Nông nghiệp:
+ Phương thức canh tác lạc hậu.
+ Quan hệ sản xuất phong kiến vẫn được duy trì.
+ Nạn đói, mất mùa thường xuyên xảy ra.
- Công - thương nghiệp:
+ Hình thức sản xuất CTTC chiếm ưu thế.
+ Máy móc được sử dụng ngày càng nhiều.
+ Thị trường buôn bán được mở rộng.
- Như vậy, tình hình kinh tế nước Pháp trước cách mạng là: nền kinh tế tư bản chủ nghĩa bị chế độ phong kiến chuyên chế kìm hãm nặng nề.
Bài 2 trang 9 VBT Lịch sử 8: Em có nhận xét gì khi quan sát hình 5 – tình cảnh người nông dân Pháp trước cách mạng (tr.10 – SGK lịch sử 8)?
Trả lời:
Bức tranh “tình cảnh nông dân Pháp trước cách mạng” đã diễn tả một cách cô đọc, súc tích nhất về tình hình sản xuất nông nghiệp và nỗi thống khổ của người nông dân Pháp trước cách mạng. Qua bức tranh có thể thấy:
- Sự lạc hậu của nền nông nghiệp nước Pháp: điều này được thể hiện qua chi tiết “chiếc cuốc mòn vẹt” – công cụ lao động rất thô sơ, do đó, năng suất lao động rất thấp.
- Cuộc sống khổ cực của người nông dân Pháp trước cách mạng:
+ Người nông dân phải chịu sự áp bức, bóc lột hết sức nặng nề của cả hai đẳng cấp Tăng lữ và quý tộc.
+ không những vậy, mùa màng còn thường xuyên bị các con vật như chim, chuột, thỏ phá hoại... điều này khiến cho cuộc sống của người nông dân càng thêm khốn khó, cùng cực.
Bài 3 trang 10 VBT Lịch sử 8: Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng.
Xã hội nước Pháp trước cách mạng được phân chia thành những đẳng cấp nào?
a. Hai đẳng cấp – Tăng lữ và Quý tộc.
b. Ba đẳng cấp – Tăng lữ, quý tộc và đẳng cấp thứ ba.
c. Ba đẳng cấp – Tăng lữ, quỹ tộc và bình dân thành thị.
d. Ba đẳng cấp – Tăng lữ, quý tộc và nông dân.
Trả lời:
(b) Ba đẳng cấp – Tăng lữ, Quý tộc và Đẳng cấp thứ ba.