LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Nêu cách đánh bóng chuyền

Bạn nào hướng dẫn mk cách đánh bóng chuyền với
4 trả lời
Hỏi chi tiết
2.804
5
1
Deano
28/11/2017 20:54:29
1.Tập theo băng
Điều quan trọng khi chơi bóng chuyền là bạn phải làm chủ được các động tác của bạn. Nhờ một người bạn hoặc người thân trong gia đình ghi lại video lúc bạn tập. Hãy chắc chắn rằng bạn đỡ bóng ở mọi góc độ khác nhau – từ phía trước, phía sau và hai bên. Cho video chạy chậm để xem kỹ hơn. Cách bạn tập như thế nào? Thời gian bao lâu? Bạn có biết cầm bóng ở vị trí nào là tốt không? Bạn đang ở tư thế đánh bóng hay là đỡ bóng? Bạn đang nhảy lên hay lùi lại? Bạn đang đánh bóng quá tầm với của bạn?
Chú ý đến các hướng bóng. Bạn chơi tốt hơn khi đánh chéo hay đánh thẳng ? Điểm yếu của bạn khi chơi bóng chuyền là gì? Hãy theo dõi video của các huấn luyện viên am hiểu về thể thao và hỏi họ nơi mà bạn có thể tập luyện.
2.Nâng cao tầm nhìn
Một cầu thủ bóng chuyền giỏi là phải có tầm nhìn. Có nghĩa là anh ta có thể nhìn thấy đường đi của bóng để di chuyển cho tốt. Điều này có nghĩa là mắt của bạn không được rời bóng và phải nhanh chóng đỡ lấy bóng khi nó tới. Điều cần thiết là bạn không được để bóng rời khỏi tầm nhìn của bạn.
Tiếp tục di chuyển để đánh bóng, chú ý khi bạn nhìn thấy bóng đến và đừng chần chừ . Có một vị trí thoáng ở trên sân? Đây có phải là vị trí tốt nhất để ghi điểm không? Bạn có thể dùng tay để chặn bóng lại không? Bạn có thể đỡ bóng khi bóng ra khỏi ngoài sân không? Có nhiều cách để giúp bạn tập luyện, bạn có thể tập luyện bằng các trò chơi trên máy tính. Phóng to màn hình để chơi và cố gắng đạt mục tiêu khi bạn là người điều khiển.
3.Làm chủ cuộc chơi
Để trở thành người chơi bóng chuyển giỏi là phải biết đập bóng. Điều đó thể hiện sự thông minh. Một tay đập tốt là phải biết đánh như thế nào để ghi điểm. Cử động tay khi bóng đến và đánh cao lên để bóng ra khỏi bàn tay. Bạn chỉ cần phối hợp chặt chẽ, đảm bảo rằng cuối cùng bạn sẽ đập bóng và sẽ giành chiến thắng.
4.Rèn luyện sức khỏe
Nếu bạn muốn đánh bóng chuyền giỏi hơn hãy tập tạ . Chơi bóng chuyền không chỉ giúp bạn tăng khả năng bật nhảy, luyện cơ bụng, lưng và cơ vai mà nó còn giúp bạn dẻo dai hơn, tránh bị chấn thương. Môn bóng chuyền sử dụng hầu hết tất cả các cơ bắp trong cơ thể của bạn, nếu chơi bóng chuyền nhiều thì vai là bộ phận dễ bị tổn thương nhất. Bạn nên sắm các máy tập giúp cơ vai ổn định. Tăng cường sức khỏe với một số máy tập toàn thân. Tất các các chi cũng tham gia vào quá trình vận động vì thế bạn có thể xoa bóp, bấm huyệt cho tay chân.
5.Phối hợp cùng đồng đội
Đoàn kết là chìa khóa của thành công . Một khi bạn đã kiểm soát được bóng và bắt đầu chuyền nó thì hãy ra hiệu cho đồng đội của bạn để họ biết ý của bạn và đỡ bóng chính xác hơn.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
5
0
Nguyễn Nhật Thúy ...
28/11/2017 20:54:58
- Giao (phát) bóng
- Nhận bóng
- Tấn công/ đập bóng
- Chắn bóng
- Cứu bóng
2
0
Trịnh Quang Đức
28/11/2017 20:57:09
Đập bóng là một phương thức tấn công chủ yếu khi thi đấu bóng chuyền. Muốn làm cho chiến thuật biến hoá muôn hình muôn vẻ, một yêu cầu rất lớn đối với mỗi đấu thủ là phải có trình độ kỹ thuật điêu luyện, biết nhiều kiểu đập và đập nhiều hướng khác nhau, trong những tình huống khác nhau. Nhưng muốn đập được nhiều kiểu, nhiều cách, đấu thủ phải có trình độ cơ bản vững vàng với phương pháp đập chủ yếu:

Kỹ thuật đập bóng - Tư thế chuẩn bị: 
Đứng cách lưới khoảng 2 - 3m (nếu đứng sát lưới thì không có chỗ lấy đà và nhảy lên sẽ bị chạm lưới). Không nên đứng nguyên một chỗ mà nên xê dịch nhẹ để có thể sẵn sàng điều chỉnh bước nhảy và gốc độ chạy lấy đà. Đầu gối hơi chùng, thân người hơi ngã về phía trước trong sân, mắt theo dõi người chuyền bóng.

- Yếu lĩnh cơ bản: Đập bóng có thể chia làm 4 giai đoạn:

Kỹ thuật đập bóng - Lấy đà:
Để có sức bật cao hơn và điều chỉnh khoảng cách, vị trí đập bóng cho thích hợp.

Thời gian lấy đà: Khi đã xác định được đường bóng và hướng bóng nâng tới. Thông thường là khi bóng vừa rời tay người nâng. Nếu đập bóng càng thấp càng phải lấy đà sớm hơn, đập bóng cao lấy đà chậm hơn.
Góc độ của đường lấy đà (so với lưới) phụ thuộc vào khả năng người đập, người đập giỏi có thể lấy đà với góc độ lớn hơn, có khi thẳng góc với lưới (900). Nếu đập kém hoặc mới tập mà chạy góc độ lớn thì người sẽ chạm vào lưới, và đường bóng đập dễ bị chắn cho nên góc độ lấy đà (so với lưới) thông thường từ 35 – 500; với người mới tập thì trung bình 450.
Số bước lấy đà: có thể 1 - 4 bước nhưng thông thường là 3 bước.

Kỹ thuật đập bóng - Giậm nhảy
Việc chuyển từ bước lấy đà cuối cùng sang giậm nhảy phải thật liên tục cũng có người giậm nhảy một chân. Nhưng thường giậm nhảy bằng hai chân. Bước cuối cùng là bước ở vị trí giậm nhảy, bước này rất quan trọng, vì phải làm thế nào để khi nhảy lên có thể đập bóng ở tầm trước mặt. Gót chân ở bước cuối cùng vừa đặt xuống đất và hai chân ngang nhau, thân người vẫn ngả về phía trước, thì khuỵu đầu gối thấp xuống và chuyển sức gót chân lên mũi chân để bật lên. Muốn bật được cao phải dùng sức bật của đầu gối, tới khớp xương hông (vươn bụng) và cuối cùng là sức cổ chân. Đồng thời phải phối hợp đánh tay, tức là trước khi giậm nhảy, đánh mạnh hai tay ra phía sau, khi chân đã khuỵu hết mức thì hai tay đánh xuống thẳng góc với mặt sân.

Kỹ thuật đập bóng - Nhảy và đập
Chuẩn bị đập bóng được bắt đầu khi thân người bật lên tới tầm cao nhất, người ngửa ra phía sau và hơi nghiêng về phía tay đập bóng, hai chân hơi gập tự nhiên, không khép sát quá cũng không dang rộng quá.

Tay đập bóng từ trên cao đưa sát mang tai ra phía sau, cánh tay duỗi thẳng và cổ tay đập gập vào bóng, cổ tay còn có tác dụng điều khiển bóng. Tay kia cũng từ phía trên hạ xuống phối hợp.

Khi đập vào bóng, thân người vươn thẳng, hai chân cũng duỗi ra phía trước (đầu gối thẳng) tạo thành sức mạnh đập trúng vào bóng. Đập bóng thông thường ở tầm cao hơn đầu và chếch về phía trước mặt chừng 10 - 15cm.

Bóng nâng cao hay thấp tuỳ theo quả đập cao, trung bình hay thấp. Những điểm chạm bóng vẫn phải ở tầm cao nhất cho nên bất cứ đập kiểu nào cũng phải nhảy thật cao.

Kỹ thuật đập bóng - Rơi xuống:
Sau khi đập xong, muốn cho người rơi xuống không bị mất thăng bằng, chạm lưới hay vượt qua vạch giữa thì phải thả lỏng các bắp thịt, rơi xuống bằng mũi bàn chân, hai bàn chân xoay theo chiều lưới, đầu gối hơi khuỵu.

 * Những điều cần chú ý khi đập bóng nâng xa hay gần lưới:

- Khi bóng nâng xa lưới: 
Điểm giậm nhảy phải ở sâu trong tầm bóng, để người gần bóng hơn, thân người ngả ra sau nhiều hơn bật mạnh về phía trước để tăng thêm sức mạnh đập bóng. Phải gập bụng trước gập tay. Khi gập bụng không được cúi xuống, mà chỉ co mạnh các bắp thịt bụng, cánh tay khi hạ xuống theo đà bóng phải ngừng lại một chút, như vậy bóng ít va vào lưới.

- Khi bóng nâng gần lưới:

Góc độ đường lấy đà phải thu hẹp lại. Khi đập bóng chủ yếu phải dùng sức cánh tay trước và cổ tay, gập bụng rất ít. Như vậy mới tránh được lỗi chạm lưới.
1
0
NT Dũng
30/11/2017 19:49:45
danh bong do bong

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Giáo dục thể chất Lớp 7 mới nhất
Trắc nghiệm Giáo dục thể chất Lớp 7 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư