướng hơn khi được sống trong cảnh yên bình ấm êm bên cạnh chồng, bên cạnh cha mà không phải mảy may lo nghĩ điều gì. Sự che chở ấy quả thực là bảo vật của thế gian. Nàng ngây thơ tin tưởng vào tình yêu của mình và đồng thời cũng nghĩ rằng Trọng Thủy cũng dành cho mình những tình cảm trong sáng và sâu sắc hệt như nàng đối với hắn. Thế nên với những yêu cầu xem nỏ thần, hay thỏa thuận việc tìm lại nhau lỡ như loạn lạc, đối với Mị Châu lại trở thành việc bình thường và nghiễm nhiên giữa các cặp vợ chồng ân ái. Nàng nghĩ rằng vợ chồng với nhau thì chẳng thiết gì mà phải giữ bí mật, nàng hy vọng rằng việc cho Trọng Thủy xem nỏ thần, chính là thể hiện thành ý và tình yêu sâu sắc của nàng dành cho hắn, để từ đó tình cảm vợ chồng càng thêm thắm thiết, bền chặt. Còn chuyện áo lông ngỗng, lúc ấy Mị Châu nghe đến việc Trọng Thủy về thăm cha, lại nghĩ đến cảnh phải xa cách một khoảng thời gian lâu, cũng như những chuyện bất trắc khiến lòng người con gái vốn yếu mềm và có nhiều tình yêu này trở nên yếu đuối. Nàng không còn nghĩ được gì ngoài nỗi buồn ly biệt, thế nên Mị Châu chỉ hòng tìm cách làm sao để bảo vệ mối duyên tơ, chứ nào đâu nghĩ đến cảnh diệt quốc và bi kịch những ngày sau vì sự mù quáng, tin tưởng của mình. Cuối cùng đáp lại nàng đó chính là sự lừa dối và phản bội đầy đau đớn của Trọng Thủy, người nàng hết mực tin yêu. Chính tay chồng nàng đã đẩy nàng vào bi kịch phản quốc, bi kịch phản bội vua cha và phải chịu cái chết đầy đau đớn và tội lỗi, chết mà vẫn còn mang nhiều uất hận ngàn năm khó rửa sạch. Khi ấy, Trọng Thủy đuổi được tới nơi, hắn hối hận và đau đớn vì cái chết của người vợ yêu quý, người con gái một đời dành tình yêu cho hắn. Cuối cùng Mị Châu cũng nhận được tình yêu của Trọng Thủy, nhưng đó lại là một tình yêu mang đầy tội lỗi, đau thương, bản thân Mị Châu sẽ chẳng bao giờ còn có thể chấp nhận được nữa, lòng nàng chỉ còn lại sự thù hận, chán ghét và tuyệt vọng. Nàng chết đi máu nhỏ thành ngọc trai, một sự hóa thân không toàn diện vừa là sự trừng phạt, cũng lại là sự thương xót cho một kiếp hồng nhan lắm truân chuyên, đau đớn. Thể hiện thái độ nghiêm khắc của nhân dân ta về những lỗi lầm không thể vãn hồi của nàng Mị Châu, nhưng đồng thời cũng thể hiện sự cảm thông thấu hiểu cho những bi kịch mà nàng phải gánh chịu chỉ vì sự ngây thơ, tin tưởng quá đỗi vào tình yêu.

Mị Châu đáng thương hay đáng trách? Chúng ta và hậu thế về sau vĩnh viễn không bao giờ có thể trả lời được câu hỏi này. Nàng đáng trách khi đã không đặt lợi ích quốc gia dân tộc lên trên hết, lại chỉ biết ích kỷ nghĩ đến tình yêu một cách mù quáng và thiếu sáng suốt dẫn đến kết cục không thể nào đau thương hơn - nước mất, nhà tan. Nhưng nàng cũng là một nhân vật đáng thương, phải gánh chịu bi kịch tình yêu đầy đau đớn, cái chết ghê gớm và nỗi oan ức ngàn đời không thể rửa sạch. Câu chuyện và bi kịch của Mị Châu chính là một bài học lớn cho mỗi con người chúng ta, khuyên răn rằng sống trên đời phải biết cân nhắc lợi hại giữa lợi ích chung và riêng, giữa tình thân và tình yêu, đừng để mọi chuyện đi quá xa rồi rơi vào kết cục không thể vãn hồi.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
1
Trà Đặng
05/10/2020 21:13:03
+4đ tặng
Tôi kể ngày xưa chuyện Mị Châu Trái tim lầm chỗ để trên đầu Nỏ thần vô ý trao tay giặc Nên nỗi cơ đồ đắm biển sâu (Tố Hữu) Truyền thuyết Mị Châu – Trọng Thủy là một trong những câu chuyện có sức hấp dẫn được lưu truyền trong dân gian về buổi đầu của lịch sử dân tộc – một câu chuyện vừa mang nét hiện thực vừa mang nét huyền thoại thời Âu Lạc. Hơn thế nữa, đây cũng là tác phẩm mang dấu ấn bi kịch sớm nhất trong văn chương dân tộc. Giếng Mị Châu ở Đông Anh còn đó, bên cạnh bài học về việc cần đề cao cảnh giác với kẻ thù, tấm oan tình còn để lại những bài học mang giá trị nhân văn sâu sắc. Mị Châu là con gái của Thục An Dương Vương. Người con gái trong trắng ngây thơ, tin tưởng tình yêu một cách chân thành cuối cùng đã bị chính người chồng đưa vào bẫy, làm mất nước. Câu chuyện trong sách giáo khoa chỉ tập trung vào mối quan hệ Trọng Thủy – Mị Châu nhưng cũng đủ sức giúp ta nhận ra những thủ phạm và nạn nhân đích thực của bi tình sử này. Trọng Thủy làm rể của An Dương Vương. Mọi nguyên nhân bi kịch trước hết bắt đầu từ An Dương Vương khi đã để tình riêng lấn át tầm nhìn của một đấng minh quân. Nhất là, kẻ ở rể lại phục vụ cho dã tâm của Triệu Đà – lấy bí quyết nỏ thần để cướp nước. Sự mất cảnh giác đáng trách của An Dương Vương làm mất nước đã đành , nhưng hậu quả của nó mang ý nghĩa bi kịch là làm nên cảnh sinh li tử biệt, tan vỡ tình duyên của Mị Châu – Trọng Thủy. Mặc dù truyền thuyết được ghi lại bởi người đời sau hết sức ngắn gọn, nhưng cốt lõi của bi kịch ấy vẫn thật rõ ràng: mối quan hệ thông gia của hai nhà vốn dĩ đối địch tiềm ẩn những bất trắc khó lường. Vậy mà An Dương lại “vô tình” gả con gái yêu của mình cho con trai kẻ thù. Theo mạch kể của truyền thuyết, không có những lí giải về nguyên nhân sâu xa khiến cho Mị Châu đã tiếp tay cho Trọng Thủy đánh cắp lẫy nỏ thần Kim Qui. Nhưng theo mạch truyện, Mị Châu rõ ràng đã tin Trọng Thủy đến với nàng bằng cả tấm chân tình. Sự ngây thơ ấy của cá nhân nàng là điều có thể tha thứ , nhưng vì tình riêng mà để lộ bí mật quốc gia thật sự là một tội lỗi khó dung tình. Đáng trách hơn, tình yêu ấy thiếu lí trí sáng suốt đế nỗi nàng không nhận ra được những ẩn ý trong lời nói của Trọng Thủy khi từ biệt để cảnh báo với vua cha. Nàng không đủ tỉnh táo để nhận ra trong lời chồng tiềm tàng hiểm hoạ binh đao: “Ta nay trở về thăm cha, nếu như đến lúc hai nước thất hoà, bắc nam cách biệt, ta lại tìm nàng lấy gì làm dấu?”. Mị Châu mê muội đếm mức không thể nói một lời hỏi nguyên cớ chia lìa, lại chỉ chăm chăm nghĩ về sự đoàn tụ lứa đôi. Đặt tình riêng lên trên vận mệnh quốc gia như vậy quả thật đáng phê phán. Đàng sau tình duyên Mị Châu – Trọng Thủy là cả một âm mưu thôn tính thâm hiểm của Triệu Đà, không ai khác kẻ thực hiện gian kế ấy lại là Trọng Thủy. Hắn ngay từ khi đạt chân đến Loa Thành làm rể đã đặt nhiệm vụ gián điệp lên hàng đầu. Bỉ ổi hơn, hắn đã lợi dụng ngay người vợ ngây thơ để thực hiện gian kế mĩ mãn. Xét về bản chất Trọng Thủy là một kẻ gian trá và tham lam: lừa gạt vợ để lấy vuốt Rùa Vàng, vừa âm mưu cướp được nước, vừa muốn được chiếm đoạt trọn vẹn trái tim của Mị Châu. Từ thủ phạm, hắn đã biến thành nạn nhân của chính mình. Không thể nào có sự dung hoà giữa quyền lợi quốc gia với tình yêu đôi lứa khi thù địch là cái mầm hoạ tiềm ẩn trong mối quan hệ vợ chồng. An Dương Vương mất nước từ sự thiếu cảnh giác, khinh địch của mình. Bản thân nhà vua mong mỏi hoà hiếu giữa hai quốc gia, chấm dứt cảnh đao binh từ duyên tình con trẻ. Nhưng trớ trêu thay, đó lại là chỗ hở để kẻ dã tâm là cha con Triệu Đà lợi dụng. Bản thân An Dương Vương cũng phải gánh chịu bi kịch khi tuốt gươm trừng phạt kẻ phản bội là chính con gái yêu của mình, nhà vua đã đứng trên quyền lợi quốc gia mà gạt bỏ tình riêng, hành động ấy được trân trọng bằng cách xử lí của dân gian : Rùa Vàng rẽ nước dẫn vua xuống biển. Mị Châu phải trả giá bằng sự nông nổi của mình, nhưng nàng cũng kịp thức tỉnh để nhận ra bi kịch của mình. Một người con gái ngây thơ trong trắng đáng yêu bị phản bội, cuối cùng nàng đã nhận ra bộ mặt kẻ thù dù quá muộn màng. Cái nhìn nhân hậu của nhân dân ta đã dành cho Mị Châu khi để nàng hoá thân thành ngọc thạch, máu hoá thành hạt châu nhưng cũng thật công bằng khi từ lập trường yêu nước trừng trị kẻ có tội. Mị Châu quả thật đáng trách nhưng cũng thật đáng thương. Truyền thuyết không còn chỉ kể lại trang sử mất nước mà chứa đựng cái nhìn thương cảm cho lứa đôi – khi tình yêu phải đối mặt với âm mưu. Trọng Thủy đã phải trả giá cho sự lừa dối khi hắn chỉ còn mang được xác Mị Châu về chôn cất. Với kẻ cướp nước, nhân dân ta không để cho hắn chiếm đoạt và tiếp tục lừa phỉnh Mị Châu. Nhưng điều đáng nói hơn là cái chết lao đầu xuống giếng của Trọng Thủy và kết thúc câu chuyện: “Người đời sau mò được ngọc trai ở biển Đông, lấy nước giếng mà rửa, thì thấy trong sáng thêm”. Sự lừa dối nhơ nhớp của Trọng Thủy là lời cảnh tỉnh : chỉ có tình yêu chân thành mới được đền đáp xứng đáng, không thể nào tình yêu đồng hành với những toan tính thấp hèn, tham vọng cướp nước. Truyền thuyết Mị Châu – Trọng Thủy muôn đời vẫn còn giá trị từ ý nghĩa nhân văn, từ bài học cảnh giác cũng như lời nhắc nhở về cách giải quyết các mối quan hệ riêng – chung, cá nhân – cộng đồng. Câu chuyện bi kịch thấm thía ấy cũng là sư ïthể hiện lập trường và tình cảm rõ ràng của nhân dân ta trước các vấn đề lịch sử và quan hệ con người. ------------------------------- Hoặc Chuyện tình một thuở còn vương mãi / Cho đến bao đời nhớ Mỵ Châu… Nếu không có câu chuyện bi thảm đó, mối tình đó hẳn không được truyền lại đời đời về sau và mỗi thế hệ sau này, qua hàng ngàn năm khi nhắc đến mối tình đó đều không khỏi xúc động, cảm thông…”, đó là lời dẫn của nhà văn Thái Vũ khi ông đặt bút viết “Tình sử Mỵ Châu”. Từ xa xưa, Thúy Kiều – Kim Trọng trong Truyện Kiều (Nguyễn Du), tình yêu thời Vua Hùng đến An Dương Vương Thục Phán (con của Âu Cơ và Lạc Long Quân với tích trăm trứng đẻ trăm con), truyền thuyết về Sơn Tinh - Thủy Tinh tranh giành công chúa Mỵ Nương, việc thần Tản Viên (Nguyễn Tuấn) lấy công chúa Ngọc Hoa, sự tích “Trầu cau”; rồi Mỵ Nương cùng chàng Trương Chi “người thì thậm xấu hát thì thậm hay” cho đến Tiên Dung - Chử Đồng Tử... hay ở phương Tây, mối tình Romeo và Juliet trong kịch Shakespeare, Roses và Jack (trong vụ chìm tàu Titanic năm 1911) trong phim Titanic… là những mối tình sâu nặng, đi kèm với những bi kịch, nhưng tấn thảm kịch Mỵ Châu - Trọng Thủy - là một mối tình có lẽ lạ nhất từ trong lịch sử kể cả phương Đông lẫn phương Tây. Thời Đông Chu Liệt Quốc, việc Phạm Lãi hy sinh người yêu là Tây Thi để báo quốc đã dùng kế “mỹ nhân” mê hoặc Ngô Phù Sai để Việt vương Câu Tiễn mười năm nằm gai nếm mật báo thù. Thời An Dương Vương thì Triệu Đà với dã tâm chiếm Âu Lạc đã dùng “nam nhân kế” gửi con trai là Trọng Thủy sang ở rể, làm con tin ba năm, nhằm tìm bí truyền về “nỏ thần” Âu Lạc. Trọng Thủy tuy vì hiếu nhưng một mực chung thủy cùng Mỵ Châu. Cái chết của Mỵ Châu là nỗi đau lớn nhất khi “Trọng Thủy đã từ bỏ một ngai vàng, từ bỏ cả chính đời mình, căm thù điều ác từ một người cha ruột thịt. Anh đã về với TÌNH YÊU”. Ở góc độ nào đó, Trọng Thủy đã vẹn tròn chữ hiếu với cha, tròn trách nhiệm với nước và cao quý hơn với nghĩa vụ làm chồng. Vì thế khi hay tin Mỵ Châu bị vua Chủ chém chết, chàng đã tự vẫn nơi giếng Ngọc, “chết bên giếng Ngọc, như cố ôm lấy giếng Ngọc giữ cho màu nước trong xanh và ngọt mát, giữ lấy gương mặt Mỵ Châu…”. Nhà văn Thái Vũ đã dựa vào truyền thuyết thần Kim Quy, đó là “kế” của tướng Cao Lỗ xây thành Cổ Loa, móng rùa làm nỏ… lấy nhiều sử liệu thời Đông Chu Liệt Quốc cho đến Chiến Quốc, mười tám đời vua Hùng dựng nước… kể cả Kinh Thi của Khổng Tử làm cho câu chuyện thêm lung linh và một điều hết sức quý, đó là từ trong trang sách, độc giả hiểu thêm về truyền thuyết Lạc Long Quân – Âu Cơ, An Dương Vương Thục Phán… Chứng tỏ nhà văn nghiên cứu sử liệu, tư liệu công phu, nghiêm túc tuy chỉ là câu chuyện dã sử. Thái Vũ đã lý giải về TÌNH YÊU - đề tài muôn thuở của nhân loại từ buổi khai thiên lập địa cho đến muôn sau và mãi mãi vẫn… đẹp. Nhà văn Thái Vũ đã minh oan cho Mỵ Châu - Trọng Thủy rằng: “Tình tiết chung quanh việc con trai Triệu Đà - Trọng Thủy - sang ở rể để điều tra tình hình và đánh cắp bí mật quân sự, cùng với câu chuyện tình giữa Trọng Thủy và công chúa Mỵ Châu, thì đó có thể chỉ là truyền thuyết, do người sau tạo nên… Khôn và dại như nhau khi ngã vào… tình yêu! Mỵ Châu vì quá yêu Trọng Thủy nên đã lộ bí mật quốc gia - kỹ thuật nỏ thần - và rải lông ngỗng dẫn đường cho Trọng Thủy đuổi theo hướng mình đi nhưng chính lại là dẫn đường cho quân Triệu Đà đuổi theo dấu vết An Dương Vương. Cái chết bi thảm của Mỵ Châu là kết quả của mối tình chung thủy đó. Nhưng nếu chỉ có một mình Mỵ Châu chung thủy và cái chết của nàng là “hết chuyện” thì chuyện tình chỉ dừng đến đó và người đời không ai nhắc nhở làm gì. Đến đây, vai trò Trọng Thủy nối tiếp sau cái chết của Mỵ Châu mới làm nên chuyện… Cảm tình muôn đời đối với riêng Trọng Thủy chính là vì vậy, và dường như người ta… bỏ lơ, quên đi vai trò phản bội của anh ta trước đó”. “Tình sử Mỵ Châu" (Nhà xuất bản Thanh Niên, 2004) có bốn phần và một chương kết. Điều hấp dẫn độc giả, đó là nhà văn Thái Vũ ở mỗi phần đều có tựa thơ dẫn đề do chính ông sáng tạo như: Ô hay! Hoa đào, hoa đào/ Đến với mùa xuân / Ai kia một lần… / Tương tư! Thành Loa! Thành Loa/ Đất xưa thành cũ/ Chuyện từ đây muôn thuở lưu truyền/ Có phải Mỵ Châu gây nên tội / Cho thành Loa cổ ngậm hờn oan?/ Chuyện tình ai dễ quên ai. Càng cảm động hơn, khi cái chết bi thảm của Mỵ Châu được nhà văn thông qua hình ảnh ẩn dụ để miêu tả: “Già nhìn Mỵ Châu, nhìn chiếc áo lông ngỗng lót vải hồng, chợt hiểu. Già nói: -Giặc nào ở đâu xa! Sau lưng nhà vua đó thôi! An Dương Vương quay đầu lại: sau lưng chỉ mỗi một mình Mỵ Châu. -Giặc ư? Con ta… Tiếng nghẹn trong cổ họng khi vua Chủ nhìn tấm áo lông ngỗng. -Trời! Cơn giận ngập lút cổ. Mỵ Châu cũng chợt hiểu. Cô tụt xuống ngựa, quỳ thưa: -Con có lòng nào thì xin hóa thành rơm rác, còn không, cha ơi, con xin hóa làm đá… Thép không hòa với máu, nhưng máu đã nhòe ánh thép. Mỵ Châu và cô gái bận màu hồng! Máu?”. "Tình sử Mỵ Châu" của nhà văn Thái Vũ một phần nào đóng góp vào nền văn học sử, một mặt nhìn nhận lại một tình yêu vốn xưa nay được hiểu đơn thuần ở góc độ lịch sử. Âm mưu không giết nổi tình yêu, chính vì vậy, tình yêu luôn có bi kịch, bi kịch nhưng vẫn toát lên vẻ đẹp và sức mạnh.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư