Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Những nét chung về xã hội phong kiến? Tóm tắt tiểu sử và công lao của Đinh Bộ Lĩnh

những nét chung về xã hội phong kiến
tóm tắt tiểu sử và công lao của đinh bộ lĩnh
tổ chức chính quyền và quân đội thời tiền lê
tóm tắt cuộc kháng chiến chống quân tống do lê hoàn lãnh đạo
Giúp với ạ!!!!!!!
 

6 trả lời
Hỏi chi tiết
530
1
0
Đỗ Dũng
25/10/2020 21:05:40
+5đ tặng
Đinh Tiên Hoàng (Đinh Bộ Lĩnh 968-979) Đinh Bộ Lĩnh người động Hoa Lư, châu Đại Hoàng (Hoa Lư, Ninh Bình), con trai ông Đinh Công Trứ, một nha tướng của Dương Đình Nghệ, giữ chức thứ sử Châu Hoan. Cha mất sớm, Đinh Bộ Lĩnh theo mẹ về quê ở, thường đi chăn trâu, bắt lũ trẻ khoanh tay làm kiệu để ngồi cho chúng rước và lấy bông lau làm cờ bày trận giả đánh nhau. Lớn lên rất thông minh, có khí phách và có tài thao lược. Thấy nhân dân khổ sở vì loạn 12 sứ quân, Ông dựng cờ nghĩa, mong lập nghiệp lớn. Đinh Bộ Lĩnh theo về dưới cờ của Trần Minh Công (Trần Lãm) ở Bố Hải Khẩu, được Trần Lãm nhận làm con nuôi. Khi Trần Lãm mất, Đinh Bộ Lĩnh thay quyền đem quân về giữ Hoa Lư, chiêu mộ hào kiệt để dẹp loạn 12 sứ quân. Năm Mậu Thìn (968) sau khi dẹp xong loạn 12 sứ quân, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế lấy niên hiệu là Tiên Hoàng đế, đặt quốc hiệu là Đại Cồ Việt, đóng đô ở Hoa Lư.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Đỗ Dũng
25/10/2020 21:05:54
+4đ tặng
- Tiểu sử và công lao
Đinh Tiên Hoàng đế sinh ngày 15 tháng 2 năm Giáp Thân (927 ) tại làng Đại Hữu nay là gò Bồ Đề , xã Gia Phương , huyện Gia Viễn . Cha là Đinh Công Trứ , mẹ là Đàm Thị.
Khi còn nhỏ Đinh Bộ Lĩnh chăn trâu cho chú là Đinh Thúc Dự được bọn trẻ chăn trâu cùng lứa tôn là đầu mục . Ông thường bày trò đánh trận giả hay cờ lau tập trận ,. Sau mỗi lần như thế bọn trẻ khoanh tay làm kiệu rước Đinh Bộ Lĩnh như một nghi lễ dành cho Thiên Tử
Trong số lũ trẻ đó có Đinh Điền , Nguyễn Bặc , Lưu Cơ , Trịnh Tú sau này …
Tiếp đó , sau khi Ngô Quyền mất , triều Ngô lục đục , một số quan cát cứ tướng nổi dạy , đất nước loạn lạc , Sử cũ gọi là : “ loạn 12 sứ quân “ .
Đinh Bộ Lĩnh nuôi chí lớn dẹp loạn , với tài thao lược , ông cùng liên kết với Trần Minh Công ( Trần Lãm chán giữ Bố Hải Khẩu- Thái Bình sau này ) , được Trần Minh Công gả con gái cho , sứ quân Trần – Đinh ngày càng hùng mạnh .
Khi tuổi cao sức yếu , Trần Lãm giao lại quyền binh cho Đinh Bộ Lĩnh . Thấy Bố Hải Khẩu không thuận lợi Đinh Bộ Lĩnh đưa tướng lĩnh về xây dựng căn cứ ở Hoa Lư , tại đây ông cho xây thành đắp lũy , chiêu mộ hào kiệt , nổi danh muôn nơi …
Thấy lực lượng Đinh Bộ Lĩnh ngày càng mạnh , hai con trai của Ngô Quyền là Ngô Xương Ngập và Ngô Xương Văn đem quân sang nhưng đại bại phải rút quân về .
Chỉ trong một năm , Đinh Bộ Lĩnh dẹp yên 12 sứ quân , tự xưng Vạn Thắng Vương .
Năm Mậu Thìn ( 968 ) ,Vạn Thắng Vương lên ngôi , lấy hiệu là Vạn Thắng Minh Hoàng Đế , đặt tên nước là Đại Cồ Việt , đóng đô ở Trường Yên , Hoa Lư .
Năm 970 , ông đặt niên hiệu là Thái Bình , đúc tiền đồng Thái Bình , lập 5 Hoàng Hậu , năm 971 ông đinh thứ bậc cho quan văn võ và tăng đạo
Năm 972 , ông sai Nam Việt Vương Đinh Liễn sang cống nhà Tống , vua Đinh được phong là Giao Chỉ quận vương , Đinh Liễn là Tĩnh hải quân Tiết độ sứ An Nam đô hộ
Năm 977, vua lập Đinh Hạng Lang làm thái tử ( giờ mình thấy thờ bên cạnh bàn thờ vua Đinh cùng Vệ Vương Đinh Toàn )
Đêm Trung Thu năm Kỷ Mão ( 9/9/979 ) , vua Đinh và Nam Việt Vương Đinh Liễn bị Đỗ Thích sát hại
Vua Đinh được mai táng ở Sơn Lăng , núi Mã Yên , Trường Yên , Hoa Lư
Vua Đinh Tiên Hoàng ở ngôi 12 năm ( 968 – 979 ) thọ 56 tuổi

- Nét chung
1.1. Sự hình thành và phát triển xã hội phong kiến
Xã hội phong kiến phương Đông hình thành sớm, nhưng lại phát triển chậm chạp, quá trình khủng hỏang suy vong kéo dài.
Xã hội phong kiến Châu Âu được hình thành muộn hơn, kết thúc sớm hơn nhường chỗ cho chủ nghĩa tư bản.
1.2. Cơ sở kinh tế xã hội của xã hội phong kiến
-Cơ sở kinh tế chủ yếu là kinh tế nông nghiệp
-Ở phương Đông sản xuất nông nghiệp đóng kín trong các công xã nông thôn.
- Châu Âu đóng kín trong các lãnh địa phong kiến
- Xã hội phong kiến có 2 giai cấp cơ bản Phương Đông địa chủ và nông dân lĩnh canh.
- Châu Âu là lãnh chúa và nông nô.
-Bóc lột bằng tô thuế.Tuy nhiên ở Châu Âu sau khi thành thị trung đại, xuất hiện kinh tế công thương nghiệp phát triển và thị dân ra đời.
1.3. Nhà nước phong kiến
-Chế độ quân chủ nhưng khác nhau về mức độ và thời gian
- Thể chế nhà nước do vua đứng đầu.
- Ở phương Đông vua chuyên chế tăng thêm quyền lực tập quyền ngay từ đầu.
- Phương Tây từ phân quyền đến tập quyền.
Xem thêm (+)
1
0
Đỗ Dũng
25/10/2020 21:06:39
+3đ tặng

Tổ chức chính quyền thời Tiền Lê

* Sự thành lập nhà Lê:

- Hoàn cảnh:

+ Cuối năm 979, Đinh Bộ Lĩnh bị ám hại, nội bộ triều đình rối loạn. Lê Hoàn được cử làm phụ chính.

+ Nhà Tống âm mưu xâm lược.

- Trước nguy cơ xâm lược Lê hoàn được suy tôn lên làm vua để chỉ huy cuộc kháng chiến, lập nên nhà Lê sử cũ gọi là Tiền Lê.

 

 

Tổ chức bộ máy nhà nước thời Tiền Lê

* Quân đội:

- Nhà Lê chú ý xây dựng một đội quân mạnh để bảo vệ chính quyền trung ương.

- Quân đội gồm 10 đạo và hai bộ phận: cấm quân (quân của triều đình) bảo vệ vua và kinh thành; quân địa phương đóng tại các lộ, luân phiên nhau vừa luyện tập vừa làm ruộng.



 
1
0
1
0
Đỗ Dũng
25/10/2020 21:07:38
+1đ tặng

a) Hoàn cảnh lịch sử

- Cuối năm 979 nhà Đinh rối loạn.

- Nhà Tống suy yếu

=> Nhà Tống quyết định đem quân xâm lược nước ta để củng cố đất nước.

b) Diễn biến

- Đầu năm 981, Quân Tống tiến đánh nước ta theo hai đường:

+ Quân bộ theo đường Lạng Sơn.

+ Quân thủy: theo đường sông Bạch Đằng.

- Lê Hoàn cho quân đóng cọc để ngăn chặn thuyền địch.

- Trên sông Bạch Đằng diễn ra nhiều trận chiến giữa ta và quân Tống cuối cùng thủy quân của địch bị đánh lui.

- Trên bộ, quân ta chặn đánh quyết liệt buộc quân Tống phải rút lui về nước.

=> Quân ta truy kích tiêu diệt nhiều sinh lực địch.

 

Mục c, d

c) Kết quả:

- Cuộc kháng chiến chống Tống kết thúc thắng lợi.

- Chiến tranh chấm dứt, Lê Hoàn vẫn sai sứ sang Trung Quốc trao trả một số tù binh và đặt lại quan hệ bình thường.

d) Nguyên nhân thắng lợi:

- Tinh thần đoàn kết, anh dũng chiến đấu của nhân dân ta.

- Tài chỉ huy, thao lược của Lê Hoàn.

* Ý nghĩa:

- Biểu thị ý chí quyết tâm chống giặc ngoại xâm của dân ta.

- Chứng tỏ một bước phát triển của đất nước và khả năng bảo vệ độc lập dân tộc.



 
0
1
Đỗ Dũng
25/10/2020 21:09:38
 NHỮNG NÉT CHUNG VỀ XÃ HỘI PHONG KIẾN.

A. Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức: Qua bài 7 học sinh năm được:

  • Thời gian hình thành và tồn tại của xã hội PK.
  • Nền tảng kinh tế và hai giai cấp chính trong xã hội.
  • Thể chế chính trị của nhà nước PK.

2. Kĩ năng:

  • Bước đầu làm quen với phương pháp tổng hợp, khái quát hóa các sự kiện, biến cố lịch sử để rút ra nhân xét, kết luận.

3. Thái độ:

  • Giáo dục niềm tin, lòng tự hào về truyền thống lịch sử, những thành tựu về kinh tế, văn hóa, khoa học kĩ thuật mà các dân tộc đã đạt được.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Lịch sử Lớp 7 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư