nêu những cống hiến to lớn của nguyễn ái quốc trong quá trình hoạt động cứu nước từ1911 đến trước 1930?cống hiến nào là quan trọng nhất?
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Khi đã tìm thấy con đường cách mạng và nhận thức được chân lý của thời đại cách mạng nhờ giác ngộ chủ nghĩa Mác - Lênin, với sự thức tỉnh và cổ vũ của Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917, Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đã dồn tất cả nỗ lực và tinh lực của đời mình để thực hiện đến cùng lý tưởng và mục tiêu cách mạng: độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là tư tưởng chủ đạo, là sợi chỉ đỏ xuyên suốt quá trình hình thành, phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh. Trong quá trình đó, Người vừa học tập và nghiên cứu lý luận, vừa tham gia các phong trào đấu tranh chính trị của công nhân và lao động ở những nơi Người đi qua, đã trực tiếp lăn lộn và trải nghiệm suốt mấy thập kỷ trong cuộc hành trình tìm đường cứu nước, cứu dân. Bằng con đường lao động, vô sản hóa, Người làm đủ mọi nghề, đi qua nhiều miền đất khác nhau, tham gia các sinh hoạt của công nhân, thợ thuyền, ở ngay sào huyệt của chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa thực dân, Người có điều kiện quan sát trực tiếp tình cảnh sống của những người lao động dưới ách áp bức bóc lột tàn bạo của tư bản ở chính quốc đối với các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc.
Thực tiễn này đã giúp Người nhận rõ bản chất của chủ nghĩa tư bản và thực dân, cũng như hình thành ở Người tình hữu ái giai cấp đối với những người cùng khổ. Cũng chính thực tiễn này đã cung cấp cho Người những căn cứ để xác minh một sự thật mà Người đã từng hoài nghi về “Tự do - Bình đẳng - Bác ái” do giai cấp tư sản đưa ra. Người muốn hiểu rõ đằng sau những lời đẹp đẽ trong châm ngôn tư sản ấy, thực chất của nó là cái gì? Mười năm đầu trong cuộc đi tìm chân lý tại chính quê hương của chủ nghĩa tư bản đã đem lại cho Người những thu hoạch lớn, những kết luận chính trị quan trọng, tác động sâu sắc đến tư tưởng, quan điểm, đường lối của Người. Đó là, ở đâu đâu đế quốc tư bản thực dân cũng dã man, tàn bạo, cũng đầy rẫy những quan hệ phi nhân tính; ở đâu đâu những người lao động nghèo khổ, bần cùng cũng là bạn bè, anh em, đồng chí của nhau, họ phải được tập hợp lại, chủ động đấu tranh, “đem sức ta mà giải phóng cho ta”.
Trong quá trình tìm đường cứu nước cứu dân và định hình đường lối chính trị giải phóng, giành độc lập dân tộc, Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh không chỉ hoạt động ở châu Âu, ở các nước phương Tây tư bản chủ nghĩa, mà Người còn hoạt động ở phương Đông, châu Á, tìm hiểu thực tiễn các phong trào đấu tranh ở Trung Quốc và Thái Lan. Những cứ liệu từ thực tiễn đó giúp cho Người so sánh, phân tích, tìm ra những điểm tương đồng và khác biệt trong các kết cấu kinh tế - xã hội, các mâu thuẫn giai cấp và dân tộc ở những khu vực địa chính trị tiêu biểu, nơi diễn ra những phân hóa và mâu thuẫn giai cấp, dân tộc rất khác nhau giữa phương Tây và phương Đông, giữa các nước tư bản châu Âu với các nước châu Á đang còn tồn tại rất nhiều tàn tích phong kiến và đang là đối tượng khai thác, nô dịch của chủ nghĩa thực dân.
Mối quan tâm đặc biệt nổi bật của Người là tình hình Đông Dương, đặc biệt là Việt Nam khi đã mất độc lập chủ quyền và đang bị chủ nghĩa thực dân đè nén, thống trị. Do đó, đối với Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh, việc nghiên cứu, khảo sát thế giới, khu vực và quốc tế cũng chỉ nhằm hướng tới giải phóng và phát triển dân tộc mình, đặt cách mạng Việt Nam trong phong trào cách mạng thế giới, sao cho phù hợp với trào lưu, xu thế chung của lịch sử thế giới và thời đại.
Bước ngoặt lớn trong sự hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh là khi Người giác ngộ chủ nghĩa Mác - Lênin và lựa chọn con đường cách mạng vô sản. Chỉ có cuộc cách mạng này mới giải phóng được giai cấp vô sản, giải phóng các dân tộc bị áp bức khỏi ách thống trị của đế quốc, thực dân, mới thực hiện được độc lập tự do, hoà bình và hạnh phúc cho các dân tộc.
Sự kiện lịch sử đánh dấu bước ngoặt đó là vào năm 1920, tại Đại hội lần thứ XVIII Đảng Xã hội Pháp họp ở thành phố Tua, Người đã cùng với những đại biểu ưu tú của giai cấp công nhân Pháp tán thành Quốc tế III và tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp. Từ một người yêu nước tiến bộ, Người đến với chủ nghĩa Mác - Lênin, trở thành người chiến sĩ xã hội chủ nghĩa (Hồ Chí Minh: Toàn tập, t.10, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, tr.241).
Năm 1923, Nguyễn Ái Quốc đến nghiên cứu, khảo sát trực tiếp tại nước Nga Xôviết của Lênin, thấy rõ sự sinh thành chủ nghĩa xã hội, nhất là những cải cách kinh tế với chính sách kinh tế mới (NEP) do Lênin khởi xướng làm hồi sinh nước Nga. Người có điều kiện nghiên cứu sâu hơn chủ nghĩa Lênin cũng như ảnh hưởng rộng lớn của Cách mạng Tháng Mười, mở ra thời đại mới - quá độ tới chủ nghĩa xã hội, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa. Những tư tưởng đó đã được Người nghiền ngẫm sâu sắc, đã củng cố và khẳng định niềm tin của Người về cách mạng giải phóng dân tộc trong quỹ đạo của cách mạng vô sản, lực lượng lãnh đạo cuộc cách mạng đó chỉ có thể là giai cấp công nhân thông qua đội tiên phong của nó là Đảng Cộng sản. Như thế, từ 1911 đến 1920 là một thập kỷ Người tìm đường và đã thấy con đường sẽ đi. Từ 1920-1924 và sau đó từ 1925-1927 khi Người viết các tác phẩm lý luận, truyền bá chủ nghĩa Mác- Lênin vào Việt Nam, nhất là Đường Kách mệnh (1927), đó là một giai đoạn lịch sử đặc biệt, hình thành về cơ bản lý luận cách mạng giải phóng dân tộc của Người. Đó cũng là thời gian mà Người chuẩn bị về tư tưởng, chính trị và tổ chức cho sự ra đời chính dảng cách mạng kiểu mới ở Việt Nam . Tư tưởng và phương pháp cách mạng sáng tạo của Nguyễn Ái Quốc được thể hiện tập trung, cô đọng trong các văn kiện đầu tiên thành lập Đảng, do chính Người trực tiếp soạn thảo: Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Chương trình tóm tắt của Đảng, tháng 2-1930.
Các mốc thời gian và sự kiện sau đó phản ánh những hoạt động vô cùng phong phú, kiên định, tích cực sáng tạo, nhưng cũng đầy thử thách đối với Người. Chính thực tiễn lịch sử cách mạng đã là sự thẩm định khách quan, công tâm nhất đối với giá trị, sức sống, ý nghĩa tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Đây thực sự là điểm nổi bật về sức sáng tạo vượt trước của Hồ Chí Minh, về bản lĩnh Hồ Chí Minh. Cho đến khi Người về nước (1941) trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam thì tư tưởng, phương pháp cách mạng đầy sáng tạo của Người mới được khẳng định đầy đủ, nhanh chóng đi vào thực tiễn, đem lại lời giải đúng đắn nhất về lý luận để thúc đẩy cách mạng trong thực tiễn. Đó chính là chân giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
Những sáng tạo và cống hiến lịch sử của Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội thể hiện ở những điểm nổi bật sau đây:
Một là, nhận thức sáng tạo về chủ nghĩa Mác và chủ nghĩa Mác - Lênin. Nghiên cứu các tác phẩm kinh điển, Người nhận thấy một trong những ưu điểm đặc sắc nhất của lý luận Mác - Lênin là phép biện chứng. Đó là phép biện chứng của phát triển xã hội, là khoa học và cách mạng của sự phát triển, xóa bỏ trật tự xã hội cũ bất công, tàn bạo và hướng tới xây dựng trật tự xã hội mới, dân chủ, công bằng và nhân đạo, xứng đáng nhất với con người - đó là chủ nghĩa cộng sản. Người cũng đặc biệt đề cao học thuyết cách mạng của Lênin, cả trí tuệ khoa học, tính triệt để cách mạng lẫn đạo đức và nhân cách của người sáng lập ra học thuyết Đảng kiểu mới, lãnh đạo thành công cuộc cách mạng vĩ đại nhất trong lịch sử, biến chủ nghĩa xã hội từ một học thuyết lý luận thành hiện thực xã hội mới, một chế độ xã hội mới.
Người nhận rõ chủ nghĩa Mác - Lênin là biểu hiện và kết tinh tinh hoa trí tuệ và tư tưởng của thời đại, của văn hoá nhân loại. Song, Người cũng đặt ra một vấn đề hết sức nghiêm túc về nhận thức khoa học: “Mác đã xây dựng học thuyết của mình trên một triết lý nhất định của lịch sử, nhưng lịch sử nào? Lịch sử châu Âu. Mà châu Âu là gì? Đó chưa phải là toàn thể nhân loại” (Sđd, t.1, tr.465). Người đặt vấn đề về sự cần thiết phải vận dụng quan điểm và phương pháp duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác để xem xét sự khác nhau cơ bản giữa kết cấu kinh tế và kết cấu giai cấp - xã hội giữa phương Tây với phương Đông. Người cũng nêu rõ, mai đây, khi chủ nghĩa tư bản phương Tây làm thay đổi phương Đông thì đấu tranh giai cấp có trở nên quyết liệt không? và Người khẳng định, đại thể là có, nếu xét gương của Nhật Bản. Người còn giải thích rằng, thật ra là có, vì sự Tây phương hóa ngày càng tăng và tất yếu của phương Đông - nói cách khác, chủ nghĩa Mác sẽ còn đúng cả ở đó (Sđd, t.1, tr.465). Nếu phân hoá giai cấp đã trở nên rõ rệt và đối kháng giai cấp từ sự phân hóa ấy là sâu sắc và gay gắt ở phương Tây trong nền sản xuất tư bản chủ nghĩa, thì ở phương Đông và Việt Nam lại không hẳn là như vậy. ở đây, nổi bật lên mâu thuẫn dân tộc và xã hội với chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa thực dân từ bên ngoài xâm lược vào chứ không phải là mâu thuẫn giai cấp. Do đó, nếu giải phóng giai cấp và đấu tranh giai cấp như một đặc trưng nổi bật và là một đòi hỏi bức xúc ở phương Tây tư bản chủ nghĩa, thì ở phương Đông, trong đó có Việt Nam lại nổi lên đặc trưng khác, đó là giải phóng dân tộc, là giải quyết mâu thuẫn dân tộc với chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa thực dân xâm lược để giành độc lập, xóa bỏ tình trạng thuộc địa và phụ thuộc dưới ách đô hộ, thống trị của thực dân.
Đó là lý do giải thích vì sao Người chủ trương đoàn kết tất cả các giai cấp trong dân tộc để tạo ra sức mạnh giải phóng. Trong khi tin tưởng chắc chắn rằng, lý luận của chủ nghĩa Mác là đúng đắn không chỉ ở phương Tây mà còn ở phương Đông, Người còn có dự báo đầy mẫn cảm rằng, chủ nghĩa cộng sản dễ áp dụng và cách mạng cộng sản chủ nghĩa dễ thành công hơn chính trong thực tiễn phương Đông, châu á và Việt Nam. Một trong những cơ sở luận chứng cho giả thuyết đó là sức đoàn kết dân tộc, truyền thống cộng đồng đã tỏ ra rất gần gũi với bản chất của chủ nghĩa cộng sản.
Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh còn nêu ra một luận điểm rất khoa học và sáng tạo, tỏ rõ chính kiến độc lập đầy bản lĩnh của Người. Đó là, muốn áp dụng chủ nghĩa Mác, áp dụng lý thuyết cộng sản của Mác vào phương Đông và Việt Nam thì phải cố gắng giữ nươc
Tham gia Cộng đồng Lazi trên các mạng xã hội | |
Fanpage: | https://www.fb.com/lazi.vn |
Group: | https://www.fb.com/groups/lazi.vn |
Kênh FB: | https://m.me/j/AbY8WMG2VhCvgIcB |
LaziGo: | https://go.lazi.vn/join/lazigo |
Discord: | https://discord.gg/4vkBe6wJuU |
Youtube: | https://www.youtube.com/@lazi-vn |
Tiktok: | https://www.tiktok.com/@lazi.vn |
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |