Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Nêu thời gian hình thành, đặc điểm kinh tế, xã hội của chế độ phong kiến ở Châu Âu, Châu Á

1.Nêu thời gian hình thành, đặc điểm kinh tế, xã hội của chế độ phong kiến ở Châu Âu, Châu Á.
2.Trình bày các chính sách phnát triển kinh tế, chính trị, xã hội, đối ngoại của các quốc gia phong kiến ( Trung Quốc, Ấn Độ, Campuchia, Lan Xang).
3.Nhận xét, đánh giá sự kiện lịch sử lớn trong các bài đã được học ở phần lịch sử thế giới.
4.Nêu thời gian, địa điểm của các sự kiện chính; tên các nhân vật lịch sử qua các triều Ngô, Đinh, Tiền Lê và thời Lý.
5.Giải thích được một số dự kiện lịch sử thời Ngô, Đinh, Tiền Lê và thời Lý với các vấn đề sau:
-Hãy cho biết những biểu hiện về ý thức tự chủ của Ngô Quyền trong việc xây dựng đất nước.
-Tại sao lại xảy ra "Loạn 12 sứ quân" ?
-Việc nhà Đinh đặt tên nước và không dùng niên hiệu cảu hoàng đế TQ nói lên điều gì?
-Vì sao các tướng lính tôn Lê Hoàn làm vua?
-Tại sao thời Đinh - Tiền Lê các nhà sư lại được trọng dụng?
-Tại sao nhà Lý dời đô về Thăng Long?
-Tại sao nhà Lý lại giao các chức vụ quan trọng cho những người thân cận nắm giữ?
-Nhà Tống âm mưu xâm lược Đại Việt nhằm mục đích gì?
-Tại sao Lý Thường Kiệt chọn sông Như Nguyệt làm phòng tuyến chặn giặc?
-Nêu nét độc đáo trong cách đánh giặc của Lý Thường Kiệt?
6.Phân tích, đánh giá các nhân vật lịch sử sau :
-Ngô Quyền, Đinh Bộ Lĩnh, Lê Hoàn, Lý Công Uẩn, Lý Thường Kiệt.
7.Sự chuẩn bị. chủ trương của nhà Lý với quân Tống?
8.Kết quả, ý nghĩa nguyên nhân thắng lợi cuộc kháng chiến chống Tống cảu nhà Lý.

3 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
424
2
1
Lâm
06/11/2020 23:53:22
+5đ tặng
Thời Đinh - Tiền Lê các nhà sư được trọng dụng, vì:
 
- Thời kì này, giáo dục chưa phát triển, số người đi học và dạy học rất ít. Đã có một số nhà sư mở lớp học ở trong chùa.
 
- Nho học xâm nhập vào nước ta, nhưng chưa tạo được ảnh hưởng đáng kể. Trong khi đó, đạo Phật được truyền bá rộng rãi, các nhà sư thường là những người có học, giỏi chữ Hán vì vậy được nhà nước và nhân dân quý trọng.

• Lê Hoàn được các tướng lĩnh suy tôn lên làm vua là bởi vì: ông là người có tài thao lược, có trí lớn, dũng cảm vô song, có lòng thương yêu binh sĩ, được họ kính yêu sâu sắc. Lúc này ông đang giữ chức Thập đạo tướng quân, Điện tiền chỉ huy sứ, được lòng người quy phục.

• Việc nhà Đinh đặt tên nước và không dùng niên hiệu của hoàng đế Trung Quốc nói lên điều gì ? Việc nhà Đinh đặt tên nước và không dùng niên hiệu của Hoàng đế Trung Quốc khẳng định người Việt có giang sơn riêng, bờ cõi riêng, nước Đại Cồ Việt độc lập và ngang hàng với Trung Quốc chứ không phải là nước phụ thuộc.

•Xảy ra “Loạn 12 sứ quân” vì:
 
- Chưa có sự đoàn kết, thống nhất giữa nhà Ngô với các quan lại trung ương và địa phương.
 
+ Vì vậy, sau khi Ngô Quyền mất, Dương Tam Kha đã tiếm ngôi. Các quan lại trong triều đình, địa phương phản đối.
 
+ Sau khi Ngô Xương Văn giành lại ngôi vua thì uy tín của triều đình đã giảm sút, không đủ sức mạnh để thống nhất lại đất nước.
 
- Hệ thống cai trị thiếu chặt chẽ, quan hệ trung ương - địa phương lỏng lẻo, các thế lực cát cứ có điều kiện nổi dậy khắp nơi gây ra "Loạn 12 sứ quân".

 

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
0
Phuonggg
07/11/2020 09:54:01
+4đ tặng
1) 

a, Châu Âu:

- Cuối thế kỉ V, các quốc gia cổ địa phương Tây tan rã do người Giéc-man xâm chiếm và tiêu diệt.

- Người Giéc-man chiếm ruộng đất hình thành giai cấp lãnh chúa phong kiến.

- Nô lệ và nông dân không có ruộng đất phải làm việc cho lãnh chúa hình thành giai cấp nông nô.

-> Xã hội phong kiến châu Âu được hình thành với 2 giai cấp đặc trưng: Lãnh chúa và nông nô.

b, Châu Á

Hình thành: tương đối sớm, từ trước Công nguyên (như Trung Quốc) hoặc đầu Công nguyên (như các nước Đông Nam Á).

- Phát triển: chậm chạp. Ở Trung Quốc - tới thời Đường (khoảng thế kỉ VII - VIII), còn ở một số nước Đông Nam Á - từ sau thế kỉ X, các quốc gia phong kiến mới bắt đầu bước vào giai đoạn phát triển.

- Khủng hoảng và suy vong: kéo dài từ thế kỉ XVI cho tới giữa thế kỉ XIX, khi các nước này bị rơi vào tình trạng lệ thuộc hoặc là thuộc địa của các nước tư bản phương Tây.

1
1
Kiên
07/11/2020 09:56:51
+3đ tặng
2)

- Đối nội: Các vua Lan Xang chia đất nước thanh các mường, đặt quan cai trị, xây dựng quân đội do nhà vua chỉ huy.

- Đối ngoại: Các vua Lan Xang giữ quan hệ hòa hiếu với các nước láng giếng đồng thời cương quyết chiến đấu chống quân xâm lược Mi-an-ma.

 

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
Gửi câu hỏi
×