-Ngoài sử dụng thang màu thì người ta còn thể hiện độ dốc của địa hình bằng đường đồng mức. Đường đồng mức càng nằm gần nhau thì càng dốc và ngược lại đường đồng mức xa nhau thì dốc càng thoải. Vì vậy, sẽ rất dễ dàng để nhận biết được, giữa hai sườn núi sườn nào dốc hơn sườn nào
-
a) Hiện tượng ngày và đêm.
- Khắp mọi nơi trên Trái Đất đều lần lượt có ngày và đêm.
- Diện tích được Mặt Trời chiếu sáng gọi là ngày.
- Diện tích nằm trong bóng tối gọi là đêm.
b) Sự lệch hướng do vận động tự quay của Trái Đất.
- Các vật thể chuyển động trên bề mặt Trái Đất đều bị lệch hướng.
+ Ở nửa cầu Bắc vật chuyển động lệch về hướng bên phải.
+ Ở nửa cầu Nam vật chuyển động lệch về phía bên trái.
- Lực côriôlít ở cả hai bán cầu là như nhau.
Sự luân phiên ngày, đêm Hình khối cầu của Trái đất luôn được Mặt trời chiếu sáng một nửa, còn một nửa không được chiếu sáng, vì thế sinh ra ngày và đêm. Tuy nhiên, do Trái đất tự quay quanh trục nên mọi nơi ở bề mặt Trái đất đều lần lượt được Mặt trời chiếu sáng rồi lại chìm trong bóng tối, gây nên hiện tượng luân phiên ngày và đêm. Nhịp điệu ngày đêm kế tiếp làm cho sự phân phối bức xạ Mặt trời trên bề mặt Trái đất được điều hoà. Sự chênh lệch nhiệt độ không lớn giữa ngày và đêm có ý nghĩa rất lớn về mặt địa lí nói chung và khí hậu nói riêng.
1.2.2. Mạng lưới toạ độ trên Trái đất Sự vận động tự quay quanh trục đã tạo cơ sở cho việc xây dựng mạng lưới toạ độ để xác định vị trí các địa điểm. Khi tự quay các điểm trên bề mặt Trái đất đều di chuyển vị trí chỉ có hai điểm quay tại chỗ đó là hai cực: cực Bắc và cực Nam.
Đường thẳng tưởng tượng đi qua tâm Trái đất được gọi là trục Trái đất, Trục nghiêng với mặt phẳng hoàng đạo một góc 66 độ 33'.
Vòng xích đạo là vòng tròn lớn thẳng góc với trục Trái đất chia Trái đất thành hai nửa: nửa cầu Bắc và nửa cầu Nam.
Vĩ tuyến là những vòng tròn song song với đường xích đạo.
Vĩ độ là số đo tính bằng độ, phút, giây (dọc theo các đường kinh tuyến) từ các địa điểm trên bề mặt Trái đất đến đường xích đạo.
Kinh tuyến là đường thẳng nối hai cực của Trái đất .
Hai đường kinh tuyến nối với nhau tạo thành một vòng tròn đi qua hai cực gọi là vòng kinh tuyến.
Kinh độ là độ dài của cung trên một vĩ tuyến, từ một địa điểm nhất định trên bề mặt Trái đất đến kinh tuyến gốc.
1.2.3. Giờ trên Trái đất và đường chuyển ngày quốc tế