Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Ngữ văn - Lớp 9
16/11/2020 19:31:14

Cảm nhận của em về Truyện Kiều (4 - 6 câu) của Nguyễn Du

Cảm nhận của em về Truyện Kiều (4 - 6 câu) của Nguyễn Du

3 trả lời
Hỏi chi tiết
537
0
1
ChinPu
16/11/2020 19:33:49
+5đ tặng

Nguyên tắc của thơ xưa, khi miêu tả cảnh bao giờ cũng gắn với con người và thể hiện tình cảm của đối tượng. Khung cảnh luôn là vật chiếu, khúc xạ những tâm tư, tình cảm của nhân vật “Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu/ Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”. Không nằm ngoài nguyên tắc chung đó, thơ Nguyễn Du cũng thể hiện tương tự như vậy. Sáu câu thơ cuối trong đoạn trích Cảnh ngày xuân không chỉ kể về kết thúc ngày hội du xuân, mà còn thể hiện những xúc cảm, suy nghĩ của nhân vật.

Tà tà bóng ngả về tây
Chị em thơ thẩn dang tay ra về

Trời đã về chiều, mặt trời đã dần ngả về phương tây. Trong văn học cổ hay hiện đại, thời gian buổi chiều luôn là khoảng thời gian gợi nhiều nỗi niềm, tâm trạng. Bởi vậy, cái “dang tay” của ba chị em tưởng lại vui, mà hóa ra lại thấm đẫm tâm trạng bâng khuâng, man mác buồn. Thời gian mùa xuân trôi nhanh cũng như ngày lễ hội đi qua. Sau những cái ồn ào, đông vui, tấp nập của không khí mùa xuân là những khoảng lặng khi ngày hội tàn, để lại trong lòng người biết bao tâm sự.

Bước dần theo ngọn tiểu khê
Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh
Nao nao dòng nước uốn quanh
Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang

Khung cảnh hiện lên với những nét bé nhỏ, trong trẻo, tác giả dùng hàng loạt các từ “thanh thanh”, “tiểu”, “nho nhỏ” gợi sự nhỏ bé, mảnh mai của cảnh vật. Dường như về chiều mọi vật đều trở nên thanh mảnh và bé nhỏ hơn, ánh nắng cũng nhạt dần, mờ dần. Bức tranh vừa mơ mộng, nên thơ vừa phảng phất hiu quanh, man mác buồn. Trong bốn câu thơ tác giả còn sử dụng hàng loạt các từ giàu giá trị tạo hình và biểu cảm. Đặc biệt là từ láy “nao nao” gợi lên cảm giác bâng khuâng, xao xuyến về một ngày vui, đồng thời nó cũng như một dự cảm về những điều sắp xảy ra. Cái “nao nao” ấy vừa thể hiện dư âm của cái đã qua – ngày hội tàn, vừa là dự cảm cho những gì sắp tới – gặp nấm mộ Đạm Tiên. Cách tả tình, tả cảnh của Nguyễn Du thật khéo léo và tinh tế, chuyển cảnh mà có cảm tưởng như chưa hề có bất cứ chuyển động nào. Đó là cái thần tình của người nghệ sĩ tài hoa.

Đầu và cuối tác phẩm Nguyễn Du đã dựng lên hai bức tranh thiên nhiên nhưng đồng thời cũng là hai bức tranh tâm trạng. Bức tranh đầu náo nức, vui tươi, tràn ngập sức sống bao nhiêu thì bức tranh cuối lại đạm đạm, hiu hiu, man mác buồn bấy nhiêu. Khung cảnh không chỉ là cảnh mà còn là tình, là tâm trạng của những trái tim nhạy cảm, dễ rung động, đồng thời cảnh ấy còn mang tính chất dự báo về cuộc gặp gỡ định mệnh của Thúy Kiều phía sau. Qua đó càng khẳng định hơn nữa tài năng nghệ thuật bậc thầy của Nguyễn Du.

Để lột tả vẻ đẹp của bức tranh cũng như tâm trạng của nhân vật, Nguyễn Du tỏ ra là người hết sức khéo léo trong việc sử dụng ngôn từ. Ông sử dụng linh hoạt các từ láy: nao nao, tà tà, thanh thanh,… vừa diễn tả khung cảnh vừa miêu tả tâm trạng nhân vật. Ngoài ra cũng cần kể đến giọng điệu thơ tha thiết, luyến tiếc, phảng phất nỗi buồn. Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình tài ba.

Bằng ngôn từ tài hoa, nghệ thuật tả cảnh ngụ tình khéo léo, Nguyễn Du đã vẽ nên bức tranh sau hội thật đẹp mà cũng thật buồn. Bức tranh ấy thấm đẫm tâm trạng của những con người trẻ tuổi sau ngày lễ hội vui tươi. Đồng thời bức tranh ấy cũng làm nền cảnh cho sự xuất hiện của các sự kiện tiếp theo.

Cảm nhận 6 câu thơ cuối - Mẫu 3

Truyện Kiều của Nguyễn Du không chỉ có giá trị lớn về mặt nội dung mà còn thể hiện được bút pháp nghệ thuật tài tình của tác giả. Đặc biệt, sáu câu thơ cuối trong đoạn trích “Cảnh ngày xuân” đã cho thấy được bút pháp tả cảnh ngụ tình xuất sắc của đại thi hào Nguyễn Du.

“Tà tà bóng ngả về tây
Chị em thơ thẩn dang tay ra về
Bước dần theo ngọn tiểu khê
Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh
Nao nao dòng nước uốn quanh
Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang”

Sáu câu thơ là cảnh chị em Thúy Kiều du xuân trở về – một bức tranh chiều xuân nên thơ và đượm buồn. Bức tranh ấy được tác giả miêu tả với những nét dịu dàng, chậm rãi, nhuốm màu tâm trạng bâng khuâng, lưu luyến của con người. Với bút pháp nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đầy độc đáo, Nguyễn Du đã gợi lên tâm trạng lưu luyến, tiếc nuối của chị em Thúy Kiều khi phải chia tay hội xuân để ra về:

“Tà tà bóng ngả về tây
Chị em thơ thẩn dang tay ra về”

Câu thơ ẩn chứa một nỗi buồn sâu xa. Từ láy “tà tà” với nhịp điệu chậm rãi vừa gợi lên hình ảnh mặt trời đang ngả bóng dần vừa gợi lên sự tiếc nuối rằng chị em Thúy Kiều chưa muốn ra về, muốn níu kéo thêm chút khoảnh khắc tươi đẹp của ngày xuân. Từ “thơ thẩn” được sử dụng rất đắt giá, thể hiện sự luyến tiếc khôn nguôi.

“Bước dần theo ngọn tiểu khê
Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh”

Cảnh vật không còn rộn ràng, tràn đầy sức sống giống như ở bốn câu thơ đầu tiên của bài thơ nữa mà đã nhuốm tâm trạng của con người. Khi con người đắm chìm trong cảnh xuân đẹp đẽ thì cũng là lúc thời gian lặng lẽ trôi đi. Cảnh xuân dù có đẹp đến mấy rồi cũng sẽ tàn phai. Trời đã xế chiều và cuộc du xuân cũng đã kết thúc, tâm hồn của con người dường như cũng đồng điệu với cảnh vật. Cảnh vật vẫn mang một nét đẹp dịu dàng nhưng chuyển động chậm dần, mang dáng dấp nhỏ bé, phảng phất một nỗi buồn. Những từ láy được sử dụng rất hiệu quả: “tà tà”, “nao nao”, “thanh thanh” không chỉ gợi cảnh mà còn bộc lộ tâm trạng tiếc nuối của con người. Cảnh và người dường như có sự đồng điệu. Khi mà con người lưu luyến thì khung cảnh cũng theo đó mà nhỏ đi như để phù hợp với tâm trạng con người: “ngọn tiểu khê” - dòng suối nhỏ hay như chiếc cầu be bé ở “cuối ghềnh” phía xa xa. Dường như có một linh cảm điều gì đó sắp xảy ra:

“Nao nao dòng nước uốn quanh
Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang”

Bốn bề trở nên yên ắng, tĩnh lặng. “Nao nao” là trạng thái của dòng nước dường như để đồng cảm với tâm trạng con người với một nỗi buồn khó tả. Dịp cầu nhỏ bé xinh xinh bắc ngang qua dòng suối tạo nên vẻ đẹp bình yên và thơ mộng. Nguyễn Du dùng từ “nao nao” đầy tinh tế. Tả cảnh nhưng cũng để nói lên tâm trạng con người với một nỗi buồn vô cớ chẳng lí giải được. Cũng giống như những câu thơ mà Nguyễn Du từng viết:

“Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu
Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”

Với sáu câu thơ cuối trong đoạn trích “Cảnh ngày xuân”, Nguyễn Du đã cho người đọc thấy được bút pháp tả cảnh ngụ tình độc đáo. Miêu tả cảnh hay cũng chính là gợi lên tâm trạng của con người. Cảnh không còn náo nhiệt, sôi động nữa mà trở nên dịu dàng, yên ả cũng giống như tâm trạng luyến tiếc, bâng khuâng của chị em Thúy Kiều khi phải chia tay với hội xuân

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng ký tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
1
Nguyễn Nam
16/11/2020 19:35:24
+4đ tặng

Truyện Kiều của Nguyễn Du không chỉ có giá trị lớn về mặt nội dung mà còn thể hiện được bút pháp nghệ thuật tài tình của tác giả. Đặc biệt, sáu câu thơ cuối trong đoạn trích “Cảnh ngày xuân” đã cho thấy được bút pháp tả cảnh ngụ tình xuất sắc của đại thi hào Nguyễn Du.

“Tà tà bóng ngả về tây
Chị em thơ thẩn dang tay ra về
Bước dần theo ngọn tiểu khê
Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh
Nao nao dòng nước uốn quanh
Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang”

Sáu câu thơ là cảnh chị em Thúy Kiều du xuân trở về – một bức tranh chiều xuân nên thơ và đượm buồn. Bức tranh ấy được tác giả miêu tả với những nét dịu dàng, chậm rãi, nhuốm màu tâm trạng bâng khuâng, lưu luyến của con người. Với bút pháp nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đầy độc đáo, Nguyễn Du đã gợi lên tâm trạng lưu luyến, tiếc nuối của chị em Thúy Kiều khi phải chia tay hội xuân để ra về:

“Tà tà bóng ngả về tây
Chị em thơ thẩn dang tay ra về”

Câu thơ ẩn chứa một nỗi buồn sâu xa. Từ láy “tà tà” với nhịp điệu chậm rãi vừa gợi lên hình ảnh mặt trời đang ngả bóng dần vừa gợi lên sự tiếc nuối rằng chị em Thúy Kiều chưa muốn ra về, muốn níu kéo thêm chút khoảnh khắc tươi đẹp của ngày xuân. Từ “thơ thẩn” được sử dụng rất đắt giá, thể hiện sự luyến tiếc khôn nguôi.

“Bước dần theo ngọn tiểu khê
Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh”

Cảnh vật không còn rộn ràng, tràn đầy sức sống giống như ở bốn câu thơ đầu tiên của bài thơ nữa mà đã nhuốm tâm trạng của con người. Khi con người đắm chìm trong cảnh xuân đẹp đẽ thì cũng là lúc thời gian lặng lẽ trôi đi. Cảnh xuân dù có đẹp đến mấy rồi cũng sẽ tàn phai. Trời đã xế chiều và cuộc du xuân cũng đã kết thúc, tâm hồn của con người dường như cũng đồng điệu với cảnh vật. Cảnh vật vẫn mang một nét đẹp dịu dàng nhưng chuyển động chậm dần, mang dáng dấp nhỏ bé, phảng phất một nỗi buồn. Những từ láy được sử dụng rất hiệu quả: “tà tà”, “nao nao”, “thanh thanh” không chỉ gợi cảnh mà còn bộc lộ tâm trạng tiếc nuối của con người. Cảnh và người dường như có sự đồng điệu. Khi mà con người lưu luyến thì khung cảnh cũng theo đó mà nhỏ đi như để phù hợp với tâm trạng con người: “ngọn tiểu khê” - dòng suối nhỏ hay như chiếc cầu be bé ở “cuối ghềnh” phía xa xa. Dường như có một linh cảm điều gì đó sắp xảy ra:

“Nao nao dòng nước uốn quanh
Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang”

Bốn bề trở nên yên ắng, tĩnh lặng. “Nao nao” là trạng thái của dòng nước dường như để đồng cảm với tâm trạng con người với một nỗi buồn khó tả. Dịp cầu nhỏ bé xinh xinh bắc ngang qua dòng suối tạo nên vẻ đẹp bình yên và thơ mộng. Nguyễn Du dùng từ “nao nao” đầy tinh tế. Tả cảnh nhưng cũng để nói lên tâm trạng con người với một nỗi buồn vô cớ chẳng lí giải được. Cũng giống như những câu thơ mà Nguyễn Du từng viết:

“Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu
Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”

Với sáu câu thơ cuối trong đoạn trích “Cảnh ngày xuân”, Nguyễn Du đã cho người đọc thấy được bút pháp tả cảnh ngụ tình độc đáo. Miêu tả cảnh hay cũng chính là gợi lên tâm trạng của con người. Cảnh không còn náo nhiệt, sôi động nữa mà trở nên dịu dàng, yên ả cũng giống như tâm trạng luyến tiếc, bâng khuâng của chị em Thúy Kiều khi phải chia tay với hội xuân

2
1
+3đ tặng

Truyện Kiều là một trong những tuyệt phẩm nổi tiếng của làng văn học Việt Nam. Nó chính là sự kết tinh của nhiều giá trị vĩnh cửu, thể hiện tinh thần nhân văn nhân đạo của đại thi hào Nguyễn Du- Một danh nhân văn hóa thế giới.

Truyện Kiều được tác giả Nguyễn Du viết trong lần đi sứ sang Trung Quốc được người dân bản địa kể về câu chuyện của nàng Vương Thúy Kiều và được tiếp xúc với cuốn truyện Kim Vân Kiều truyện của tác giả Thanh Tâm Tài Nhân.

Nguyễn Du đã xúc động trước số phận của người con gái tài sắc vẹn toàn nhưng phải chịu cảnh đời éo le, đau khổ, chịu nhiều tai ương trong cuộc sống. Chính vì vậy, Nguyễn Du đã viết lên tác phẩm Truyện Kiều với 3254 câu thơ lục bát. Thể hiện tài năng sáng tạo, nghệ thuật chơi chữ của tác giả.

Nội dung của tác phẩm kể về một gia đình sống trong đời Minh của đất nước Trung Quốc. Trong thời kỳ đó, có gia đình Vương Viên ngoại sinh thành được ba người con đó chính là: Vương Thúy Kiều, Vương Thúy Vân và Vương Quan. Hai cô con gái đầu lòng của gia đình là hai người có dung mạo vô cùng xuất sắc, lại có tài cầm, kỳ, thi, họa… Mọi thứ đều vô cùng xuất chúng. Đặc biệt là cô chị Thúy Kiều tài năng và nhan sắc có phần nổi bật hơn cô em Thúy Vân rất nhiều.

Nhân ngày hội Thanh Minh, ba chị em nhà họ Vương đi chơi xuân đã có cơ hội gặp gỡ với nhân vật Kim Trọng. Trước tài sắc của Thúy Kiều, sự toàn vẹn về dung nhan và nhân phẩm của nàng khiến cho Kim Trọng vô cùng say mê, đắm đuối. Hai bên tuy chỉ mới gặp gỡ có một lần nhưng "Tình trong như đã mặt ngoài còn e".

Họ tìm thấy ở nhau những tố chất của người thầm thương trộm nhớ bấy lâu nay, nên đã kết duyên trao lời thề nguyện. Nhưng sau đó, do gia đình Kim Trọng có việc khiến anh phải về quê gấp để giải quyết việc nhà, Kim Trọng có ước hẹn với Thúy Kiều nhất định sẽ quay lại để đón nàng về dinh.

Trong quá trình Kim Trọng về quê chịu tang chú ruột của mình, thì gia đình Thúy Kiều cùng gặp nạn, những sóng gió rủi ro bất ngờ ập đến khiến cho gia đình rơi vào cảnh túng quẫn, không có lối thoát. Cha và em trai của Thúy Kiều bị bắt vào nhà lao, cảnh nhà một tay Thúy Kiều phải lo toan mọi việc. Trước tình cảnh đó, Thúy Kiều vì muốn báo đáp công sinh thành dưỡng dục của cha mẹ nàng nên nàng đã quyết định bán mình chuộc cha.

Trước khi ra đi, Thúy Kiều đã đem vật định tình của mình với Kim Trọng trao duyên của mình lại cho cô em gái Thúy Vân, rồi cô mới lên đường theo anh chàng họ Mã về Lâm Truy.

Nhưng ở đây cô gặp Sở Khanh người đàn ông có tài tán gái, một tên chuyên lừa đảo phụ nữ. Hắn đã tước đoạt đời con gái của Thúy Kiều rồi bán cô cho Tú Bà một người chuyên buôn phấn bán hương, kinh doanh kiếm tiền trên thân xác phụ nữ. Thúy Kiều rơi vào lầu xanh lần thứ nhất.

Sau đó, Thúy Kiều được Thúc Sinh một người nho nhã có học thức chuộc ra khỏi chốn nhơ nhuốc, rồi chàng cưới Thúy Kiều làm vợ lẽ. Những ngày tháng mặn nồng hạnh phúc của Thúy Kiều và Thúc Sinh chẳng được bao lâu vì vợ của Thúc Sinh là Hoạn Thư là một người nổi tiếng ghê gớm và hay ghen.

Hoạn Thư đã tìm tới chỗ ở của Thúy Kiều lúc chồng mình không có ở đó rồi ép cô về nhà mình làm nô tì. Sau màn đánh ghen long trời lở đất của Hoạn Thư, Thúy Kiều tìm cách bỏ trốn khỏi gia đình Thúc Sinh

 

Sau khi ra khỏi nhà Thúc Sinh kiều gặp Bạc Bà, Bạc Hạnh bị hai người này lừa đảo rồi bán vào lầu xanh lần thứ hai. Ở lầu xanh Thúy Kiều gặp được Từ Hải, cảm thương cho số phận của Thúy Kiều, Từ Hải đã chuộc Thúy Kiều và cưới nàng làm vợ. Lúc này Thúy Kiều trở thành mệnh phụ phu nhân có quyền lực trong tay và nàng đã tổ chức một cuộc báo ân, báo oán.

Nhưng niềm vui ngắn chẳng tày gang, Thúy Kiều và Từ Hải hạnh phúc không bao lâu thì Từ Hải bị mắc mưu của Hồ Tôn Hiến và bị giết chết khiến cho Thúy Kiều bơ vơ nàng bị ép lấy một viên thổ quan, không chịu được cảnh nhục nhã này Thúy Kiều nhảy xuống sông Tiền Đường tự vẫn nhưng được cứu thoát, nàng quyết định đi tu.

Lại nói về Kim Trọng mối tình đầu của Thúy Kiều, sau khi chịu tang chú xong Kim Trọng quay lại nhà Thúy Kiều tìm nàng mong thực hiện lời thề hiện hôm nào. Nhưng trước cảnh gia biến của gia đình, trước mong muốn của Thúy Kiều trước khi ra đi đã trao duyên cho em mình là Thúy Vân.

Kim Trọng và Thúy Vân đã kết hôn theo mong muốn của Thúy Kiều. Cha và em trai của Thúy Kiều của được thoát khỏi chốn nhà giam, cả gia đình đi tìm nàng khắp nơi.

Sau 15 năm lưu lạc Thúy Kiều đã được đoàn tụ với gia đình gặp lại cha mẹ, các em và chàng Kim Trọng ngày xưa sống một cuộc sống đoàn tụ sung túc sau những tháng ngày đau khổ, tha phương, lưu lạc.

Truyện Kiều có giá trị nhân văn hết sức sâu sắc. Nó đã tố cáo tội ác của xã hội cũ lên án chế độ phong kiến thời xưa quá thối nát, dùng những thế lực ngầm đen tối để chà đạp lên quyền sống quyền hạnh phúc của những con người lương thiện.

Một xã hội mà những kẻ xấu buôn thịt bán người như Sở Khanh, Tú Bà, Bạc Bà, Bạc Hạnh… lại có thể ngang nhiên sinh sống không hề bị pháp luật hay chính quyền trừng phạt. Xã hội xưa dung túng cho những bọn lưu manh, những người làm điều xấu điều ác trong xã hội.

Giá trị nhân văn của truyện còn thể hiện ở tình cảm xót thương của tác giả Nguyễn Du trước người con gái tài sắc vẹn toàn như Thúy Kiều nhưng lại bị cuộc đời vùi dập, bị tước mất quyền làm người, quyền mưu cầu hạnh phúc.

Tác giả Nguyễn Du đã vô cùng tinh túy sâu sắc khi xây dựng nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật vô cùng sâu sắc tiêu biểu cho cái đẹp, sự hoàn mỹ trong cuộc sống.

Tác giả đã sử dụng nghệ thuật sử dụng biện pháp ẩn dụ, tả cảnh ngụ tình, tình huống truyện vô cùng độc đáo làm cho tác phẩm trở nên xuất sắc hấp dẫn người đọc từ đầu tới cuối.

Dù nhiều thập kỷ đã đi qua những tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du vẫn là một tác phẩm kinh điển tạo nên tên tuổi của Nguyễn Du và để lại nhiều ấn tượng trong lòng người đọc.

 



 

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng bạn bè học sinh cả nước, đến LAZI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Câu hỏi Ngữ văn mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo