LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Anh chị hãy tưởng tượng mình đang đi trên con đường trên bãi cát trong bài thơ: Bài ca ngắn đi trên bãi cát của Cao Bá Quát

Bài 4: anh chị hãy tưởng tượng mình đang đi trên con đường trên bãi cát trong bài thơ : bài ca ngắn đi trên bãi cát của Cao Bá Quát. Help me

4 trả lời
Hỏi chi tiết
1.565
1
1
Rodnoy Brat
07/10/2020 23:49:34
+5đ tặng

Chúng ta biết đến Cao Bá Quát như là ngôi sao sáng trên bầu trời văn học Việt Nam, ông không chỉ là người nổi tiếng học giỏi mà còn có biệt tài viết chữ đẹp nhưng lại gặp nhiều khó khăn trắc trở trong con đường công danh. Ông có nhiều đóng góp lớn cho nền văn học Việt Nam,đặc biệt qua một số bài thơ tiêu biểu ta cũng thấy được hồn thơ cũng như tâm niệm của tác giả gửi gắm qua những vấn thơ. Bài ca ngắn đi trên bãi cát” là một trong số đó, với ẩn ý bãi cát trải dài đó, hay chính con đường công danh mà nhiều người lúc bấy giờ theo đuổi nhưng mờ mịt, đầy thử thách



 

Bài thơ được viết khi tác giả có dịp đi qua miền trung, bất chợt thấy những bãi cát đã nảy lên ý tưởng, cảm xúc dâng trào khiến tác giả không cầm lòng được. Mở đầu bài thơ “ Bài ca ngắn đi trên bãi cát là hình ảnh người đi khó nhọc trên bãi cát:

“Bãi cát lại bãi cát dài,

Đi một bước như lùi một bước.”

Những hình ảnh tả thực hiện ra, đó là hình ảnh về những bãi cát nối tiếp nhau, không biết điểm kết thúc, cứ thế miên man. Từ lại” được tác giả sử dụng như càng thêm sự vô tận của những bãi cát. Chỉ thấy một màu cát trăng, với cái nắng cà còn tạo ra nhiều viễn cảnh mà con người ta có thể tưởng tượng nếu đứng trong hoàn cảnh đó. Câu thơ thứ hai lại càng làm độc giả như chứng kiến những bước chân của chính mình trên bãi cát đó vậy. biện pháp so sánh đã được tác giả sử dụng thật hợp lí ở đây, “ đi một bước như lùi một bước”,bãi cát đó con người cất công đi nhưng càng khó khăn càng mệt nhọc bấy nhiêu. Rồi dù trời đã tối, nhưng lữ khách vẫn đi, nước mắt rơi chính là những nhọc nhằn chứ thể kiềm lại được. Hình ảnh con người lúc đó thật kẻ loi, cô đơn và cũng thật nhỏ bé.

“Mặt trời đã lặn, chưa dừng được

Lữ khách trên đường nước mắt rơi”

Bãi cát đó hay chính con đường công danh dù mờ mịt nhưng nhiều người vẫn bị cuốn vào đó, bất lực trước những điều mà mình không thể chống cự lại được, nên Cao Bá quát chỉ biết trách bản thân, hay chính ông đang lấy cái cớ để tâm trí thoải mái hơn.

“Không học được tiên ông phép ngủ,

Trèo non, lội suối, giận khôn vơi!


Tất tả trên đường đời.Xưa nay, phường danh lợi,

Đầu gió hơi men thơm quán rượu,

Người say vô số, tỉnh bao người?”

Nhà thơ chỉ tiếc rằng bản thân mình không thể học được phép ngủ của tiên ông, cứ sống mà mặc kệ mọi danh lợi,sống một cuộc sống thanh cao, bỏ qua mọi oán hận của thế gian. Dẫu biết con đường công danh là gian nan, là phải “tất tả” ở nơi phường danh lợi, thế nhưng ông một mực vẫn cứ dấn thân vào, càng đi vào, càng thấy hoang mang, không biết lối ra cũng chẳng thể dừng lại. Vất vả chính là vì chạy theo công danh,phải cố bước, nó như hơi men, cuốn con người vào đó, cho nên” người say vô số,tỉnh bao người?”. Nhà thơ tỉnh, nhưng rồi tỉnh nhưng vẫn với nỗi băn khoăn không biết con đường này có nên đi tiếp hay không?

Những câu thơ lần nữa lại vang lên như một lời than thở

Bãi cát dài, bãi cát dài ơi!

Tính sao đây? Đường bằng mờ mịt,

Đường ghê sợ còn nhiều, đâu ít?

Hãy nghe ta hát khúc “đường cùng”

Phía bắc núi Bắc, núi muôn trùng,

Phía nam núi Nam, sóng dào dạt

Anh đứng làm chi trên bãi cát?”

Người lữ khách trên bãi cát vô tận đó loay hoay, cô độc, chỉ biết hỏi nơi bãi cát vô tri xem phải làm sao với con đường khó khăn này. Đường bằng thì mờ mịt, mà đường gập ghềnh ghê sợ cũng còn nhiều,con đường nào cũng nhiều cạm bẫy. Đường công danh cũng vậy, biết bao chông gai, cạm bẫy luôn rình rập con người ta. Làm thế nào để được sống như mình muốn,bước đi thỏa nguyện trên con đường ấy đây? Một cảm giác tuyệt vọng, bất lực trào dâng trong lòng người khách độc hành, chỉ biết cất lên khúc hát “đường cùng” để bày tỏ tâm trạng.



 

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Rodnoy Brat
07/10/2020 23:52:08
+4đ tặng

Cao Bá Quát là một nhà thơ nổi tiếng trong văn học trung đại Việt Nam với tài năng và bản lĩnh hơn người. Các sáng tác của ông thể hiện thái độ phê phán mạnh mẽ chế độ phong kiến bảo thủ, trì trệ đồng thời chứa đựng tư tưởng đổi mới xã hội đương thời. “Bài thơ ngắn đi trên bãi cát” là một bài thơ tiêu biểu cho lối suy nghĩ ấy, thể hiện rõ tư tưởng và phong cách của nhà thơ.

   Cũng như bao sĩ tử thời bấy giờ, Cao Bá Quát chọn con đường khoa cử để phò vua giúp nước. Thế nhưng xã hội đương thời lại quá nhiều rối ren, phức tạp. Chế độ phong kiến nhà Nguyễn đi vào thời kì suy yếu với những thối nát, bảo thủ, lạc hậu. Cao Bá Quát nhận ra con đường danh vọng gian nan bằng hình ảnh “bãi cát dài”. Ông rơi vào tình cảnh bế tắc, chán nản giống như người lữ khách đi trên bãi cát dài:

                         “Bãi cát dài, lại bãi cát dài

                           Đi một bước lùi một bước

                           Mặt trời đã lặn, chưa dừng được

                           Lữ khách trên đường nước mắt rơi”


Trình bày cảm nhận về bài thơ Bài ca ngắn đi trên bãi cát của Cao Bá Quát

Một không gian và thời gian thật đặc biệt, mênh mông hoang vắng đến rợn ngợp. Bãi cát dài vô tận, mịt mờ và khó xác định. Từ “lại” nhấn mạnh sự nối dài tít tắp của những bãi cát cho thấy sựu chán chường, ngán ngẩm của nhân vật trữ tình. Thời gian đã về chiều, những ánh nắng cuối ngày cũng đã tắt. Nắng tắt và gió lộng khiến cho bãi cát mênh mông không để lại vết đường mòn, người đi trên bãi cát trở nên mất phương hướng. Trên cái nền không gian và thời gian ấy, hình ảnh con người hiện lên “Đi một bước như lùi một bước”. Một hình ảnh chân thực và giàu sức gợi tả về sự vất vả, gian truân của con người. Hình ảnh bãi cát và hình ảnh người đi trên cát không chỉ là hình ảnh thực mà còn mang ý nghĩa biểu tượng. Bãi cát dài là con đường công danh, đường đời vô cùng xa xôi, mịt mù. Hình ảnh người đi trên cát chính là hình ảnh biểu tượng cho con người đi tìm chân lí giữa cuộc đời. Chưa thể tìm ra con đường nào khác nhưng tác giả đã nhận ra được những khó khăn, gian nan, thử thách. Nhân vật trữ tình với tâm trạng mệt mỏi, kiệt sức “nước mắt rơi” nhưng vẫn cố gắng để bước tiếp.


   Sắc sảo trong cách nhìn và tỉnh táo trong phán xét, tác giả đã nhận ra thực tế cuộc đời đầy đắng cay, vô vị:

                       “Không học được tiên ông phép ngủ

                     …Người say vô số, tỉnh bao người?”

Tâm sự u uất của kẻ đi trên bãi cát dài bật ra với lời tự trách bản thân mình không có khả năng như người xưa – không thể thờ ơ trước cuộc đời mà phải hành xác để theo đuổi con đường công danh. Phần đông con người không thể thoát khỏi sức cám dỗ của danh lợi, chạy ngược xuôi, vội vã, xô bồ trên con đường công danh “ Tất tả trên đường đời”. Chính vì thế mà họ dễ bị hấp dẫn bởi những thứ “mĩ tửu” dậy hương đưa, hưởng thụ mà quên đi trách nhiệm với cuộc đời. Những câu thơ thể hiện một tâm hồn vừa cô đơn, vừa kiêu hãnh của một nhà nho chân chính. Ta nhận ra sự đối lập giữa những kẻ hám danh lợi và một người không muốn bon chen mưu cầu danh lợi. Đó là sự đối lập giữa cái tầm thường và cái thanh cao, giữa ồn ã và bình lặng. qua đây, tác giả cũng bày tỏ sự chán trường, thất vọng trước sự xuống cấp của khoa cử nhà Nguyễn. Ông nhận ra sự vô nghĩa trong lối học khoa cử cũ nát, chán ghét danh lợi tầm thường. Đó là biểu hiện cho nhân cách cao cả của một nhà nho chân chính.

 

   Trước những khó khăn ấy, người lữ khách rơi vào bế tắc. Cảm xúc được tác giả đẩy lên cao trào:

                          “Bãi cát dài, lại bãi cát dài ơi!

                           Tính sao đây? Đường bằng mờ mịt

                           Đường ghê sợ còn nhiều, đâu ít?”

Tác giả đặt câu hỏi nên đi tiếp hay dừng lại. Tâm trạng người đi đường đầy trăn trở, băn khoăn và có phần rơi vào bế tắc. Chỉ thấy trước mắt là con đường đầy ám ảnh, ghê sợ mà đường bằng phẳng thì mờ mịt, xa tít tắp, chẳng biết nên đi đâu, về đâu.

   Người lữ khách nhận ra mình không chỉ cô độc trên đường đời mà còn đang đi trên đường cùng:

                          “Hãy nghe ta hát khúc “đường cùng”

                           Phía bắc núi Bắc núi muôn trùng

                           Phía Nam núi Nam sóng muôn đợt

                           Anh còn đứng làm chi trên bãi cát?”

Nhìn mọi thứ đều thấy mênh mông bát ngát với sự bủa vây của núi, của sóng, của cát. Nhân vật trữ tình mất đi ý niệm về thời gian, về phương hướng. Đi tiếp hay dừng lại thì đều không thể nên đành đứng chôn chân trên bãi cát. Câu hỏi cuối bài thơ thể hiện một tâm trạng u uất, băn khoăn. Cao Bá Quát muốn tìm ra con đường khác, một sự đổi mới cuộc sống trong hoàn cảnh xã hội đương thời. Đây phải chăng là biểu hiện trong nhân cách của nhà nho chân chính?

   Bài thơ thể hiện sự chán ghét và bi phẫn của nhà thơ trước con đường vinh hoa hão huyền, con đường đời nhiều trắc trở, gian nan. Qua đây, ta cũng thấy được nhân cách cao cả của Cao Bá Quát với nhận thức sâu sắc về lối mòn của khoa cử cũng như khát khao đổi mới trong xã hội đương thời. Bài thơ không chỉ có giá trị nội dung mà còn đặc biệt thành công ở nghệ thuật với những hình tượng thơ độc đáo, sáng tao, những hình ảnh vừa tả thực vừa mang giá trị biểu tượng sâu sắc.


 
0
0
Rodnoy Brat
07/10/2020 23:53:09
+3đ tặng

Nhân cách nhà nho chân chính được Nguyễn Công Trứ thể hiện rất rõ trong bài “Bài ca ngất ngưởng” còn của Cao Bá Quát ta thấy trong tác phẩm “Bài ca ngắn đi trên bãi cát” (Sa hành đoản ca). Cao Bá Quát cũng như Nguyễn Công Trứ là một người học rộng tài cao nhưng cuộc đời thì gặp nhiều gian truân sóng gió, gặp phải những chớ chêu về đường công danh. Mà nam nhi thời trước luôn lấy sự nghiệp làm trọng. Đã là kẻ sĩ đọc sách Thánh hiền thì phải làm quan, phò vua giúp nước nhưng trong triều đình thì có biết bao nhiêu con người, phải khom lưng xuống gối mới có thể yên phận giữ được cái chức của mình họ không từ thủ đoạn dẫm đạp lên nhau vì lợi ích ca nhân mà không từ thủ đoạn.

Những nhà nho chân chính họ sống ngay thẳng cho nên khó mà được lòng các quan trong triều đình, Cao Bá Quát cũng vậy ông sống là một người ngay thẳng không biết xu nịnh ai nên con đường về công danh gặp nhiều trở ngại. Nhưng ông biết rằng công danh của xã hội phong kiến đương thời đã thối nát và ông muốn đổi mới cuộc sống ta sẽ thấy rõ trong bài “Bài ca ngắn đi trên bãi cát”.

 

 

“Bãi cát dài lại bãi cát dài

Đi một bước như lùi một bước

Mặt trời đã lặn, chưa dừng được

Lữ khách trên đường nước mắt rơi.”

Bài thơ là một khúc ca ngắn ấy vậy mà bản thân nó lại chứa đựng vẽ trên một con đường rất dài. Bãi cát dài và lại tiếp tục một bãi cát dài đang đi mà cảm tưởng như lùi lại một bước. Càng bước đi thì lại thấy bãi cát dài hơn, mặt trời thì cũng đã lặn nhưng chưa tới đích nên vẫn phải bước tiếp. Lữ khách cảm thấy quá mệt mỏi đến nỗi nước mắt cũng đã rơi, ta thấy được con đường của lữ khách này như chính con đường mà tác giả đang đi. Ẩn dụ muốn nói tới con đường học – thi – làm quan của thời xưa gian nan và vất vả, càng học thì lại càng hiểu biết nhiều mà trí thức thời xưa thì biết bao nhiêu cho đủ dù có tài giỏi đến đâu vẫn cảm thấy hổ thẹn với đời. Nhưng chỉ có học, học chính là con đường duy nhất để thực hiện được trí làm trai của thời xưa: “tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”. Cao Bát Quát cũng là nam nhi ông cũng muốn mình “phò vua giúp nước”, cũng muốn mình lập được công danh để không thấy thẹn với đời. Càng đọc nhiều, biết rộng thì ông lại càng nhận ra được sự lạc hậu, tha hóa của chế độ học hành thi cử truyền thống trong cái chuyển mình của thời thế. Nên càng đi ông lại càng chẳng thấy đích đâu, càng đi lại càng thấy được những khó khăn  chồng chất toàn là khó khăn:

 

“Xưa nay, phường danh lợi

Tất cả trên đường đời

Đầu gió hơi men thơm quán rượi

Người say vô số, tỉnh bao người?”

 

 

Con đường danh lợi cũng như hương thơm quán rượi, là một thứ cám dỗ nam nhi, khiến bao người say vì nó. Khiến họ phải bon chen, phải gạt đi hết những luân lí đạo đức để có được nó- công danh. Công danh như một thứ gì đó khiến cho con người không tài nào thoát được ra khỏi những lợi ích, quyền lực mà chúng mang lại. Tất cả đều lao đầu vào và rồi chả biết tay mình đã nhúng chàm hay chưa! Điều đó chính tỏ Cao Bá Quát là một người rất tinh tế, ông nhìn thấy được hết những gì xấu xa, thối nát nhất của xã hội. Những suy nghĩ của ông vượt xa tất cả những nho sĩ khác, cũng cho thấy ông là một nho sĩ uyên bác, chân chính khinh miệt , chán ghét cái lối sống quan niệm của các sĩ tử thời bấy giờ. Và ông cũng tự hào mình lại một trong số những kẻ hiếm hoi giữ được sự tỉnh táo trong vô số những người say vì công danh. Nhưng ông là nam nhi, dù có khinh mệt có ghét, có nhận ra nhưng thời thế là vậy ông vẫn bắt buộc phải đi tiếp, bước tiếp trên bãi cát dài vô vọng ấy. Chỉ sợ rằng dần, ông sẽ giống như những kẻ say kia lao vào con đường công danh một cách mù quáng:


“Bãi cát dài, bãi cát dài ơi

Tính sao đây đường bằng mờ mịt?

Đường ghê sợ còn nhiều đâu ít

Hãy nghe ta hát khúc đường cùng

Phía Bắc núi Bắc, núi muôn trùng

Phía Nam núi Nam, sóng dào dạt”.

Cao Bá Quát mệt mỏi trên con đường này, ông bế tắc và tự hỏi “tính sao đây?” khi khó khăn nối tiếp khó khăn “đường ghê sợ” thì vẫn còn nhiều, mà “núi” thì “muôn trùng” biết khi nào hết núi lại tới sông “sóng dào dạt” bắt đầu. Không biết tới bao giờ mới thoát khỏi hết những điều đó. Và rồi cuối cùng ông chỉ biết đứng chôn chân trên cát:

“Anh đứng làm chi trên bãi cát?”

Lặng lẽ hỏi chính bản thân rằng tại sao biết là nhiều khó khăn biết là có những thứ mình ghét, mình khinh bỉ vậy tại sao vẫn cứ muốn tiếp tục thực hiện điều đó.

Bài thơ “Bài ca ngắn đi trên bãi cát” đã chứng tỏ một điều Cao Bát Quát là một người tài giỏi “học rộng tài cao” nhưng thời thế thì lại khiến ông phiền lòng. Muốn phò vua giúp nước nhưng cứ tiến mà lại lùi. Và phải hỏi chính bản thân mình trong vô vọng trên bãi cát dài ấy!

0
0
Tú Uyên
08/10/2020 06:09:37
+2đ tặng

1. Mở bài

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm

- Dẫn dắt vấn đề

2. Thân bài

a. Hình ảnh bãi cát và con người đi trên bãi cát

- “Bãi cát dài lại bãi cát dài”: mênh mông dường như bất tận, nóng bỏng.

=> Hình ảnh tả thực, gợi con đường đi khó khăn, nhọc nhằn, xa xôi, mờ mịt.

=> Hình ảnh biểu tượng: con đường đầy khó khăn mà con người phải vượt qua để đi đến đích. Muốn tìm được cân lí, tìm được cái đích thực có ý nghĩa cho cuộc đời, con người ta phải trải qua vô vàn khó khăn, nhọc nhằn, thử thách.

- Mặt trời lặn: sự tối tăm, mù mịt

- Hình ảnh người đi trên bãi cát:

+ Đi một bước như lùi một bước: nỗi vất vả khó nhọc 

+ Không gian đường xa, bị bao vây bởi núi sông, biển

+ Thời gian: mặt trời lặn vẫn còn đi.

+ Nước mắt rơi => khó nhọc, gian truân.

=> Cảnh con đường đi xa xôi mờ mịt, đó cũng chính là con đường đời, con đường đi đến danh lợi của kẻ sĩ. Người đi trên con đường đó, trầy trật khó khăn, đi tất tả, vội vã không kể thời gian, đi với tâm trạng đau khổ, mệt mỏi, chán chường.

b. Tâm trạng và suy nghĩ của lữ khách khi đi trên bãi cát

“Không học được….giận khôn vơi”

- Nhịp điệu đều, chậm, buồn: người đi tự giận mình không có khả năng như người xưa, mà phải tự hành hạ mình, chán nản mệt mỏi vì công danh - lợi danh. Đó là nỗi ngao ngán của kẻ sĩ đi tìm chân lí giữa cuộc đời mờ mịt.

 “Xưa nay phường….bao người”

+ Câu hỏi tu từ, hình ảnh gợi tả (hơi men)

=> Sự cám dỗ của danh lợi đối với con người. Vì công danh, lợi danh mà con người bôn tẩu ngược xuôi. Danh lợi cũng là thứ rượu thơm làm say lòng người.

=> Sự chán ghét, khinh bỉ của Cao Bá Quát đối với phường danh lợi. Câu hỏi của nhà thơ như trách móc, như giận dữ, như lay tỉnh người khác nhưng cũng tự hỏi bản thân. Ông đã nhận ra tính chất vô nghĩa của lối học khoa cử, con đường công danh đương thời vô nghĩa, tầm thường.

“ Bãi cát dài…ơi…”

- Câu hỏi tu từ cũng là câu cảm thán thể hiện tâm trạng băn khoăn, day  dứt giữa việc đi tiếp hay dừng lại?

- Khúc đường cùng: ý nghĩa biểu tượng => nỗi tuyệt vọng của tác giả. Ông bất lực vì không thể đi tiếp mà cũng không biết phải làm gì. Ấp ủ khát vọng cao cả nhưng ông không tìm được con đường để thực hiện khát vọng đó. Hay đó là niềm khao khát thay đổi cuộc sống.

- Hình ảnh thiên nhiên: phía bắc, phía nam đều đẹp nhưng đều khó khăn, hiểm trở.

- “Anh đứng làm chi trên bãi cát?..” câu hỏi mệnh lệnh cho bản thân => phải thoát ra khỏi bãi cát danh lợi đầy nhọc nhằn chông gai mà vô nghĩa.

+ Nhịp điệu thơ lúc nhanh, lúc chậm, lúc dàn trả, lúc dứt khoát => thể hiện tâm trạng suy tư của con đường danh lợi mà nhà thơ đang đi.

=> Hình tượng kẻ sĩ cô độc, lẻ loi đầy trăn trở nhưng kì vĩ, vừa quả quyết vừa tuyệt vọng trên con đường đi tìm chân lí đầy chông gai.

3. Kết bài

- Khái quát lại vấn đề

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư