viết bài văn nghị luận văn học về bài ca dao " Khăn thương nhớ ai "
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
cổ truyền Việt Nam có nhiều khúc, nhiều câu diễn tả nỗi nhớ của con người ở mọi cảnh huống, mọi lứa tuổi, nhưng nhiều nhất vẫn là nỗi nhớ của những đôi lứa đang yêu:
– Nhớ ai dãi nắng dầm sương
Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao.
– Nhớ ai bổi hổi bồi hồi
Như đứng đống lửa như ngồi đống than.
– Nhớ ai ra ngẩn vào ngơ
Nhớ ai ai nhớ bây giờ nhớ ai?
Nhưng nhớ mà cứ kể mãi rằng nhớ thì có phần nhiều lời quá chăng? Bởi thế, bài ca Khăn thương nhớ ai dường như có một vị trí riêng trong ca dao về nỗi nhớ.
Bài ca diễn tả nỗi nhớ niềm thương của một cô gái. Đó là nỗi nhớ thương đến tan chảy cả cõi lòng nhưng không tự bộc lộ một cách buông tuồng dễ dãi. Đó cũng là tâm trạng nỗi lòng biết ngỏ cùng ai, cứ hiện hình dần lên và sáng mãi ra từ trong cõi nhớ của riêng mình cô gái. Hẳn là nhớ thương phải bồn chồn lắm, nên cô mới hỏi dồn dập đến vậy: hỏi khăn, hỏi đèn, rồi hỏi cả mắt mình nữa! Những câu hỏi không có câu trả lời liên tiếp cất lên như nén chặt nỗi thương nhớ trong lòng, để rồi cuối cùng trào ra bằng một niềm lo âu mênh mông cho hạnh phúc lứa đôi của mình:
Đêm qua em những lo phiền
Lo vì một nỗi không yên một bề…
Cái khăn được hỏi đến đầu tiên và được hỏi nhiều nhất, trong 6 câu thơ (tức nửa bài ca). Cũng đúng thôi. Giống như cái áo, cái khăn đội đầu hoặc cái khăn tay, thường là vật trao duyên, vật kỉ niệm gợi nhớ người đàng xa (Gửi khăn, gửi áo, gửi lời, Gửi đôi chàng mạng cho người đàng xa; Nhớ khi khăn mở trầu trao, Miệng chỉ cười nụ biết bao nhiêu tình…). Sáu câu thơ được cấu trúc theo lối vắt dòng láy lại 6 lần từ khăn ở vị trí đầu câu thơ và láy lại 3 lần khăn thương nhớ ai như một điệp khúc, làm cho nỗi nhớ càng thêm triền miên da diết. Sầu đong càng lắc càng đầy. Dường như mỗi lần hỏi là một lần nỗi nhớ lại trào dâng. Cố nhiên, cái khăn không tự nó làm nên chuyện. Nhưng đằng sau tất cả sự xuống, lên, rơi, vắt (trong nghệ thuật đảo thanh và cách sử dụng hình ảnh vận động trái chiều nhau) của cái khăn kia là một con người hiện lên rất rõ trong tâm trạng ngổn ngang trăm mối tơ vò. Nhớ đến mức không còn tự chủ được cả bước đi dáng đứng, ra ngẩn vào ngơ, nhớ đến mức khăn vắt lên vai, khăn rơi xuống đất thì phải là một nỗi nhớ đăm sâu. Đó là nỗi nhớ có không gian. Cái không gian trải ra trên nhiều chiều (khăn vắt lên vai, khăn rơi xuống đất, khăn chùi nước mắt), còn nỗi nhớ thì quanh quất ở mọi hướng, khiến cho con người không thể đứng đâu yên ổn được (Như đứng đống lửa, như ngồi đống than). Và nỗi nhớ ấy đã dẫn đến cảnh khóc thầm khăn chùi nước mắt. Biết bao cô gái đã khóc thầm như thế trong ca dao thuở xưa:
Tham gia Cộng đồng Lazi trên các mạng xã hội | |
Fanpage: | https://www.fb.com/lazi.vn |
Group: | https://www.fb.com/groups/lazi.vn |
Kênh FB: | https://m.me/j/AbY8WMG2VhCvgIcB |
LaziGo: | https://go.lazi.vn/join/lazigo |
Discord: | https://discord.gg/4vkBe6wJuU |
Youtube: | https://www.youtube.com/@lazi-vn |
Tiktok: | https://www.tiktok.com/@lazi.vn |
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |