Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Cấu trúc chung bài văn cảm nhận về nhân vật

cấu trúc chung bài văn cảm nhận về nhân vật

2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
1.271
2
1
Thinn Dyyy
17/11/2020 13:17:34
+5đ tặng

 Tất cả những thông tin về nhân vật được tác giả miêu tả trong tác phẩm (bao gồm nguồn gốc xuất thân, đặc điểm ngoại hình, đặc điểm tính cách,….) qua hành động, ngôn ngữ.

– Nắm được vai trò của nhân vật trong tác phẩm. (nhân vật trung tâm, nhân vật chính,…)

– Mối quan hệ giữa nhân vật cần nghị luận với các nhân vật khác trong tác phẩm.

– Nêu được ý nghĩa của nhân vật đối với tác phẩm (nhân vật có vai trò gì trong việc thể hiện nội dung, nghệ thuật và tư tưởng, quan điểm của tác giả,…)
Mở bài

– Giới thiệu về tác giả, vị trí văn học của tác giả (Có thể nêu phong cách)

– Giới thiệu và nêu đánh giá sơ lược về tác phẩm

– Nêu nhân vật cần nghị luận và ấn tượng sâu sắc về nhân vật.

Thân bài
  1. Tóm tắt tác phẩm
  2. Khái quát nội dung câu chuyện
  3. Phân tích nhân vật với các đặc điểm về:

– Lai lịch.

– Ngoại hình.

– Ngôn ngữ

– Nội tâm.

– Cử chỉ, hành động.

– Những nhận xét của các nhân vật về nhân vật đang được phân tích.

Đánh giá vai trò của nhân vật đối với tác phẩm.

Học sinh có thể đánh giá dựa trên những tiêu chí sau:

– Nhân vật đóng vai trò gì trong việc thể hiện nội dung tác phẩm. (giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo,…)

– Nhân vật đóng vai trò gì trong việc thể hiện nghệ thuật tác phẩm. (điểm nhìn, tình huống, tâm lí)

Kết bài

– Đánh giá vai trò của nhân vật đối với sự thành công của tác phẩm.

– Thông điệp mà tác giả muốn hướng tới.

– Cảm nhận của bản thân về nhân vật.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
1
Sakurai Mizuki
17/11/2020 13:19:58
+4đ tặng

I. Mở bài:

+ Giới thiệu tác giả (đề tài, phong cách, đánh giá…), tác phẩm (xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác, giá trị…).

+ Giới thiệu vấn đề nghị luận.

II. Thân bài:

1. Giải thích nhận định đặt ra ở đề bài (nếu có)

2. Lần lượt phân tích/ cảm nhận về các phương diện của nhân vật theo yêu cầu đề.

III. KẾT BÀI:

– Tổng kết, khẳng định lại vấn đề:

(1) đặc điểm điển hình của nhân vật.

(2) đặc điểm/phong cách/ bút pháp nổi trội của tác giả trong việc xây dựng thành công nhân vật.

=> Khẳng định giá trị của tác phẩm và sự đúng/ sai của vấn đề cần nghị luận (với dạng bài nêu suy nghĩ về 1 nhận định).

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×