Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Lịch sử - Lớp 9
02/11/2020 20:13:54

Em hãy trình vày tình hình của Đông Nam Á sau chiến tranh thứ 2

Em hãy trình vày tình hình của Đông Nam Á sau chiến tranh thứ 2 ? Em hãy đánh giá nét nổi bật nhất của tình hình đó ? 

4 trả lời
Hỏi chi tiết
149
0
2
DrearyTeam
02/11/2020 20:15:05
+5đ tặng
Đông Nam Á là khu vực rộng gần 4,5 triệu km2, gồm 11 nước với số dân 536 triệu người (ước tính năm 2002).
Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, hầu hết các nước Đông Nam Á (trừ Thái Lan) là thuộc địa của các nước thực dân phương Tây.
Tháng 8 - 1945, ngay khi được tin phát xít Nhật đầu hàng, các dân tộc Đông Nam Á đã nhanh chóng nổi dậy giành chính quyền, lật đó ách thống trị thực dân.
Ngày 17-8 -1945, nhân dân In-đô-nê-xi-a tuyên bố độc lập, thành lập nước Cộng hoà In-đô-nê-xi-a. Ngày 19 - 8 - 1945, nhân dân Việt Nam tổng khởi nghĩa giành chính quyền, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Tháng 8 - 1945, nhân dân Lào nổi dậy và ngày 12 -10 -1945, tuyên bố Lào là một vương quốc độc lập có chủ quyền.
Nhân dân các nước Mã Lai (nay là Ma-lai-xi-a), Miến Điện (nay là Mi-an-ma) và Phi-líp-pin đều nổi dậy đấu tranh, chống ách chiếm đóng cửa phát xít Nhật.
Nhưng ngay sau đó, nhiều dân tộc Đông Nam Á Lại phải cầm súng tiến hành kháng chiến chống các cuộc chiến tranh xâm lược trở lại của các nước đế quốc như ở In-đô-nê-xi-a, Việt Nam... Ở nhiều nơi khác, trước phong trào đấu tranh của nhân dân, các nước đế quốc Mĩ, Anh đã trao trả độc lập cho Phi-líp-pin (7 - 1946), Miến Điện (1- 1948), Mã Lai (8 - 1957). Như thế cho tới giữa những Đông Nam Á lần lượt giành được độc lập dàn tộc...
Cũng từ giữa những năm 50 của thế kỉ XX, trong bối cảnh Chiến tranh lạnh, tình hình Đông Nam Á ngày càng trở nên căng thẳng do chính sách can thiệp của Mĩ vào khu vực. Tháng 9 - 1954, Mĩ cùng Anh, Pháp thành lập khối quân sự Đông Nam Á (viết tắt theo tiếng Anh là SEATO) nhằm ngăn chặn ảnh hưởng của chủ nghĩa xã hội và đẩy lùi phong trào giải phóng dân tộc trong khu vực Thái Lan và Phi-líp-pin đã tham gia vào tổ chức này. Tình hình Đông Nam Á càng trở nên căng thẳng khi Mĩ tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược ở Việt Nam và mở rộng chiến tranh sang hai nước Lào và Cam-pu-chia

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng ký tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
1
Nguyễn Minh Vũ
02/11/2020 20:15:06

Đông Nam Á là khu vực rộng gần 4,5 triệu km2, gồm 11 nước với số dân 536 triệu người (ước tính năm 2002).
Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, hầu hết các nước Đông Nam Á (trừ Thái Lan) là thuộc địa của các nước thực dân phương Tây.
Tháng 8 - 1945, ngay khi được tin phát xít Nhật đầu hàng, các dân tộc Đông Nam Á đã nhanh chóng nổi dậy giành chính quyền, lật đó ách thống trị thực dân.
Ngày 17-8 -1945, nhân dân In-đô-nê-xi-a tuyên bố độc lập, thành lập nước Cộng hoà In-đô-nê-xi-a. Ngày 19 - 8 - 1945, nhân dân Việt Nam tổng khởi nghĩa giành chính quyền, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Tháng 8 - 1945, nhân dân Lào nổi dậy và ngày 12 -10 -1945, tuyên bố Lào là một vương quốc độc lập có chủ quyền.
Nhân dân các nước Mã Lai (nay là Ma-lai-xi-a), Miến Điện (nay là Mi-an-ma) và Phi-líp-pin đều nổi dậy đấu tranh, chống ách chiếm đóng cửa phát xít Nhật.
Nhưng ngay sau đó, nhiều dân tộc Đông Nam Á Lại phải cầm súng tiến hành kháng chiến chống các cuộc chiến tranh xâm lược trở lại của các nước đế quốc như ở In-đô-nê-xi-a, Việt Nam... Ở nhiều nơi khác, trước phong trào đấu tranh của nhân dân, các nước đế quốc Mĩ, Anh đã trao trả độc lập cho Phi-líp-pin (7 - 1946), Miến Điện (1- 1948), Mã Lai (8 - 1957). Như thế cho tới giữa những Đông Nam Á lần lượt giành được độc lập dàn tộc...
Cũng từ giữa những năm 50 của thế kỉ XX, trong bối cảnh Chiến tranh lạnh, tình hình Đông Nam Á ngày càng trở nên căng thẳng do chính sách can thiệp của Mĩ vào khu vực. Tháng 9 - 1954, Mĩ cùng Anh, Pháp thành lập khối quân sự Đông Nam Á (viết tắt theo tiếng Anh là SEATO) nhằm ngăn chặn ảnh hưởng của chủ nghĩa xã hội và đẩy lùi phong trào giải phóng dân tộc trong khu vực Thái Lan và Phi-líp-pin đã tham gia vào tổ chức này. Tình hình Đông Nam Á càng trở nên căng thẳng khi Mĩ tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược ở Việt Nam và mở rộng chiến tranh sang hai nước Lào và Cam-pu-chia.

Trong thời kì này, In-đô-nê-xi-a và Miến Điện thi hành chính sách hoà bình trung lập, không tham gia vào các khối quân sự xâm lược của các nước đế quốc.
Như thế, từ giữa những năm 50 của thế kỉ XX, các nước Đông Nam Á đã có sự phân hoá trong đường lối đối ngoại.

1
0
Esther
02/11/2020 21:29:16
+3đ tặng

- Ngay khi Nhật đầu hàng, các dân tộc Đông Nam Á nổi dậy giành độc lập.

- Sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai chấm dứt, các nước đế quốc trở lại xâm lược, nhân dân các nước Đông Nam Á tiến hành kháng chiến chống xâm lược, đến giữa những năm 50 , các nước Đông Nam Á lần lượt giành độc lập dân tộc.

- Cũng từ giữa những năm 50, đế quốc Mĩ can thiệp vào khu vực Đông Nam Á và tiến hành xâm lược Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia.

- Từ những năm 50, cấc nước Đông Nam Á đã có sự phân hóa trong đường lối đối ngoại: một số nước tham gia khối quân sự SEATO trở thành đồng minh của Mĩ (như Thái Lan, Phi-lip-pin), một số nước thi hành chính sách hòa bình trung lập (In-đô-nê-xi-a, Mi-an-ma).

0
1
Mỹ Dung
03/11/2020 20:25:49
+2đ tặng
hầu hết các nước đông nam á đều giành đc độc lập
 

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng bạn bè học sinh cả nước, đến LAZI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo