Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng nhận định Bình Ngô Đại Cáo của Nguyễn Trãi là bài ca về người anh hùng chiến thắng về văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu là bài ca anh hùng thất thế nhưng vẫn hiên ngang. Em hãy làm rõ nhận định trên
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Đọc thơ Nguyễn Trãi, Xuân Diệu cảm nhận: “Trán thi sĩ chạm mây nhưng ruột thơ thì cháy lên một ngọn đời hồng rất ấm”. Cái hay trong những câu thơ của Nguyễn Trãi là dẫu mang tầm vóc của một vị anh hùng dân tộc nhưng vẫn chạm đến trái tim người đọc bởi sự xuyên thấm và chân thực của nó. Một trong những tác phẩm đi vào lòng người đọc bao thế hệ của ông, là một “thiên cổ hùng văn”, đó chính là “Bình Ngô đại cáo”.
Cuối tháng 12 năm Đinh Mùi “Vua đã bình được giặc Ngô, đại cáo thiên hạ” (trích “Đại Việt sử ký toàn thư”), Nguyễn Trãi thay mặt Lê Lợi viết bài cáo để tổng kết lại một chặng đường lịch sử, ôn lại những năm tháng gian khổ, những chiến công hiển hách và ban cố cho toàn dân được biết. Tác phẩm được viết theo thể cáo, một thể loại văn chương chính luận có nguồn gốc ở Trung Quốc thời trung cổ ban cố những sự kiện có ý nghĩa lịch sử to lớn. Bài cáo là sự kết hợp tuyệt diệu giữa mục đích chính trị với nghệ thuật văn chương, sự giao thoa của hai nguồn cảm hứng: chính trị và sáng tạo nghệ thuật.
Đầu tiên, tác giả đã nêu lên luận đề chính nghĩa của dân tộc.
Luận đề chính nghĩa trước hết được phát biểu qua tư tưởng nhân nghĩa mở đầu bài cáo:
“Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân,
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo;”
Nhân nghĩa vốn là tư tưởng Nho giáo có ý nghĩa về chính trị, đạo đức, chỉ mối quan hệ tốt đẹp giữa con người với con người trên cơ sở tình thương, đạo lí. Quan niệm ấy có ý nghĩa tích cực nhưng chỉ giới hạn trong những mối quan hệ cụ thể và hạn chế ở lớp trên, không phải là tư tưởng cho lớp “dân đen con đỏ”. Nhưng đến Nguyễn Trãi, ông đã kế thừa tư tưởng nhân nghĩa tốt đẹp trên cơ sở đó còn phát huy truyền thống đạo đức nhân hậu của dân tộc Việt, trở thành một tư tưởng nhân nghĩa toàn diện: Nhân nghĩa- yêu nước, thương dân- sợi chỉ đỏ xâu chuỗi toàn bộ tư tưởng trong văn thơ ông; đường lối chính trị đúng đắn trong toàn bộ sự nghiệp Nguyễn Trãi: lấy dân làm gốc. Với Nguyễn Trãi, cơ bản nhất của Nguyễn Trãi là “yếu tại an dân”. Muốn dân yên ổn, khi có kẻ muốn phá hoại cuộc sống nhân dân thì điều lo lắng trước hết của đội quân nhân nghĩa, của những người vì thương xót nhân dân mà dấy binh khởi nghĩa là làm thế nào để trừ khử quân bạo ngược. Đó chính là “nghĩa”. Từ đó đề ra mục đích rõ ràng của cuộc chiến: vì thương dân mà diệt trừ tàn bạo. Quan niệm của Nguyễn Trãi đã có sự phát triển tư tưởng vượt tầm thời đại, trong chiến tranh cũng như trong thời bình: luôn lấy dân làm gốc.
Tiếp đó, tác giả khẳng định tư cách tồn tại của nền độc lập dân tộc:
“Như nước Đại Việt ta từ trước,
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu,
Núi sông bờ cõi đã chia,
Phong tục Bắc Nam cũng khác;
Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây nền độc lập
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên hùng cứ một phương;
Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau,
Song hào kiệt thời nào cũng có.”
Đó là sự thật lịch sử có tính chất hiển nhiên: “từ trước, vốn, đã chia”. Chủ quyền đất nước được phát biểu sâu sắc và đầy đủ, toàn diện trên các phương diện: lãnh thổ, phong tục tập quán, lịch sử các thời, nhân tài hào kiệt. Với cảm hứng yêu nước, tự hào dân tộc chính đáng, Nguyễn Trãi đã nói về đất nước một cách chính đáng:
“Thực thi văn hiến chi bang”
Giọng điệu vang lên đầy kiêu hãnh, tự hào. Tự hào về lãnh thổ, cương vực độc lập với Trung Hoa, về “núi sông bờ cõi”- non sông mỹ lệ, là rừng vàng biển bạc, đồng ruộng phì nhiêu mà mỗi tấc đất là tấc vàng. Để rồi sau này, trong “Đất nước”, Nguyễn Đình Thi khẳng định:
“Và ở đâu trên khắp ruộng đồng gò bãi
Chẳng mang một dáng hình, một ao ước, một lối sống ông cha”.
Ta còn tự hào về phong tục tập quán riêng, thể hiện sức mạnh dân tộc từ cái răng cái tóc, từ nếp ăn, nếp mặc đến cái chắp tay trước bàn thờ tổ tiên; tự hào về giống nòi vẻ vang, tinh hoa là người hào kiệt. Nếu “Nam quốc sơn hà” còn phải dựa vào sách trời, “Hịch tướng sĩ” dựa vào bổng lộc tướng sĩ mang tính lợi ích thì “Bình Ngô đại cáo” dựa vào những yếu tố vĩnh hằng, cao cả, được lịch sử chứng minh. Tư tưởng độc lập dân chủ vừa toàn diện, tiến bộ lại vừa sâu sắc, có khả năng thuyết phục lớn.
Tiếp theo, Nguyễn Trãi soi chiếu luận đề chính nghĩa vào thực tế lịch sử để thấy: kẻ thù đã làm những hành động trái nhân nghĩa. Đứng trên lập trường nhân nghĩa vì dân, tác giả đã nhìn suốt hành trình 20 năm ròng tham chiến, câu văn giọng nghẹn ngào, căm tức không cùng. Những câu văn đầy máu, thấm đẫm nước mắt và sự xót thương khôn cùng:
“Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn
Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ
Dối trời lừa dân đủ muôn ngàn kế
Gây thù kết oán trải mấy mươi năm
Bại nhân nghĩa nát cả đất trời.
Nặng thuế khóa sạch không đầm núi…”
Nguyễn Trãi đã phác lên bức tranh khổ cực của nhân dân khi giặc Minh xâm chiếm: người lên núi đào vàng, kẻ xuống biển mà ngọc, tình cảnh chia lìa, nheo nhóc, khốn cùng: vợ mất chồng, con mất cha, nặng nề những nỗi cơ cực người bị đẩy vào cảnh phu phen, ngành nghề bị tiêu hủy, … Hơn thế nữa chúng còn hủy diệt sự sống, sinh linh. Để viết lên những câu văn cô đọng như vậy, hẳn Nguyễn Trãi phải kìm nén đau thương nhiều lắm mới có thể nhìn thẳng vào sự thật, ghi thấu vào xương tủy. 16 câu thơ là những trang đầy máu và nước mắt không ngừng nghĩ về đất nước, người dân trong những giờ khắc bi thảm. Không hết, tác giả phải nén lại trong hai câu giàu tình khái quát:
“Độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội,
Dơ bẩn thay, nước Đông Hải không rửa sạch mùi!”
Và tác giả khẳng định, chúng ta chiến đấu để bảo vệ chính nghĩa qua diễn biến cuộc khởi nghĩa. Giai đoạn đầu gắn với hình tượng người lãnh tụ Lê Lợi- linh hồn của cuộc khởi nghĩa. Người chủ tướng xuất thân bình thường, xưng hô khiêm nhường, địa bàn hẻo lánh, Những người có quyết tâm, ý chí và lí tưởng chiến đấu: có những trằn trọc suy tư. Tuy nhiên, cuộc khởi nghĩa được tiến hành trong điều kiện vô cùng khó khăn: thế lực không cân sức, thiếu nhân tài hào kiệt, binh mã, tư trang. Nhưng vượt lên với ý chí kiên định, Lê Lợi vẫn thu phục được lòng người để tạo nên một khối đoàn kết:
“Nhân dân bốn cõi một nhà, dựng cần trúc ngọn cờ phấp phới
Tướng sĩ một lòng phụ tử, hoà nước sông chén rượu ngọt ngào.”
Và các nghĩa quân Lam Sơn đã mang vào trận chiến sức mạnh kì diệu:
“Dĩ đại nghĩa nhi thắng hung tàn,
Dĩ chí nhân nhi dị cường bạo.”
Tác giả dùng cả đoạn văn dài để nói về cuộc kháng chiến- khúc khải hoàn ca về với những thắng lợi táo bạo, bất ngờ với cảm hứng chủ đạo là tự hào, tự tôn dân tộc:
“Trận Bồ Đằng sấm vang chớp giật,
Miền Trà Lân trúc chẻ tro bay…
Gươm mài đá, đá núi cũng mòn
Voi uống nước, nước sông phải cạn.
Đánh một trận, sạch không kình ngạc
Đánh hai trận tan tác chim muông.
Cơn gió to trút sạch lá khô,
Tổ kiến hổng sụt toang đê vỡ.”
Những câu thơ sử dụng hàng loạt động từ mạnh liên tiếp tạo những rung chuyển dồn dập. Câu văn biền ngẫu đăng đối cùng thủ pháp đối lập, nhịp điệu khi nhanh khi chậm, sôi nổi tạo nên một khúc ca khải hoàn.
Cách kết thúc chiến tranh, khi giặc bị đẩy vào thế cùng lực kiệt thì những người lãnh đạo đã sáng suốt kết thúc cảnh binh đao trong hòa bình để mở đường hiếu sinh. Đó cũng là biểu hiện của sự nhân nghĩa.
Tham gia Cộng đồng Lazi trên các mạng xã hội | |
Fanpage: | https://www.fb.com/lazi.vn |
Group: | https://www.fb.com/groups/lazi.vn |
Kênh FB: | https://m.me/j/AbY8WMG2VhCvgIcB |
LaziGo: | https://go.lazi.vn/join/lazigo |
Discord: | https://discord.gg/4vkBe6wJuU |
Youtube: | https://www.youtube.com/@lazi-vn |
Tiktok: | https://www.tiktok.com/@lazi.vn |
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |