Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Giải thích vì sao công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm cao trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp

Giải thích vì sao công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm cao trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp ?

2 trả lời
Hỏi chi tiết
214
2
1
Phonggg
10/11/2020 18:05:38
+5đ tặng

 Khái niệm công nghiệp trọng điểm: là ngành có thế mạnh lâu dài, đem lại hiệu quả kinh tế, xã hội và tác động mạnh mẽ đến sự phát triển các ngành kinh tế khác.

  Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm là ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta hiện nay vì:

a)  Nước ta có nhiều thế mạnh để phát triển công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm.

- Nguồn nguyên liệu tại chỗ phong phú và đa dạng.

+ Nguyên liệu từ ngành trồng trọt: cây lương thực (lúa), cây công nghiệp hằng năm (lạc, mía, đậu tương, thuốc lá), cây công nghiệp lâu năm (cà phê, cao su, điều, tiêu, chè…), rau - cây ăn quả. Đây là nguồn nguyên liệu quan trọng cho công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm.

+ Nguyên liệu từ ngành chăn nuôi: trâu, bò, lợn, gia cầm cung cấp thịt, trứng, sữa cho công nghiệp chế biến thực phầm, đồ hộp.

+ Nguyên liệu từ ngành thủy sản (vùng biển rộng lớn, nguồn hải sản phong phú..).

- Nguồn lao động dồi dào, giá rẻ.

- Thị trường tiêu thụ rộng lớn.

+ Lượng nhu cầu về các sản phẩm của ngành công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm trong nước ngày càng tăng.

+ Các sản phẩm như gạo, cà phê, cao su, chè, hồ tiêu, điều, hoa quả, tôm, cá đông lạnh…của nước ta đã và đang thâm nhập vào thị trường khu vực và thế giới.

- Cơ sở vật chất kĩ thuật hiện có:

+ Một số ngành công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm ra đời sớm và có cơ sở sản xuất nhất định.

+ Các nhà máy, xí nghiệp lớn thuộc ngành này tập trung ở các thành phố lớn, thuận lợi cho việc phát triển, mở rộng thị trường.

b) Công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao:

-Về mặt kinh tế:

+ Không đòi hỏi vốn lớn, thời gian quay vòng vốn nhanh.

+ Cung cấp nhiều mặt hàng xuất khẩu quan trọng (gạo, cà phê, cao su, hồ tiêu, điều, thủy hải sản) mang lại nguồn thu ngoại tệ lớn.

- Về mặt xã hội: góp phần giải quyết việc làm, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, thúc đẩy công nghiệp hóa nông thôn, liên kết nông – công.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
0
Esther
10/11/2020 18:07:13
+4đ tặng

Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm là ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta hiện nay vì đây là ngành có thế mạnh lâu dài, mang lại hiệu quả kinh tế cao và có tác động mạnh mẽ đến sự phát triển các ngành kinh tế khác.

a) Ngành có thế mạnh lâu dài

*  Nguồn nguyên liệu tại chỗ phong phú

- Nguyên liệu từ ngành trồng trọt:

+ Lúa: diện tích hơn 7,3 triệu ha (năm 2005), sản lượng khoảng 36 triệu tấn. Đây là nguồn nguyên liệu phong phú cho công nghiệp xay xát.

+ Cây công nghiệp (lâu năm và hàng năm): Mía: 28 - 30 vạn ha; chè: 10 - 12 vạn ha; cà phê: gần 50 vạn ha. Đây là nguồn nguyên liệu tại chỗcho công nghiệp mía đường, chế biến chè, cà phê,...

+ Rau (trên 500 nghìn ha), đậu các loại (trên 200 nghìn ha), cây ăn quả, là nguyên liệu cho công nghiệp chế biến sản phẩm đồ hộp, hoa quả.

-  Nguyên liệu từ ngành chăn nuôi:

+ Chăn nuôi lấy thịt: lợn (hơn 27 triệu con, năm 2005); gia cầm: khoảng 220 triệu con; bò: 5,5 triệu con,...

+ Chăn nuôi lấy trứng, sữa (gia cầm, bò).

+ Là nguyên liệu cho công nghiệp chế biến các sản phẩm chăn nuôi.

-  Nguyên liệu từ ngành đánh bắt và nuôi trồng thủy sản:

+ Diện tích mặt nước rộng, có thể nuôi nhiều loại thủy sản.

+ Đường bờ biển dài (3.260km) với nhiều bãi cá, bãi tôm.

+ Sản lượng thủy sản khai thác đạt: 1.987,9 nghìn tấn, sản lượng thủy sản nuôi trồng: 1.478,0 nghìn tấn (năm 2005).

+ Là nguyên liệu quan trọng cho công nghiệp chế biến thủy, hải sản.

*  Thị trường tiêu thụ rộng lớn

- Nhu cầu về các sản phẩm của công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm ở các nước ngày càng tăng, đã thúc đẩy sự phát triển ngành công nghiệp này.

- Các sản phẩm như gạo, cà phê, cao su, chè, điều, rau quả chế biến, cá tôm đông lạnh,... của nước ta đã và đang thâm nhập vào thị trường thế giới và khu vực. Thị trường này rất rộng lớn, đa dạng, tạo điều kiện đẩy mạnh ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm.

*  Cơ sở vật chất - kĩ thuật phát triển khá mạnh

-  Một số ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm ra đời từ lâu và đã có cơ sở sản xuất nhất định.

-  Các nhà máy, xí nghiệp lớn tập trung ở các thành phố lớn (Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh) hoặc ở các vùng nguyên liệu.

b) Mang lại hiệu quả kinh tế cao

-  Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm không đòi hỏi vốn đầu tư lớn, thời gian thu hồi vốn nhanh.

-  Hiệu quả kinh tế của ngành này thể hiện ở chỗ:

+ Chiếm tỉ trọng tương đối cao trong cơ cấu giá trị sản lượng công nghiệp của cả nước.

+ Sản lượng một số sản phẩm chính: khoảng 39 triệu tấn gạo, ngô/năm; khoảng 1 triệu tấn đường/năm; 12 vạn tấn chè (búp khô); 80 vạn tấn cà phê nhân; 160 - 220 triệu lít rượu, 1,3 - 1,4 tỉ lít bia; 300 - 350 triệu hộp sữa, bơ, pho mát; 190 - 200 triệu lít nước mắm,...

+ Chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu hàng xuất khẩu.

-Giải quyết việc làm cho người lao động, phát triển công nghiệp ở trung du và miền núi.

c) Tác động mạnh mẽ đến sự phát triển các ngành kinh tế khác

-Đối với các ngành cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm như: nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi), ngư nghiệp.

-Đối với các ngành khác (dịch vụ,...).


 

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Địa lý Lớp 9 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư