1. Sự hình thành giai cấp công nhân Việt Nam:
Năm 1858, thực dân Pháp nổ súng xâm lược, biến nước ta thành thuộc địa nửa phong kiến, nơi tiêu thụ hàng hóa, khai thác tài nguyên và bóc lột nhân công rẻ mạc của chúng.
Sau khi đặt ách thống trị lên toàn bộ nước ta, vào đầu thế kỉ XX, thực dân Pháp cấu kết với bọn phong kiến tay sai tiến hành khai thác các hầm mỏ, xây dựng các nhà máy, xí nghiệp, mở các tuyến đường, mở các đồn điền trồng cây công nghiệp,… Từ đó, nước ta có một lớp người lao động mới ra đời – đó là những công nhân làm thuê, phần lớn tập trung ở các thành phố, các khu công nghiệp. Năm 1906 nước ta có khoảng 5 vạn công nhân. Đến năm 1924, công nhân đã có 22 vạn người.
Ở nước ta, với hoàn cảnh một nước thuộc địa nửa phong kiến thì sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân VN trước hết là phải lãnh đạo cuộc CM dân tộc dân chủ nhân dân để giành độc lập dân tộc. Tiếp đến, trong giai đoạn CM XHCN, lãnh đạo ND xây dựng thành công CNXH vì mục tiêu của CM VN là độc lập dân tộc và CNXH.
2. Những đặc điểm, điều kiện để giai cấp công nhân VN lãnh đạo CM VN:
Giai cấp công nhân VN là một bộ phận của giai cấp công nhân quốc tế nên có những đặc điểm chung của giai cấp công nhân quốc tế; ngoài ra, giai cấp công nhân VN ra đời và phát triển trong điều kiện cụ thể của dân tộc VN nên còn có những đặc điểm riêng, ảnh hưởng đến việc thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân VN:
- Giai cấp công nhân VN ra đời trước cả giai cấp tư sản VN, là giai cấp đối kháng trực tiếp với tư bản thực dân Pháp. Sinh ra và lớn lên ở một nước thuộc địa nửa phong kiến, dưới sự thống trị của thực dân Pháp, một thứ CNTB thực lợi không quan tâm mấy đến phát triển công nghiệp, nên giai cấp công nhân VN phát triển chậm.
Mặc dù ra đợi mộn, số lượng ít, trình độ nghề nghiệp thấp chưa bằng giai cấp công nhân thế giới, còn mang nhiều tàn dư của tâm lý và tập quán nông dân, song giai cấp công nhân VN đã nhanh chóng vươn lên đảm đương vai trò lãnh đạo của CM VN, thực hiện sứ mệnh lịch sử của mình là giải phóng dân tộc để giành độc lập dân tộc và xây dựng CNXH.
- Giai cấp công nhân VN tiếp thu và kế thừa truyền thống yêu nước, đấu tranh bất khuất chống ngoại xâm của dân tộc. Giai cấp công nhân khi ra đời vừa chị nỗi nhục mất nước, vừa bị áp bức bóc lột của giai cấp TS đế quốc nên họ có tinh thần CM kiên cường, triệt để, sớm nhận thức được mối quan hệ giữa sự nghiệp giải phóng dân tộc và sự nghiệp giải phóng giai cấp, giữa chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa quốc tế.
- Giai cấp công nhân VN ra đời trong điều kiện các giai cấp khác đã bế tắc về con đường cứu nước thì chỉ có giai cấp công nhân mới có khả năng tìm thấy lối thoát cho CM.
- Giai cấp công nhân VN ra đời khi CM XHCN tháng Mười Nga thành công, mở ra một chế độ XH mới trong lịch sử nhân loại, đó là chế độ XHCN và cùng lúc đó Nguyễn Ái Quốc đã tìm ra con đường cứu nước giải phóng dân tộc là con đường CM VS dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân. Đó là yêu tố hết sức quan trọng khích lệ, thúc đẩy giai cấp công nhân VN đứng lên làm CM để giải phóng dân tộc.
- Phần lớn những người công nhân nước ta vốn xuất thân từ nông dân và các tầng lớp nhân dân lao động khác, nên có quan hệ mật thiết, tự nhiên với nông dân và đông đảo nhân dân lao động. Chính vì vậy, giai cấp công nhân VN sớm liên minh với nông dân, tạo thành khối liên minh công – nông và khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đảm bảo cho sự lãnh đạo của giai cấp công nhân trong suốt quá trình CM. Đây cũng là điều kiện cần thiết đảm bảo cho CM VN giành thắng lợi.
- Giai cấp công nhân VN ra đời sau một thời gian ngắn thì ĐCS VN ra đời. ĐCS đã đem yếu tố tự giác vào phong trào công nhân, làm cho phong trào công nhân có một bước phát triển nhảy vọt về chất. Giai cấp công nhân, dưới sự lãnh đạo của Đảng, trở thành lực lượng chính trị độc lập, giành được quyền lãnh đạo cuộc đấu tranh CM của nhân dân VN.
- Giai cấp công nhân VN ra đời trước giai cấp tư sản dân tộc và sớm có Đảng lãnh đạo nên không bị tác động bởi các khuynh hướng cơ hội chủ nghĩa, cải lương, xét lại, không bị giai cấp tư sản đầu độc vè tư tưởng nên luôn luôn đoàn kết, thống nhất trong cuộc đấu tranh chống thực dân pháp và bọn địa chủ phong kiến tay sai.
Ngoài những đặc điểm nói trên, thể hiện những ưu điểm của giai cascp công nhân VN, cho đến nay giai cấp công nhân VN còn có những hạn chế cần phải khắc phục: số lượng còn ít, trình độ văn hóa, chuyên môn và nghiệp vụ cũng như khoa học kĩ thuật còn thấp; tư tưởng bảo thủ, chủ quan, cách làm ăn tùy tiện, manh mún của người sản xuất nhỏ còn ảnh hưởng nặng nề.
Nguyên nhân là do nền công nghiệp nước ta chưa phát triển và thành phần đa số xuất thân nông dân. Tuy vậy, những hạn chế trên không thuộc về bản chất nên giai cấp công nhân VN vẫn có đủ khả năng và điều kiện để đảm đương sứ mệnh lịch sử của mình đối với dân tộc.