Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Cảm nhận về thạch sanh

Cảm nhận về thạch sanh mình ko biết tả nên giờ mọi người nhưng điều kiên cho tui xu cho cho 3 điểm ko cần hay.....
 

2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
413
2
0
Đỗ Chí Dũng
12/10/2020 19:18:32
+5đ tặng

Truyện cổ tích cùng tên, nhân vật Thạch Sanh được khắc họa thành công với bức chân dung của người anh hùng, người dũng sĩ diệt chằn tinh bảo vệ cuộc sống yên bình của nhân dân, người anh hùng chống giặc ngoại xâm, có công lao to lớn trong việc đánh đuổi vó ngựa ngoại xâm ra khỏi lãnh thổ, bờ cõi. 

      Như chúng ta thường thấy các nhân vật trong truyện cổ tích nói chung, trong truyện Thạch Sanh nói riêng là sự hư cấu, tưởng tượng của các tác giả dân gian, và thông qua những hình tượng được xây dựng ấy thì các tác giả muốn truyền tải những thông điệp, những tư tưởng, quan điểm nhân sinh nhất định. Bởi vậy mà những câu chuyện cổ tích không chỉ có giá trị giải trí mà nó còn có giá trị giáo dục rất cao, nó đúc kết lại những bài học để khuyên nhủ, chỉ bảo cho con cháu thế hệ sau.

      Trước hết, hình ảnh Thạch Sanh trong câu chuyện cổ tích này được các tác giả dân gian xây dựng là một con người có hoàn cảnh bất hạnh, vì chàng mồ côi cha mẹ từ rất sớm, một mình Thạch Sanh phải làm lụng vất vả mưu sinh qua ngày, sống đơn độc, lẻ loi trong một túp lều nhỏ dựng dưới gốc đa, cả gia tài chỉ có một lưỡi búa của cha để lại. Nhưng bù lại, Thạch Sanh lại được Ngọc Hoàng cử người xuống dạy nên chàng biết đủ thứ thần thông, chàng là một chàng trai khỏe mạnh lại mang trong mình những sức mạnh phi thường. Có lẽ xây dựng nhân vật Thạch Sanh với những đặc điểm này là cách để các tác giả dân gian lí giải vì sao Thạch Sanh lại bị Lí Thông lừa dối, phản bội như vậy.

      Có lẽ Thạch Sanh là một con người đơn độc, lẻ loi nên khi có người muốn kết nghĩa huynh đệ với chàng thì chàng lập tức đồng ý, chàng là người thiếu thốn tình cảm nên đoạn tình cảm tình cờ có được với Lí Thông chàng vô cùng coi trọng, và mọi niềm tin chàng cũng đặt tuyệt đối ở người “anh kết nghĩa” này, không mảy may nghi ngờ về mục đích mà Lí Thông tiếp cận mình, hay cả khi bị Lí Thông lừa dối cũng không hề hay biết mà một mực tin tưởng. Sự vô tư, tình nghĩa của Thạch Sanh làm cho hình ảnh của chàng trở nên đẹp hơn, đáng trân trọng hơn. Nhưng cũng vì những vì phẩm chất tốt đẹp này mà chàng bị Lí Thông lừa gạt hết lần này đến lần khác.

      Qua một số biến cố lớn, ta có thể thấy Thạch Sanh là một chàng trai khỏe mạnh, chính nghĩa thấy cái tà ác hoành hành thì không suy nghĩ nhiều, ra tay tiêu diệt, không cho nó làm ảnh hưởng đến cuộc sống cũng như sự yên bình của dân chúng. Đầu tiên là vụ giết chằn tinh, vì muốn Thạch Sanh thế thân cho mình mà Lí Thông đã đẩy Thạch Sanh vào con đường chết, đó là lừa Thạch Sanh nộp mạng cho chằn tinh thay mình. Chàng không hề hay biết về âm mưu thâm độc này, khi chằn tinh hiện lên muốn lấy mạng Thạch Sanh thì chàng vung rìu chống trả quyết liệt và dù chằn tinh đã dở đủ mọi trò biến hóa thì Thạch Sanh đều chống đỡ được. Chàng đã chẻ chằn tinh ra làm hai và ung dung về nhà.

      Lần thứ hai Thạch Sanh ra tay chính nghĩa diệt trừ cái ác đó là lần giết đại bàng cứu công chúa từ dưới hang đại bàng trở về. Trong lần chiến đấu này còn thể hiện chàng là một con người không chỉ dũng cảm, ngoan cường mà còn rất mưu chí bởi chàng biết dựa vào vết máu mà đại bàng để lại để tìm đến động của nó, cứu thoát công chúa. Tuy lập được rất nhiều đại công nhưng do bản tính quá thật thà, tin người nên Thạch Sanh bị lại Lí Thông lừa, hắn muốn cướp công cứu công chúa nên dùng đá lấp cửa hang, đẩy Thạch Sanh vào con đường chết, còn một mình mình đi lĩnh thưởng.

      Thạch Sanh là con người có sức sống mạnh mẽ, chàng không chịu đầu hàng trước số phận, khi biết Lí Thông hại mình thì chàng tìm mọi cách để thoát ra. Và cũng tại đây, bản tính chính nghĩa của chàng thể hiện, khi hoàn cảnh của mình nguy khốn nhất thì chàng vẫn đặt việc cứu người lên trên hết. Và cũng vì lòng tốt này của chàng mà chàng đã được báo đáp, bởi người chàng cứu không phải người thường mà là con trai của vua Thủy Tề. Để báo đáp công ơn của chàng vua Thủy Tề đã tặng chàng một cây đàn thần. Đã thoát ra ngoài, đất nước lại có giặc ngoại xâm, chàng đã đứng lên cầm quân đi đánh giặc, tiếng đàn của chàng đã làm cho quân giặc u mê, mất hết tinh thần chiến đấu. Không những vậy, Thạch Sanh còn thể hiện được tấm lòng nhân đạo của mình với chính kẻ thù, thể hiện rõ nét qua hình ảnh niêu cơm thần.

      Như vậy, nhân vật Thạch Sanh vừa được xây dựng với những vẻ đẹp lí tưởng của một người dũng sĩ diệt chằn tinh, đại bàng cứu giúp dân lành, vừa là một người anh hùng dũng mãnh đánh dẹp quân sĩ mười tám nước, mang lại cuộc sống thái bình cho người dân. Hơn thế nữa chàng còn là một con người nhân đạo khi không chỉ tha cho quân giặc con đường sống mà còn thiết đãi nồng hậu. Có lẽ đây cũng chính là nét đẹp của con người Việt Nam ta, nhân đạo, sống tình nghĩa và luôn dùng nhân tâm để thu phục lòng người mà truyện muốn truyền đạt lại đến các thế hệ sau này.



 

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
1
Anzu
12/10/2020 19:18:59
+4đ tặng

Những câu thơ Nôm ấy khiến người đọc nhớ ngay tới câu chuyện cổ tích xưa với hình ảnh chàng dũng sĩ Thạch Sanh. Nhân vật ấy đã để lại trong lòng độc giả ấn tượng sâu sắc.

Thạch Sanh cũng như bao nhân vật ổ tích khác được xây dựng bằng bút pháp dân gian, đơn giản và không có đời sống tâm lí. Nhưng bằng sự tài hoa của mình các tác giả xưa vẫn tạo ra được những dấu ấn riêng cho các nhân vật. Dũng sĩ Thạch Sanh sinh ra không bình thường như những đứa trẻ khác. Chàng là con trai của Ngọc Hoàng được cử xuống trần gian đầu thai nên mang trong mình nhiều yếu tố thần kì. Nhưng Thạch Sanh cũng có một số phận hẩm hiu và chịu nhiều gian khổ. Vừa mới lớn khôn, chàng đã mồ côi cả cha lần mẹ. Từ đó, chàng phải sống đơn côi một mình với cả gia tài chỉ là lưỡi búa do cha để lại. Đến lúc có mái ấm gia đình với mẹ con Lí Thông thì chàng lại bị lừa đến nỗi phải trốn đi. Số phận đưa Thạch Sanh gặp lại tên Lí Thông gian ác ấy khi giải cứu công chúa. Hắn không những cướp công của chàng mà còn lập mưu hại Thạch Sanh nhằm bắt chàng ở dưới hang sâu mãi mãi. Hết lần này đến lần khác, Thạch Sanh gặp nạn. vẫn chưa hết, sau khi về ở lại gốc đa, chàng bị hồn chăn tinh và đại bàng hãm hại. Thế là Thạch Sanh bị bắt giải vào ngục tối. Cuộc đời Thạch Sanh thật chông gai và có nhiều bất hạnh như bao nhân vật cổ tích khác. Một mình chàng phải đương đầu với tất cả sóng gió. Nhưng qua mỗi lần như thế ta càng cảm phục hơn bởi sức mạnh kiên cường bên trong của chàng.

Những thử thách tác giả dân gian đưa ra đã thể hiện được tài năng cũng như phẩm chất cao đẹp của Thạch Sanh. Đầu tiên ta thấy Thạch Sanh là chàng trai khỏe mạnh, hiền lành và tự lập. Nhờ có sức khỏe nên khi về ở với Lí Thông, chàng đã giúp hắn làm giàu lên nhanh chóng. Cũng nhờ có sức khỏe Thạch Sanh đánh thắng được chằn tinh, đại bàng cứu giúp nhân dân và công chúa.

Thạch Sanh còn là chàng trai thật thà, tốt bụng, vốn tính hiền lành nên khi nghe Lí Thông lân la gợi chuyện, chàng đồng ý về ở cùng hai mẹ con hắn. Chàng chăm chỉ làm việc giúp hai mẹ con Lí Thông, coi như hai người thân yêu của mình. Nhưng ngược lại, mẹ con Lí Thông chỉ lợi dụng chàng, xem chàng như công cụ giúp chúng làm giàu. Cũng vì thật thà, Thạch Sanh bị hắn lừa đi trông miếu để thế mạng. Khi chàng giết được chằn tinh, Lí Thông lại lừa chàng để cướp công, về sau, trong lúc giải cứu công chúa, do tính vốn tin người Thạch Sanh một lần nữa lại bị Lí Thông lừa. Hết lần này qua lần khác, chàng bị người ta phản bội nhưng không vì thế mà có ý định trả thù. Khi được nhà vua cho quyền xử tội mẹ con Lí Thông, Thạch Sanh không những không giết mà còn tha cho về quê làm ăn. Tấm lòng của Thạch Sanh càng khiến lòng người cảm phục. Những phẩm chất cao đẹp ấy đã giúp chàng vượt qua mọi gian nan.

Tiếng đàn thiết tha, vang đến tai công chúa Quỳnh Nga. Bao oan ức của chàng được sáng tỏ, kẻ xấu Lí Thông bị lộ chân tướng. Sự thông minh của chàng được thể hiện rõ nhất qua việc dẹp loạn chư hầu. Vốn yêu chuộng hòa bình, có tầm nhìn xa trông rộng, Thạch Sanh không vội vàng động binh. Muốn dùng nhân nghĩa để xoay chuyển lòng người, làm cho đối phương tâm phục khẩu phục, Thạch Sanh dũng cảm một mình cầm cây đàn thần ra trước quân giặc. Tiếng đàn của chàng vừa cất lên thì quân sĩ mười tám nước bủn rủn chân tay, không nghĩ tới chuyện đánh nhau nữa. Thế là chúng phải giơ tay xin hàng. Quân ta chiến thắng vẻ vang, không tôn một hòn tên mũi đạn cũng không mất một binh sĩ nào. Để an ủi lòng quân sĩ đối phương, Thạch Sanh sai dọn một bữa Cơm thết đãi. Nhưng lạ thay chỉ có một niêu cơm tí xíu, ai nhìn cũng bĩu môi, không muốn ăn. Chi tiết niêu cơm thần ấy đã đưa Thạch Sanh lên tầm một vị thánh cứu tinh của đất nước. Niêu cơm nhỏ mà kì diệu thay, tướng sĩ mười tám nước ăn mãi không hết, cứ vơi lại đầy. Cuối cùng chúng phải cúi đầu lạy tạ và kéo nhau về nước trong sự kính nể, tôn sùng Thạch Sanh. Như vậy, với tài năng, trí tuệ và tấm lòng nhân ái của mình, không cần dùng sức Thạch Sanh đã đương đầu và chiến thắng kẻ thù, chiến thăng vẻ vang, ngạo nghễ.

Thạch Sanh tuy là nhân vật cổ tích nhưng được gửi gắm trong đó nhiều ước mơ của nhân dân ta thời xưa: ước mơ, niềm tin về đạo đức, công lí và lí tưởng nhân đạo, yêu hòa bình. Mãi mãi, chàng dũng sĩ Thạch Sanh sẽ tồn tại trong đời sống tinh thần dân tộc.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×