là thanh niên việt nam trong thời đại hiện nay em pải làm gì để bảo vệ biển đảo của tổ quốc??
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Biển đảo là một vùng địa lý đem lại cho mỗi quốc gia rất nhiều nguồn lợi, đặc biệt vùng biển có nhiều khoáng sản lại càng giá trị hơn nữa. Không phải quốc gia nào cũng có biển, không phải biển của đất nước nào cũng có nguồn tài nguyên khổng lồ. Trong đó, Việt Nam là một quốc gia được thiên nhiên ưu đãi dành tặng cho một vùng biển khiến nhiều quốc gia phải ao ước.
Với bờ biển dài trên 3260 km trải dài từ Bắc xuống Nam (từ Quảng Ninh tới Kiên Giang), nước ta chiếm vị trí thứ 27 trong tổng số 157 quốc gia ven biển, các quốc đảo và vùng lãnh thổ trên thế giới. Vùng biển Việt Nam bao gồm cả vùng lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa với diện tích trên 1 triệu km², gấp 3 lần so với đất liền và chiếm gần 30% diện tích biển Đông. Với khoảng 3000 hòn đảo lớn, nhỏ và 2 quần đảo xa bờ là Hoàng Sa và Trường Sa, được phân bố khá đều theo chiều dài của bờ biển đất nước, biển đảo có vị trí đặc biệt quan trọng như một tuyến phòng thủ tiền tiêu để bảo vệ, kiểm soát và làm chủ sườn phía Đông của đất nước.
Không chỉ có ý nghĩa về các mặt như kinh tế, chính trị… biển đảo còn có ý nghĩa vô cùng to lớn trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc. Vào khoảng trước và sau công nguyên, với những thành tựu chinh phục mặt nước biển, những cư dân cuối cùng của quận Nhật Nam với sự bảo tồn được độc lập, tự do qua sự thành lập nước Lâm Ấp, đã có những mối giao lưu rộng rãi với Ấn Độ. Cư dân của Óc Eo đã có những mối liên hệ xa bằng đường biển đến tận vùng Địa Trung Hải. Trong tình trạng bị nô dịch bởi các thế lực phong kiến phương Bắc có ưu thế về sức mạnh biển, những cư dân ven biển ở phía Bắc cũng biến thành những người lao công tủi nhục, bị bóc lột nặng nề. Thời Ngô Quyền và sau này là Đinh Tiên Hoàng, 3 trong 7 quận của nước ta đã khôi phục được nền độc lập, tự chủ, mở đầu cho kỷ nguyên Đại Việt. Nhà Trần hùng mạnh, ba lần đánh tan quân Nguyên đã khởi dựng được sự nghiệp từ những người đánh cá ven biển Nam Định – Ninh Bình ngày nay. Nhà Mạc với sự phát huy cao độ yếu tố dân gian trong nền văn hóa dân tộc cũng bắt đầu sự nghiệp của mình từ những cư dân làm nghề đánh cá ven biển Hải Phòng hiện nay. Những vương triều phong kiến được xây dựng từ những cư dân và nghề đánh cá ở ven biển phải chăng là một hiện tượng độc đáo Việt Nam.
Hiện nay, tình hình Biển Đông có những diễn biến phức tạp, nhiệm vụ bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc đang đặt ra yêu cầu cấp thiết đối với cả hệ thống chính trị, các ngành, các lực lượng, trong đó có thanh niên. Vai trò của thanh niên trong xây dựng và bảo vệ tổ quốc là hết sức quan trọng. Chúng ta phải biết phát huy vai trò và sức mạnh của tầng lớp thanh niên, nhất là bảo vệ chủ quyền biển đảo hiện nay. Thanh niên có vai trò xung kích trong mọi nhiệm vụ của đất nước, thanh niên là một trong những lực lượng đông đảo, mạnh mẽ và thể hiện được sức mạnh của đất nước. Hơn lúc nào hết đây là lúc để lực lượng thanh niên phát huy tinh thần dân tộc vào công tác bảo vệ chủ quyền biển đảo nước nhà. Bên cạnh việc bảo vệ chủ quyền, thanh niên cần phải tiếp tục gìn giữ và phát triển những tiềm năng của biển đảo Việt Nam rồi đưa tiềm năng ấy vươn cao trên thị trường quốc tế, củng cố vị trí của Việt Nam giữa các quốc gia trên thế giới để giúp đất nước ngày càng đi lên trong giai đoạn công nghiệp hóa - hiện đại hóa.
Phó thủ tướng Vũ Đức Đam đã từng chia sẻ: “Mỗi công dân VN phải biết bảo vệ chủ quyền biển, đảo và lãnh thổ quốc gia trên cơ sở hiểu biết về luật pháp trong nước và quốc tế trên tinh thần hòa bình, không đe dọa vũ lực hay sử dụng vũ lực. Bảo vệ chủ quyền biển, đảo và lãnh thổ đất nước là trách nhiệm chung của công dân VN, trong đó có sinh viên. Dù còn ngồi ghế giảng đường, mỗi sinh viên nên có ý thức và trách nhiệm, trước hết là hiểu rõ và thông suốt chủ trương, quan điểm của Đảng giải quyết vấn đề về biển, đảo và am hiểu luật pháp quốc tế. Khi đã tường tận, mỗi bạn trẻ cần tuyên truyền đến những người xung quanh để có chung nhận thức. Mỗi công dân nếu hiểu biết và ứng xử cho đúng thì quyền lợi quốc gia sẽ được đảm bảo, bảo vệ”.
Để làm được điều này, chúng ta cần thường xuyên giáo dục nâng cao nhận thức cho thanh niên về vai trò, trách nhiệm đối với nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo bằng những hình thức khác nhau như tổ chức các cuộc hội thảo thanh niên, tham gia tình nguyện vào các chương trình tuyên truyền trong cộng đồng... Đây là công việc đầu tiên nhằm giúp thanh niên nâng cao nhận thức và xác định rõ vai trò, trách nhiệm của mình đối với nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đặc biệt là bảo vệ chủ quyền biển, đảo.
Thứ hai, cần củng cố niềm tin, thái độ, động cơ và ý chí bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc trong thanh niên, để từ đó họ biến ý chí thành hành động thiết thực. Đây cũng là một công việc quan trọng nó góp phần vào thực hiện thắng lợi vai trò của thanh niên với các nhiệm vụ được giao. Để củng cố niềm tin, thái độ, động cơ và ý chí cho thanh niên, phải tăng cường công tác tuyên truyền để thanh niên thấy rõ thực lực, sức mạnh bảo vệ Tổ quốc của ta; nắm vững tư tưởng, phương châm chỉ đạo giải quyết các vấn đề về biển đảo của Đảng. Qua đó, giúp cho thanh niên có được những nhận thức đúng, tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng trong giải quyết các vấn đề liên quan đến chủ quyền quốc gia, nhất là vấn đề biển, đảo. Ngoài ra, chính bản thân mỗi thanh niên phải tự ý thức được rằng mình phải làm gì và nên làm gì. Tích cực tham gia các hoạt động của thanh thiếu không e ngại rụt rè.
Thứ ba là xây dựng định hướng, hành động thiết thực trong thanh niên đối với nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc. Đây cũng là mục đích hướng tới của việc phát huy vai trò của thanh niên trong việc bảo vệ chủ quyền biển, đảo quê hương. Từ chỗ hiểu được vai trò và trách nhiệm của mình thanh niên sẽ biến nó thành quyết tâm và hành động mang ý nghĩa lớn lao đối với biển đảo Tổ quốc.
Thấm nhuần lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh khi Người về thăm Bộ đội Hải quân (năm 1961): “Ngày nay ta có ngày, có trời, có biển. Biển ta dài, tươi đẹp, ta phải biết giữ gìn lấy nó”, lực lượng thanh niên ngày nay hãy cùng chung tay phấn đấu, học tập, thực hiện tốt vai trò và trách nhiệm của mình để bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo Tổ quốc. Bởi “Đâu cần thanh niên có đâu khó có thanh niên” - lời dạy của bác mỗi thanh niên – thế hệ trẻ chúng ta hôm nay cần khắc ghi trong lòng.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |