Nếu thấy máu phun ra nhiều và thành tia, ngay lập tức bạn phải đặt ngay miếng vải lên miệng vết thương và đè chặt lên đó để tạo lực đè. Bạn cần phải hành động thật nhanh để tránh mất nhiều máu sẽ có thể dẫn đến co giật. Sau đó, hãy nhờ người gọi 115 hoặc đến trạm y tế gần nhất để được cầm máu và khử trùng vết thương.
Ngăn chặn co giật: Nếu người thân của bạn bị co giật, hãy để họ nằm xuống, cho gác chân lên gối cao khoảng 25 – 30cm nhằm phòng tránh các triệu chứng do co giật gây ra (chẳng hạn như chứng tuột huyết áp). Người trông xanh xao và chân quá lạnh chính là các triệu chứng của co giật. Nếu thấy nạn nhân có các dấu hiệu trên, hãy lập tức đưa đến bệnh viện và trạm xá gần nhất để được thăm khám bệnh.
Sử dụng băng garô: bạn chỉ nên sử dụng băng garo khi bị chảy máu động mạch, vị trí chảy máu là ở chân hoặc tay, không thể xử lý vết thương bằng cách dùng lực đè chặt, đối với trường hợp đứt tay chân và nơi gặp nạn lại quá xa để chạy đến bệnh viện hoặc trạm xá.
Việc sử dụng băng garô để cầm máu là phương thức cuối cùng có thể dùng tới và chỉ dùng khi việc cầm máu bằng lực đè thất bại vì nó có thể gây tổn thương tới các tế bào còn nguyên vẹn. Khi dùng băng garô để cầm máu, bạn hãy lưu ý phải nới lỏng băng trong vài giây mỗi 10 phút một lần để máu tiếp tục lưu thông. Trong thời gian nới băng, bạn vẫn phải dùng tay đè chặt để ngăn chặn việc mất máu quá nhiều. Hãy dùng băng garô theo hướng dẫn như sau:
Thứ tự ưu tiên các vật bạn dùng để băng bó là: miếng bó dùng trong máy đo huyết áp, băng thun hoặc dùng miếng vải dài như vớ dài hay khăn choàng;
Quấn băng quanh phần phía trên vết thương;
Lấy một miếng gỗ dài khoảng 10-12 cm hoặc dùng nĩa kim loại, đặt ngay lên mấu cột băng rồi quấn quanh lần nữa;
Xoay siết miếng gỗ hoặc kim loại cho tới khi miếng băng băng đủ chặt và cầm được máu.
Cột cố định băng lại để nó không bị bung ra trong quá trình di chuyển.
Sau khi đã băng bó xong, bạn hoặc người bị nạn cần được đưa đến bệnh viện hoặc trạm y tế ngay.