Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Cho câu chủ đề sau: "Trong đoạn trích chị em Thúy Kiều của Truyện Kiều .......... Nguyễn Du cho ta thấy Thúy Kiều là người vừa có sắc vừa có tài". Hãy triển khai thành đoạn văn diễn dịch

2 trả lời
Hỏi chi tiết
1.357
1
0
Đỗ Chí Dũng
16/10/2020 11:47:35
+5đ tặng

Thơ xưa hay viết về những cô gáiđẹp nhưng cuộc đời của họ luôn long đong, vất vả hay nói cách khác nhân dan thường có câu”hồng nhan bạc phận”. Một trong số những người cô gái đó tiêu biểu là chị em Thúy Kiểu và Thúy Vân. Hai cô gái đó được tác giả Nguyễn DU vẻ nên rất thành công trong bài thơ “chị em Thúy Kiều”

Đó là vẻ đẹp nghiêng nước, ngiêng thành; vẻ đẹp đến nỗi thiên nhiên, sự vật xung quanh cũng phải ghen tị. Vẻ đẹp của hai cô gái này có một sụ trớ trêu thay là cả hay cô gái trong gia đình đó đều đẹp và họ là chị em ruột của nhau:

Đầu lòng hai ả tố nga
Thúy Kiều là chị em là Thúy Vân

Đó là vẻ đẹp được sánh với thiên nhiên của tạo hóa, của đất trời:”mai cốt cách…mười phân vẹn mười”. Giai nhân được ví như một cành mai mang vẻ đẹp sang trọng và tâm hồn trong trắng như tuyết.

Nghệ thuật mà tác giả đã sử dụng đó là Bút pháp ước lệ tượng trưng cùng phép ẩn dụ để nói hết vẻ đẹp của hai giai nhân tuyệt mỹ này; ước lệ với cảnh vật thiên nhiên có lẽ là một sự ước lệ tuyệt vời nhất; chúng ta thấy được cái nhìn tinh tế của tác giả để so sánh người với vẻ đẹp thiên nhiên.

Đầu tiên tác giả miêu tả vẻ đẹp của người em Thúy Vân:

“Vân xem trang trọng khác vời,..
…Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da.”

Vẻ đẹp đó trước hết xuất phát từ thần thái của cô gái này, một thần thái mang tầm như tiên nữ; một thần thái toát nên vẻ đẹp kiêu sa, sang trọng mà không ai sánh bằng
Tiếp đến tác giả chú tâm vào nhìn khuôn mặt, đó là khuôn mặt hoàn hảo là khuôn mặt như vầng trăng thuần khiết, là đôi chân mày sắc nét.

Cộng hưởng với một nụ cười dễ đi vào lòng người, cười như hoa đang nở; một nụ cười tươi tắn như lấy hết cả vẻ đẹp của các loài hoa; bên cạnh đó là một làn da trắng như tuyết; không có một khuyết điểm nào.

Chúng ta tưởng chừng như vẻ đẹp của Thúy Vân là nhất,không ai đọ nổi với vẻ đẹp mà hơn cả sắc thiên nhiên đến thế! NHưng không tác giả đã sử dụng nghệ thuật đòn bẩy để miêu tả người chị Thúy Kiều từ vẻ đẹp thần thấn của người em mình

Kiều càng sắc sảo mặn mà,…
..Hoa ghen đua thắm liễu hờn kém xanh

Câu tiếp theo tác giả đã đưa người đọc nhìn thấy một vẻ đẹp choáng ngợp hơn trước; khi vẻ đẹp của người em quá hoàn mĩ, quá tuyệt vời đến thế thì vẻ đpẹ của người chị được tô đậm chỉ qua câu thơ”KIều càng sắc sảo mặn mà”

Vẻ đẹp đến nỗi hoa phải ghen tị, liễu phải hờn mất đi vẻ đẹp màu xanh thương có của cành liễu. Không những hơn người em ở vẻ đẹp mà hơn cả tài trí thông minh, cầm cung thi họa. Tất cả đều giỏi.

Vẻ đẹp của hai chị em được tác giả ví mới nhìn cái nhìn đầu tiên thì nghiêng nước, ngoảnh lại nhìn lần hai thì đổ thành. Một vẻ đẹp có thể làm cho những đấng nghĩa sĩ phải mất đất nuwocs, mất luôn thành trì mình nắm giữ.

Nhưng không phải cứ có vẻ đẹp đó thì hai chị em Kiều dễ nhơ nhuốc, dễ lấy vẻ đpẹ của mình để theo một ai:

Êm đềm trướng rủ màn che,
Tường đông ong bướm đi về mặc ai.

Hai câu thơ trên cho thấy vẻ đẹp đó tuy đến hồi chín quả, đến lúc theo chống hay nói cách khác là đến lúc hợp thành lứa đôi nhưng không hai chị em vẫn thế, vẫn giữ cho mình một sự trong sáng nhất định

Đoạn trích chị em Thúy Kiều cho ta cảm nhận rõ một vẻ đẹp giai nhân chưa từng có và tất nhiên là sự cảm phục tài viết của đại thi hào nguyễn du

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Đỗ Chí Dũng
16/10/2020 11:48:15
+4đ tặng

Bàn về nội dung và nghệ thuật Truyện Kiều, Nguyễn Du thực sự là một nghệ sĩ lớn, một danh nhân văn hóa thế giới. Dưới ngòi bút tài hoa của mình. Nguyền Du đã xây dựng một hệ thống nhân vật dù là chính hay phụ đều mang dáng nết riêng độc đáo và rất mực chân thực về từng hạng người trong thời ông đang sống. Một trong những nguyên nhân thành công trong việc xây dựng hệ thống nhân vật trong Truyện Kiều có thể kể đến bút pháp miêu tả ngoại hình nhân vật để khắc họa tính cách, số phận từng nhân vật. Điều này thể hiện rõ ở đoạn trích Chị em Thúy Kiều trong Truyện Kiều của Nguyễn Du.

Mở đầu đoạn trích, Nguyễn Du giới thiệu chung về nhan sắc và phẩm cách của chị em Thúy Kiều:

Đầu lòng hai ả tố nga,

Thúy Kiều là chị, em là Thúy Vân

Mai cốt cách, tuyết tinh thần,

Mỗi người một vẻ, mười phân vẹn mười.

Bằng nghệ thuật ước lệ và hình thức tiêu đối của văn chương cổ. Hình ảnh chị em Thúy Kiều hiện ra với dáng thanh tú như mai, tâm hồn, phẩm hạnh trong như tuyết. vẻ đẹp mỗi người đều có nét riêng, và đều đạt đến mức độ hoàn mĩ “mỗi người một vẻ, mười phân vẹn mười”.

Trong vẻ đẹp của mỗi nhân vật, được Nguyễn Du miêu tả bằng vài nét chấm phá của thi pháp cổ điển. Mỗi nhân vật là một nét vẽ sinh động và tuyệt đẹp:

Với Thúy Vân:

Vân xem trang trọng khác vời

Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang

Hoa cười, ngọc thốt đoan trang,

Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da.


Xem thêm:  Cảm nhận khổ cuối bài thơ Về Tiểu Đội Xe Không Kính của Phạm Tiến Duật

Để tả Vân, ngòi bút của Nguyễn Du có chiều hướng cụ thể, từ khuôn mặt, nét mày, màu da, nước tóc đến nụ cười, tiếng nói và phong cách ứng xử. Nàng có gương mặt xinh đẹp, đầy đặn, sáng sủa như mặt trăng rằm, lông mày đẹp như mày con ngài (ở chi tiết này thực ra có nhiều ý kiến bình luận khác nhau. Có người lại cho rằng, nhà thơ dùng hình ảnh tượng trưng “nét ngài nở nang” không phải đế tả đôi lông mày của Thúy Vân như đôi râu uốn lượn của con ngài mà cốt để tả cái vóc dáng cân đối, đầy đặn, nở nang của nàng). Có như vậy mới tạo ra được bức chân dung tuyệt mĩ của nàng. Cái khuôn mặt phúc hậu, đẹp như trăng rằm tròn trĩnh, thắm tươi… cùng phải được ứng với cái vóc dáng nở nang cân đối ấy. vẻ đẹp của Thúy Vân còn được thể hiện qua hình ảnh miệng cười tươi như hoa, da trắng hơn cả tuyết.

Bằng cách sử dụng sáng tạo những biện pháp nghệ thuật có tính ước lệ, nhân hóa, những từ ngữ Hán học quen thuộc, tác giả khắc họa một Thúy Vân xinh đẹp, thùy mị, đoan trang, phúc hậu, khiêm nhường, một vẻ đẹp mà thiên nhiên sẵn sàng nhường nhịn “mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da” như dự báo trước cuộc đời rồi sẽ bình yên, hạnh phúc của nàng.

Nguyễn Du tả Thúy Vân trước, tả Thúv Kiều sau, đó là cách tạo ra điềm tựa của nghệ thuật “đòn bẩy” để làm nổi bật hơn tài sắc của Kiều – nhân vật trung tâm của tác phẩm.

Kiều càng sắc sảo mặn mà

So bề tài sắc lại là phần hơn.

Vẽ đẹp của Thúy Kiều hơn hẳn vẻ đẹp của Thúy Vân. Vân được tả với vẻ đẹp hoàn hảo. Kiều vượt lên trên cái hoàn hảo ấy đế trở thành cái đẹp tuyệt đích. Câu thơ so sánh nhưng chính là để khắng định cái tài sắc hơn hẳn Thúy Vân của Kiều. Trong cái đẹp “sắc sảo” của Kiều có cả cái “mặn mà” của tình người. Có như vậy, Kiều mới đạt đến cái tuyệt đích của tình người. Có như vậy, Kiều mới đạt đến cái tuyệt đích của sự hoàn hảo.

Chỉ có một cặp câu thơ, mà Nguyễn Du đã làm nổi bật ở Kiều có cả TÀI – SẮC – TÌNH thì thật là tuyệt vời trong nghệ thuật miêu tả. Đến đây, Nguyên Du không miêu tả sắc đẹp của Kiều một cách chung chung mà chú ý đến tả đôi mắt của nàng:

Làn thu thủy nét xuân sơn

Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh.

Đôi mắt đẹp trong của Thúy Kiều được miêu tả “làn nước mùa thu”. Làn nước mùa thu vừa trong sáng, vừa long lanh, vừa dợn sóng. Đôi mắt ấy vừa đẹp, vừa có cái tình, có sức cuốn hút mạnh mẽ. Đôi mắt ấy lại ẩn dưới nét lông mày thanh nhẹ tươi đẹp như nét núi mùa xuân, càng thêm kiều diễm, hài hòa. Nếu như vẻ đẹp của Thúy Vân trời xanh có thể nhường nhịn thì trước vẻ đẹp của Thúy Kiều, thiên nhiên, tạo hóa cũng trở nên đố kị, ghen ghét: “Hoa ghen”, “liễu hờn”. Với bút pháp nghệ thuật ước lệ, nhân hóa được tác giả sử dụng khéo léo, tạo cho người đọc có sự suy ngẫm về quan niệm triết lí của Nho gia: “tài mệnh tương đố”, “hồng nhan đa truân”. Một con người tài sắc như Kiều ắt hẵn khó bề yên ổn về sau.

Kiều không chỉ được nói đến ở sắc đẹp “nghiêng nước nghiêng thành” mà còn là một cô gái thông minh và rất mực tài hoa. Nàng có tài thơ, tài hoa, tài đàn. Nhưng có lẽ tài đàn là nổi bật hơn cả:

Thông minh vốn sẵn tính trời,

Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm.

Cung thương lầu bậc ngũ âm,

Nghề riêng ăn đứt Hồ cầm một trương.

Khúc nhà tay lựa nên chương,

Một thiên Bạc mệnh lại càng não nhân.

Sắc đẹp của Kiều cũng đủ làm cho hoa liễu hờn ghen, nước thành nghiêng đổ. Rồi cái tài hoa trí tuệ thiên bẩm “lầu bậc”, “đủ mùi”, cùng với tâm hồn đa sầu đa cảm như tự riêng có của nàng làm sao tránh khỏi sự hủy diệt của định mệnh nghiệt ngã, và chính tự tay nàng đã dạo nên khúc đầu “Bạc mệnh” đầy sầu ải, khổ đau. Cái SẮC – TÀI – TÌNH – MỆNH của Kiều được miêu tả trong đoạn thơ là dấu hiệu của tấn bi kịch về sau mà nàng phải gánh chịu trong quãng đời 15 năm lưu lạc, chìm nổi của mình.

Tấn bi kịch của đời nàng đáng như lời người trong truyện đã bình luận:

Anh hoa phát tiết ra ngoài;

Người thu bạc mệnh một đời tài hoa.

Cái sắc đẹp khoác màu tài hoa mới chính là cái đẹp của người thông minh, nhiều cảm xúc. Trời xanh đã phú cho nàng có cả cái tài lẫn sắc thì cùng đày đọa nàng nhiều nỗi truân chuyên theo cái triết lí định mệnh nghiệt ngã “chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau”. Và có lẽ, cái triết lí định mệnh nghiệt ngã đó là sản phẩm của chế độ phong kiến đã ràng buộc, vùi dập những người tài hoa mà không riêng gì Thúy Kiều. Chính vì vậy, khi viết Truyện Kiều, Nguyễn Du muốn làm nổi bật lên sự đối lập gay gắt giữa quyền sống của con người, nhất là người phụ nữ, với sự áp bức của chế độ phong kiến trong lúc suy tàn. Một trong những biếu hiện của cảm hứng nhân đạo ở Truyện Kiều là sự đề cao những giá trị con người. Đó có thể là nhân phẩm, tài năng, khát vọng, ý thức về thân phận cá nhân… Thúy Kiều tài sắc được Nguyễn Du miêu tả ở đoạn trích này là một trong những nét đặc trưng mà ông muốn làm nổi bật về “một con người lí tưởng” phù hợp với cảm hứng ngưỡng mộ, ngợi ca con người. Có lẽ không ai hơn Nguyễn Du, không phải chỉ biết quan tâm sâu sắc đến con người, mà còn thấy được cái chân giá trị của con người. Đó là những gì mà Nguyễn Du hướng tới trong tác phẩm vĩ đại này.

Đoạn thơ là sự thể hiện đặc sắc nghệ thuật miêu tả để khắc họa một cách sinh động về nhan sắc, tài năng, tính cách, số phận Thúy Vân và Thúy Kiều. Và đằng sau đó là nguồn cảm hứng nhân đạo của thiên tài văn học Nguyễn Du.

 

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo