Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Nêu cảm nhận của em về số phận người phụ nữ sau khi học xong văn bản: "Chuyện người con gái Nam Xương"

Nêu cảm nhận của em về số phận người phụ nữ sau khi học xong văn bản " Chuyện người con gái Nam Xương "

1 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
453
1
0
Trần Tài
15/10/2020 21:09:50
+5đ tặng

Người phụ nữ trong văn học được phản ánh sâu sắc về vẻ đẹp cũng như số phận bi thương phải kể đến Thúy Kiều (“Truyện Kiều” – Nguyễn Du) nhưng nếu nhắc tới người phụ nữ oan trái, cùng khổ nhất thì có lẽ Vũ Nương đáng được bàn hơn. Nhân vật Vũ Nương trong truyện ngắn “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ đã cho thấy bi kịch cùng quẫn của người phụ nữ vốn tưởng sẽ hạnh phúc trọn đời.

Nguyễn Dữ là một nhà văn giàu lòng nhân đạo và gắn kết sâu sắc với đời sống nhân dân. Điều này được biểu hiện qua các tác phẩm của ông. “Chuyện người con gái Nam Xương” tập trung xây dựng nhân vật Vũ Nương mang vẻ đẹp, cốt cách và tâm hồn đậm chất phụ nữ Việt Nam nhưng phải chịu kết cục đau thương.

Vũ Nương trước hết được coi là một người phụ nữ đẹp. Vẻ đẹp của Vũ Nương có thể không cao quý như nàng Kiều, hồn hậu như nàng Vân nhưng lại lấp lánh cốt cách trong sáng, đoan trang. Trươn Sinh – chồng của Vũ Nương mến nàng vì “tư dung tốt đẹp”. Chỉ một chi tiết rất nhỏ này thôi nó cũng chứng tỏ được dung nhan sáng và dáng hình như mai, như ngọc.

Mặt khác, Vũ Nương nổi bật phương diện tính cách hơn là vẻ bề ngoài thông qua lời giới thiệu ngắn gọn của Nguyễn Dữ. Vũ Nương “tên thật là Vũ Thị Thiết, người con gái quê ở Nam Xương”. Cái tên rất chân quê. Lại sinh ra ở một vùng quê tên Nam Xương gợi nên cái gì đó gian lao, vất vả nhọc nhằn. Nó khẳng định bản chất Vũ Nương là người chịu thương, chịu khó. Tiếp, Vũ Nương còn được đánh giá là “đã đẹp người lại đẹp nết”. Đối với người Việt quan niệm “cái nết đánh chết cái đẹp”, nết na thùy mị luôn được mọi người yêu quý và tin cậy. Vậy nên, một vài chi tiết nhỏ thôi nhưng lại có khả năng làm bật lên dáng vóc của một người con gái đáng được yêu quý, trân trọng.

Tuy nhiên, mở đầu cho trang đời Vũ Nương, dấu hiệu thân phận bạc bẽo đầu tiên của người con gái này đó là một cuộc hôn nhân không môn đăng hậu đối giữa thân phận “con kẻ khó” được Trương Sinh rước về bằng một trăm lạng vàng. Tuy rằng Vũ Nương về nhà chồng luôn giữ đạo “tam tòng tứ đức”, hết lòng hiếu thuận với mẹ chồng, lại đang mang thai, đáng lẽ ra phải được hạnh phúc viên mãn thì chiến tranh phi nghĩa buộc Trương Sinh phải đi lính, bi kịch làm người chinh phụ bắt đầu:

“Trời thăm thẳm xa vời khôn thấu

Nỗi nhớ chàng đau đáu nào xong”

(“Chinh phụ ngâm” – Đoàn Thị Điểm)

Chiến tranh không chỉ khiến người phụ nữ mất đi trụ cột mà còn khiến họ chịu cảnh đơn côi, bất an.

Ở nhà, Vũ Nương chăm sóc mẹ chồng bệnh tật như cha mẹ đẻ. Thậm chí khi mẹ chồng mất, nàng lo ma chay tế lễ đâu vào đấy khiến hàng xóm láng giềng không lời nào chê trách. Đứa bé trong bụng đến ngày trào đời, Vũ Nương đặt tên Đản. Vũ Nương thương yêu con hết mực, thậm chí vì muốn con không sống trong cảnh thiếu cha nên thường chỉ vào cái bóng trên tường và gọi “cha Đản”. Lời nói dối ấy ngược lại chứng tỏ tình yêu con chân thật.

Bi kịch lớn nhất cuộc đời Vũ Nương xảy đến khi Trương Sinh trở về. Chồng ra trận mạc nhiều năm nay bình an trở về, những tưởng gia đình đoàn tụ, sum vầy thì lời nói “cha Đản đến rồi” của con trẻ khiến Trương Sinh – người có sẵn tính đa nghi nảy sinh ngờ vực. Trương Sinh không nghe tời tường minh, giãi bày của Vũ Nương mà liên tục mắng nhiếc rồi đuổi nàng ra khỏi nhà. Với người phụ nữ phong kiến xưa, bị chồng nghi ngờ lòng trinh bạch và bị nhà chồng đuổi ra khỏi nhà bất kể vì nguyên nhân gì đều là xấu xa, đê hèn. Vũ Nương rơi vào bi kịch cùng đường. Nàng đến bên con sông lớn than rằng “kẻ bạc mệnh này duyên phận hẩm hiu…” rồi gieo mình xuống sông tự vẫn. Cái chết lúc này trở thành sự giải thoát sau cùng cho cuộc đời người phụ nữ. Xét thấy, Vũ Nương còn “mênh bạc” hơn Kiều vì Kiều còn trải qua mọi sóng gió và kiên cường tới cuối cùng. Chỉ có Vũ Nương bị dồn vào bước đường phải tự kết liễu sinh mệnh. Đau thương thay!

Nguyễn Dữ đã cứu vớt bi kịch cuộc đời Vũ Nương thông qua chi tiết hoang đường: Hồn Vũ Nương được Linh Phi và Phan Lang giúp đỡ giải trình oan ưc với Trương Sinh. Đàn giải oan Trương Sinh lập nên chỉ mong giúp hương hồn Vũ Nương được siêu thoát. Nhưng dù được giải oan thì người chết không thể sống lại. Vũ Nương biến mất trong làn khói tỏa đánh dấu chấm hết cho một cuộc đời chưa từng có ngày hạnh phúc trọn vẹn.

Tóm lại, Nguyễn Dữ với tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” đã rất thành công khi xây dựng vẻ đẹp, nhân cách và số phận hình tượng nhan vật Vũ Nương tiêu biểu cho người phụ nữ phong kiến thông qua cách xây dựng cốt truyện và ngôn từ giản dị, giàu màu sắc dân gian. Qua đó, Nguyễn Dữ tố cáo những kẻ trượng vu gia trưởng, cổ hủ và chế độ bào hộ cho những kẻ trượng phu đó.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×